Việt Nam mất 0,1 tỷ USD do cơ chế CBAM vào năm 2030

Theo tính toán đến năm 2030, GDP của Việt Nam sẽ mất 0,1 tỷ USD do Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU (EU-CBAM) đối với một số mặt hàng xuất khẩu.
Doanh nghiệp sản xuất thép trước thách thức CBAM của châu Âu Cơ chế CBAM: Cơ hội hay thách thức? Doanh nghiệp da giày cần chuẩn bị gì khi áp dụng cơ chế CBAM vào năm 2030?

Báo cáo Đánh giá tác động của Cơ chế điều chỉnh Biên giới carbon (Cơ chế CBAM) của EU và Khuyến nghị về Chính sách Thuế carbon đối với Việt Nam do UNOPs và Cục biến đổi khí hậu Việt Nam phối hợp thực hiện đã đưa ra một góc nhìn cũng như đánh giá tác động của CBAM tới kinh tế vĩ mô và việc thực hiện mục tiêu NDC của Việt Nam.

Việt Nam mất 0,1 tỷ USD do cơ chế CBAM vào năm 2030
GDP có thể mất 0,1 tỷ USD vào năm 2030 do cơ chế CBAM. Ảnh: VNSteel

Báo cáo cho rằng, nếu chúng ta hoàn thành việc định giá carbon thì nền kinh tế sẽ đạt được mục tiêu kép nhờ thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng.

GDP sụt giảm 0,1 tỷ USD vào năm 2030

Bà Nguyễn Hồng Loan – Chuyên gia tư vấn Dự án Hỗ trợ kỹ thuật về đánh giá tác động của CBAM của EU và đề xuất chính sách thuế carbon cho Việt Nam – cho biết: Khi EU chính thức áp dụng Cơ chế CBAM với Việt Nam vào 2027, doanh nghiệp xuất khẩu các loại hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của EU-CBAM sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Tuy nhiên, các tác động này là không đáng kể so với quy mô của nền kinh tế Việt Nam do các ngành phải chịu CBAM chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế.

Theo số liệu của báo cáo, trong năm 2019, đóng góp của cả 4 ngành phải chịu CBAM vào GDP của Việt Nam (thép, nhôm, phân bón, xi măng) chỉ chiếm 3,2%. Trong số đó chỉ có khoảng 12,6% tổng sản lượng của các ngành này được xuất khẩu. Lượng hàng hóa chịu CBAM xuất khẩu sang EU cũng chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng phải chịu CBAM của Việt Nam (8% đối với sắt thép, 2% đối với nhôm, gần 0% đối với phân bón và 1% đối với xi măng).

Nếu CBAM chỉ được áp dụng tại thị trường EU, GDP Việt Nam sẽ thiệt hại khoảng 0,1 tỷ USD vào năm 2030 và 0,2 tỷ USD vào năm 2035 (tính theo giá trị vào 2019).

"Để giảm bớt thiệt hại về tỷ trọng xuất khẩu khi EU áp dụng Cơ chế CBAM, Việt Nam có thể phân bổ lại nguồn lực ra khỏi các ngành bị ảnh hưởng để giảm các tác động tiêu cực. Nhưng nếu không thực sự hành động để giảm lượng phát thải khí nhà kính, Việt Nam khó có thể đạt được mục tiêu NDC vào năm 2030"- bà Loan khuyến nghị.

Việt Nam mất 0,1 tỷ USD do cơ chế CBAM vào năm 2030
Bà Nguyễn Hồng Loan tại chương trình tập huấn cho các cán bộ quản lý nhà nước về thị trường carbon và hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải (ETS) vào tháng 3 /2024 tại Hà Nội. Ảnh: Thu Hường

Theo phân tích của nhóm chuyên gia thực hiện báo cáo, do các ngành chịu tác động của CBAM chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế nên nếu CBAM chỉ được áp dụng cho các ngành mục tiêu hiện tại (4 mặt hàng nhập khẩu vào EU) thì lượng phát thải nhiên liệu hóa thạch của Việt Nam dù được dự báo là sẽ giảm khi CBAM được áp dụng nhưng các tác động trực tiếp của CBAM đối với việc thực hiện NDC của Việt Nam sẽ là không đáng kể.

Hiện tại, lượng phát thải trung bình ước tính từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch của Việt Nam là trên dưới 538 triệu tấn CO2 vào năm 2030 với khoảng tin cậy 95%. Trong khi đó mục tiêu NDC (đóng góp do quốc gia cam kết về ứng phó với khí hậu) của Việt Nam như Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu đề ra năm 2030 là 457 triệu tấn CO2.

Giới hạn cận dưới của khoảng tin cậy 95% vẫn cao hơn so với mục tiêu NDC năm 2030, do vậy có khả năng rất cao là Việt Nam sẽ không đạt được mục tiêu trên. Vì vậy, báo cáo đã đưa ra khuyến cáo Việt Nam nên xem xét áp dụng các chính sách định giá carbon hoặc giảm phát thải khí nhà kính trên quy mô rộng hơn (không chỉ trong 4 nhóm ngành xuất khẩu) nhằm đạt được các mục tiêu trong NDC và phát thải ròng bằng 0”- bà Loan cho hay.

Nếu định giá carbon được thực hiện cùng với EU-CBAM nhưng cường độ phát thải trong tất cả các ngành không thay đổi thì GDP của Việt Nam ước tính năm 2030 sẽ giảm 6,4 tỷ USD (1%) và 11,1 tỷ USD (1,2%) vào năm 2035 (giá trị theo năm 2019). Chỉ số giá nhiên liệu hóa thạch sẽ tăng 5,2% vào năm 2030 và 5,3% vào năm 2035. Số việc làm sẽ giảm 0,5% vào năm 2030 và 0,6% vào năm 2035.

Xuất khẩu ròng sẽ giảm, nhưng do GDP cũng giảm nên tỷ lệ xuất khẩu ròng trên GDP sẽ vẫn ổn định. Doanh thu ước tính từ thuế carbon sẽ đạt 4,4 tỷ USD vào năm 2030 và 6,0 tỷ USD vào năm 2035 (giá trị theo năm 2019).

Mặc dù không trực tiếp khiến lượng phát thải carbon của Việt Nam giảm nhiều, nhưng CBAM vẫn là yếu tố khuyến khích các nhà sản xuất thuộc các ngành phải chịu CBAM giảm cường độ phát thải. Qua đó, họ sẽ được hưởng lợi do được giảm chi phí mua chứng chỉ CBAM.

Trong bối cảnh Việt Nam và thế giới đẩy mạnh quá trình chuyển dịch năng lượng và phát triển carbon thấp, CBAM có thể là một lý do bổ sung cho việc áp dụng định giá carbon khi nhìn từ góc độ tạo nguồn thu cho chính phủ.

Bởi các nhà sản xuất của Việt Nam thuộc các ngành phải chịu CBAM sẽ trả phí CBAM cho hoạt động xuất khẩu của họ và nếu không có định giá carbon ở Việt Nam, tất cả doanh thu này sẽ về tay EU.

Tuy nhiên, nếu Việt Nam hoàn thành việc định giá carbon, một phần doanh thu từ CBAM sẽ được nộp về ngân sách nhà nước.

"Nói cách khác, nếu có thể định giá carbon đối với việc xuất khẩu hàng hóa CBAM sang EU thì doanh thu của chính phủ gia tăng mà không ảnh hưởng tiêu cực tới các điều kiện kinh tế của nhà sản xuất"- bà Loan cho hay.

Nếu tác động này lan rộng ra các ngành khác thì cường độ phát thải của toàn bộ nền kinh tế sẽ giảm xuống. Nhóm nghiên ước tính rằng nếu cường độ phát thải của nền kinh tế có thể giảm 1 - 1,5%/năm như đã nêu trong Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam thì lượng phát thải ước tính từ các nguồn năng lượng hóa thạch vào năm 2030 sẽ là 517 triệu tấn CO2, thấp hơn một chút so với con số 538 triệu tấn CO2 trong kịch bản NDC.

Tóm lại, mặc dù tác động trực tiếp của CBAM đối với việc thực hiện NDC của Việt Nam có thể không lớn, nhưng cơ chế này có thể tạo động lực cho những cải cách có tác động đáng kể đối với việc thực hiện NDC.

Giảm tác động của CBAM bằng cách nào?

Bà Loan cho biết: Trong báo cáo chúng tôi đưa nhận định rằng, nếu chúng ta thực hiện được song song cả CBAM và định giá carbon, quá trình chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam sẽ được thúc đẩy và bức tranh tác động tiêu cực của các cơ chế này đối với GDP sẽ thay đổi.

Việt Nam mất 0,1 tỷ USD do cơ chế CBAM vào năm 2030
Cùng với nhôm, xi măng và phân bón, ngành thép sẽ phải thực hiện giảm phát thải khí nhà kính thông qua chuyển dịch năng lượng để thực thi CBAM. Ảnh: MH

Cụ thể, nếu phương án CBAM và định giá carbon có thể giảm thành công cường độ phát thải từ 1% - 1,5% (như đã nêu trong Quyết định 1658/QĐ-TTg 2021) thì tác động tiêu cực ước tính lên GDP năm 2030 sẽ giảm từ 6,4 tỷ xuống còn 5 tỷ và giảm từ 11,1 tỷ xuống còn 7,5 tỷ vào năm 2035 (theo giá trị năm 2019).

Tính theo tỷ lệ phần trăm, mức thiệt hại GDP ước tính tương ứng sẽ giảm từ 1% xuống 0,8% vào năm 2030 và tiếp tục giảm từ 1,2% xuống 0,9% vào năm 2035.

Với cường độ phát thải không thay đổi, lượng phát thải trung bình của các nguồn nhiên liệu hóa thạch trong bối cảnh áp dụng định giá carbon ước tính sẽ là 396 triệu tấn CO2 vào năm 2030.

"Tuy nhiên, việc định giá carbon sẽ thúc đẩy giảm lượng phát thải trung bình của các nguồn nhiên liệu hóa thạch ước tính xuống còn 379 triệu tấn CO2 vào năm 2030, đồng thời cung cấp tín hiệu giá để phân bổ lại tài nguyên cho các ngành có cường độ phát thải thấp hơn trong nền kinh tế"- bà Loan khẳng định.

Như vậy, việc áp dụng các chính sách định giá carbon sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu kép là không chỉ giảm thiểu các tác động tiêu cực của CBAM mà còn thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng, đạt được các mục tiêu trong NDC và Net-Zero cũng như các lợi ích khác về môi trường, sức khỏe...

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cơ chế CBAM

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cao Bằng: Thông tin số người tử vong trong vụ sạt lở đất tại huyện Nguyên Bình

Cao Bằng: Thông tin số người tử vong trong vụ sạt lở đất tại huyện Nguyên Bình

Các lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã tìm thấy thêm 7 thi thể trong vụ sạt lở đất tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, nâng tổng số người thiệt mạng lên 29 người.
Ca sĩ Duy Mạnh cợt nhả khi ủng hộ bà con chịu thiệt hại sau bão lũ?

Ca sĩ Duy Mạnh cợt nhả khi ủng hộ bà con chịu thiệt hại sau bão lũ?

Việc ca sĩ Duy Mạnh cười cợt, cố tình đăng những nội dung ủng hộ bà con sau bão lũ không lành mạnh bị đánh giá là thiếu chuẩn mực và cần phải lên án.
Hà Nội: Cảnh báo lũ trên sông Hồng có khả năng đạt đỉnh vào trưa nay 11/9

Hà Nội: Cảnh báo lũ trên sông Hồng có khả năng đạt đỉnh vào trưa nay 11/9

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi cảnh báo (hồi 9h00' ngày hôm nay 11/9) tại Hà Nội lũ trên sông Hồng có khả năng đạt đỉnh vào trưa nay.
Cập nhật hình ảnh trực tiếp tình hình mưa lũ tại Hà Nội ngày 11/9

Cập nhật hình ảnh trực tiếp tình hình mưa lũ tại Hà Nội ngày 11/9

Phóng viên Báo Công Thương đang có mặt trực tiếp tại hiện trường cập nhật thông tin, hình ảnh tình hình mưa lũ tại nhiều khu vực ở Hà Nội ngày 11/9.
Hà Nội: Cháy lớn tại quận Hoàng Mai, cột khói ngùn ngụt giữa trời mưa

Hà Nội: Cháy lớn tại quận Hoàng Mai, cột khói ngùn ngụt giữa trời mưa

Vụ cháy xảy ra tại một công ty (quận Hoàng Mai, Hà Nội), khói đen ngùn ngụt giữa trời mưa bao trùm khu nhà chung cư. Lực lượng chữa cháy đã đến hiện trường.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Nhiều quận, huyện đạt mức báo động lũ mức II trong đêm

Hà Nội: Nhiều quận, huyện đạt mức báo động lũ mức II trong đêm

Đêm 10/9, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN TP. Hà Nội ban hành Lệnh Báo động lũ mức II trên sông Hồng, ảnh hưởng tới nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố.
Nguy cơ từ thuốc lá giả và thách thức trong phòng chống tác hại thuốc lá

Nguy cơ từ thuốc lá giả và thách thức trong phòng chống tác hại thuốc lá

Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện tình trạng thuốc lá giả dễ gây nhầm lẫn cho người mua khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đến 5 giờ ngày 11/9, đã có 200 người chết, mất tích do bão số 3 và mưa lũ

Đến 5 giờ ngày 11/9, đã có 200 người chết, mất tích do bão số 3 và mưa lũ

Đến 5 giờ ngày 11/9, đã có 200 người chết, mất tích (141 người chết, 59 người mất tích). Số người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ đang tiếp tục gia tăng.
Vĩnh Phúc: 1 người tử vong, 1 người mất tích do lật thuyền

Vĩnh Phúc: 1 người tử vong, 1 người mất tích do lật thuyền

Quá trình bơi thuyền do trời tối, nước chảy xiết làm lật thuyền khiến 1 nạn nhân ở thôn Đông Mật, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc tử vong.
Lào Cai: Liên tiếp xảy ra sạt lở đất tại Bảo Yên và Si Ma Cai

Lào Cai: Liên tiếp xảy ra sạt lở đất tại Bảo Yên và Si Ma Cai

Tại xã Yên Sơn, huyện Bảo Yên và xã Sán Chải, huyện Si Ma Cai (tỉnh Lào Cai) liên tiếp xảy ra sạt lở đất làm hàng chục người thương vong, mất tích.
Cận cảnh Thủy điện Thác Bà xả lũ

Cận cảnh Thủy điện Thác Bà xả lũ

Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, nằm ở hai huyện Lục Yên và Yên Bình của tỉnh Yên Bái.
Hưng Yên: Nước sông Hồng dâng cao, người dân

Hưng Yên: Nước sông Hồng dâng cao, người dân 'trắng đêm' đưa cây trồng, hoa màu cùng chạy lũ

Mực nước sông Hồng lên cao, nhiều hộ dân sinh sống tại vùng bãi ven sông của tỉnh Hưng Yên hối hả di dời hoa màu, cây trồng ra khỏi vùng ngập đến nơi an toàn.
Nước lũ rút ở Thái Nguyên, thuyền chùa Hương chi viện Yên Bái

Nước lũ rút ở Thái Nguyên, thuyền chùa Hương chi viện Yên Bái

Nước lũ sông Cầu (Thái Nguyên) rút, những chiếc thuyền từ Chùa Hương (Hà Nội) sẽ tiếp tục được chuyển lên chi viện Yên Bái.
Nóng: Vỡ đê sông Lô ở Tuyên Quang, hàng trăm người dân tham gia khắc phục trong đêm

Nóng: Vỡ đê sông Lô ở Tuyên Quang, hàng trăm người dân tham gia khắc phục trong đêm

Khoảng 10m đê sông Lô thuộc xã Quyết Thắng (Sơn Dương, Tuyên Quang) đã bị vỡ vào đêm 10/9. Các lực lượng chức năng đang tích cực vá đê vỡ.
Dự báo thời tiết hôm nay 11/9/2024: Miền Bắc mưa dông, cảnh báo lũ đặc biệt lớn trên sông Thao

Dự báo thời tiết hôm nay 11/9/2024: Miền Bắc mưa dông, cảnh báo lũ đặc biệt lớn trên sông Thao

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 11/9/2024: Bắc Bộ, Thanh Hóa mưa dông, có nơi trên 200mm; Cảnh báo lũ lớn các sông Bắc Bộ; Tây Nguyên, Nam Bộ mưa dông rải rác.
Dự báo thời tiết biển ngày 11/9/2024: Mưa dông lớn, biển động ở Nam Biển Đông

Dự báo thời tiết biển ngày 11/9/2024: Mưa dông lớn, biển động ở Nam Biển Đông

Thời tiết biển hôm nay 11/9/2024, ở khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa dông, gió Tây Nam giật cấp 7-8, sóng cao 2-3m, biển động
Lũ đặc biệt lớn trên sông Thao và các sông khu vực Bắc Bộ sáng hôm nay 11/9

Lũ đặc biệt lớn trên sông Thao và các sông khu vực Bắc Bộ sáng hôm nay 11/9

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi cảnh báo (hồi 3h30' ngày hôm nay 11/9) lũ đặc biệt lớn trên sông Thao và các sông khác ở khu vực Bắc Bộ
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 11/9/2024: Hà Nội mưa lớn, cảnh báo lũ sông Hồng xuống chậm

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 11/9/2024: Hà Nội mưa lớn, cảnh báo lũ sông Hồng xuống chậm

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 11/9/2024, Hà Nội mưa lớn, có nơi mưa rất to và dông, lũ sông Hồng xuống chậm.
Hà Nam: Cảnh báo lũ sông Đáy đã lên trên báo động III

Hà Nam: Cảnh báo lũ sông Đáy đã lên trên báo động III

Trước tình hình cảnh báo lũ ở mức Báo động III, chiều 10/9, UBND tỉnh Hà Nam ban hành Công văn chỉ đạo về việc theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó.
Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

Chiều 10/9, Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi kiểm tra tuyến đê bối, xã Tự Nhiên và đê sông Nhuệ, thôn Phú Lương, xã Tân Minh (huyện Thường Tín).
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão

Chiều 10/9, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam họp hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bão số 3

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam họp hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bão số 3

Chiều ngày 10/9, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam họp cho ý kiến về hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Hơn 407 tỷ đồng ủng hộ và đăng ký ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra

Hơn 407 tỷ đồng ủng hộ và đăng ký ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra

Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, nhiều tổ chức, cá nhân đã ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão.
Cấm tuyệt đối người và phương tiện đi trên cầu Đuống từ 22h đêm nay

Cấm tuyệt đối người và phương tiện đi trên cầu Đuống từ 22h đêm nay

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam thông báo phương án điều tiết giao thông khi cấm tuyệt đối người và phương tiện đi trên cầu Đuống, Hà Nội.
Nước lũ cô lập hơn 100 hộ dân tại Hà Nội

Nước lũ cô lập hơn 100 hộ dân tại Hà Nội

Chiều 10/9, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn kiểm tra tình hình úng ngập và tặng quà, động viên các hộ dân xóm Bến Vôi, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động