EU áp dụng hạn ngạch với 3 sản phẩm thép Việt
Xuất nhập khẩu Thứ hai, 17/09/2018 - 14:42 Theo dõi Congthuong.vn trên
![]() |
Ngày 26/3/2018, Ủy ban châu Âu (EC) đã quyết định khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với 28 nhóm sản phẩm thép nhập khẩu do lo ngại sự gia tăng nhập khẩu có thể gây thiệt hại đến ngành sản xuất trong nước.
Trên cơ sở kết quả điều tra sơ bộ, EC đã quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời dưới hình thức hạn ngạch thuế quan đối với 23/28 nhóm sản phẩm thép nhập khẩu bị điều tra. Mỗi nhóm sản phẩm có một mức hạn ngạch riêng, được tính toán trên cơ sở trung bình cộng của tổng lượng xuất khẩu của các nước vào EU trong 3 năm gần nhất (2015-2017). Hạn ngạch được cấp theo hình thức “trừ lùi” cho đến khi hết hạn ngạch, không phân bổ trên cơ sở tình hình xuất khẩu của từng quốc gia. Thuế suất trong hạn ngạch bằng với thuế suất MFN hiện hành, khối lượng nhập khẩu vượt hạn ngạch sẽ phải chịu thêm thuế suất nhập khẩu bổ sung là 25%. Biện pháp tự vệ tạm thời có thời hạn hiệu lực trong 200 ngày (từ 19/7/2018 đến 3/2/2019). Sau đó, trên cơ sở kết quả điều tra cuối cùng, EC sẽ quyết định có áp dụng biện pháp tự vệ chính thức hay không.
Căn cứ quy định của Điều 9.1 Hiệp định tự vệ WTO về việc loại trừ các nước đang phát triển ra khỏi biện pháp nếu có thị phần nhập khẩu không đáng kể (dưới 3%), Việt Nam chỉ bị áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan đối với 3/23 nhóm sản phẩm bao gồm: thép cán nguội hợp kim và không hợp kim; thép tấm mạ kim loại; thép không gỉ cán nguội dạng tấm và thanh.
Đối với 20 nhóm sản phẩm còn lại, tạm thời các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam vào EU được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng biện pháp (không bị áp dụng hạn ngạch và không phải chịu thuế suất vượt hạn ngạch bổ sung 25%). Tuy nhiên, nếu trong thời gian áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời, nhập khẩu các sản phẩm này từ Việt Nam tăng vượt mức 3%, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ không được loại trừ khi EC quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chính thức (sau ngày 3/2/2019).
Để theo dõi khả năng xuất khẩu vượt ngưỡng 3% và có nguy cơ bị EU áp dụng biện pháp tự vệ chính thức, hàng tháng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương sẽ công bố số liệu xuất khẩu sang EU nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam và các cơ quan chức năng theo dõi tình hình xuất khẩu các nhóm sản phẩm thép sang EU và có biện pháp kiềm chế phù hợp.
Căn cứ số liệu xuất nhập khẩu của EU mới cập nhật đến tháng 7 năm 2018, mặt hàng thép tấm mạ/tráng vật liệu khác (sơn, quét véc ni, phủ plastic), thép tấm dẫn điện (trừ thép tấm dẫn điện có định hướng) và thép tấm mạ/tráng thiếc, crôm thuộc nhóm có nguy cơ bị áp dụng biện pháp tự vệ chính thức sau ngày 3/2/2019 nếu vẫn tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu mạnh trong những tháng tới.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Giảm phát thải khí nhà kính để đưa sản phẩm tiếp cận thị trường khó tính

Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng tăng trưởng 2 con số do đâu?

Xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ: Giảm lượng, tăng “chất”

Ngành dệt may xuất siêu vẫn lo giảm tăng trưởng

6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 27,88 tỷ USD
Tin cùng chuyên mục

5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ tăng 11% về lượng

Hóa giải điểm nghẽn trong xuất khẩu gạo

Ngành điều hạ mục tiêu xuất khẩu năm 2022

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu cát trắng silic, cát vàng khuôn đúc

NewZealand khởi động chiến dịch bán lẻ “Made With Care” tại siêu thị Lotte

Chi gần 40 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Đan Mạch tăng 53,6%

Cá ngừ có tốc độ xuất khẩu tăng trưởng cao

Hoa Kỳ giữ vị trí số 1 trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ: Khó giữ "phong độ"

Xuất khẩu nước mắm bình quân cả nước mới đạt khoảng 12,6%

Xuất khẩu thủy sản dự báo có thể cán mốc 10 tỷ USD trong năm 2022

Lai Châu: Nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc xuống giá

Cửa khẩu Móng Cái: Hoạt động xuất nhập khẩu trở lại bình thường

Xuất khẩu vào Anh tăng trưởng “đột phá” nhờ hiệp định UKVFTA

Doanh nghiệp tăng nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất

Xuất khẩu gạo nên tập trung vào các thị trường bền vững

Xuất khẩu thanh long, rau gia vị sang thị trường EU gặp khó

Xuất khẩu quả chuối vào thị trường Trung Quốc: Cách nào để gia tăng thị phần?
