Sữa Cô Gái Hà Lan cam kết sứ mệnh cải thiện dinh dưỡng tại Việt Nam Những lưu ý khi bổ sung thực phẩm dinh dưỡng cho sĩ tử trong mùa thi |
Mỗi bộ phận của gà đều chứa hàm lượng chất dinh dưỡng khác nhau. Tùy vào mục đích ăn uống mà mỗi bộ phận của thịt gà lại cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng khác nhau.
Thịt gà cũng ít cholesterol và ít mỡ hơn hẳn các loại thịt đỏ, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Y học cổ truyền cũng ghi nhận những giá trị của thịt gà như điều hòa tỳ vị, chữa bệnh đường tiêu hóa, làm ấm dạ dày, ấm phổi, chữa bệnh về huyết, bổ tỳ, điều hòa khí huyết, chữa thận yếu, phong thấp, dùng rất tốt cho phụ nữ sau sinh.
Các phần thịt ở vị trí khác nhau sẽ có giá trị dinh dưỡng khác nhau về lượng protein, lượng mỡ và thành phần mỡ. Ảnh minh họa |
Phần thịt của con gà được chia thành 2 loại: Thịt trắng là phần thịt từ lườn, ức gà, và thịt nâu tức phần từ cánh, chân và đùi gà.
Trong 172 gram ức gà không da, nấu chín sẽ chứa 54 gram protein. Điều này tương đương với 31 gram protein trên 100 gram, cung cấp khoảng 165-284 calo. Trong đó 80% lượng calo đến từ đạm, 20% còn lại đến từ chất béo.
Trong 52 gram đùi gà không da, không xương nấu chín chứa 13.5 gram đạm. Điều này tương đương với 26 gram protein trên 100 gram, cung cấp 109 calo mỗi miếng hoặc 209 calo mỗi 100 gram. Ở đùi gà, 53% lượng calo đến từ đậm, số còn lại thì đến từ chất béo
Theo các chỉ số trên, có thể thấy với những người tập thể hình hoặc muốn giảm cân, người có nhu cầu bổ sung đạm thì ức gà là lựa chọn hàng đầu bởi ít chất béo và ít calo.
Trong khi đó phần thịt đùi thường có vị ngọt hơn, là nguồn cung cấp sắt, kẽm tốt hơn do sự tăng cường oxy hóa của các cơ. Chính vì thế đùi gà có thể là một lựa chọn tốt cho những ai bị thiếu sắt, thiếu máu.
Bên cạnh đó, nguồn chất béo của thịt gà sẫm màu đến từ lớp da bao phủ quanh các thịt như đùi, song việc ăn quá nhiều da gà đều không tốt cho tim mạch, huyết áp. Do đó cần cân nhắc khi ăn lớp da này.
Ngoài ra, đùi và cánh gà là hai vị trí người nuôi hay chọn để tiêm vaccine hay thuốc phòng các loại bệnh gia cầm, nên không thể loại trừ khả năng tồn dư thuốc trong thịt. Đồng thời, phần cổ, nội tạng gà rất nhiều cholesterol xấu, phao câu là nơi chứa nhiều vi khuẩn, không nên ăn.
Một số bộ phận của gà nên hạn chế ăn, đó là nội tạng gà, phần này tuy có giá trị dinh dưỡng nhưng đi kèm với nhiều nguy cơ như dư lượng thuốc trong quá trình chăn nuôi, giun sán, vi khuẩn, virus gây hại.
Phao câu không nên ăn vì đây là nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết, nơi chứa đại thực bào. Phao câu giống như kho chứa vi khuẩn.
Phần dưới da cổ cũng chứa nhiều tuyến dịch bạch huyết, không nên ăn. Nếu con gà khỏe mạnh thì ăn phao câu hay phần da cổ sẽ không sao, nếu ăn trúng con gà có bệnh thì chúng ta có nguy cơ mắc bệnh. Những người có miễn dịch yếu cần thận trọng không nên ăn phần cổ và phao câu gà.
Những thận trọng khi ăn thịt gà
+ Người bị bệnh gout nên ăn ít thịt gà. Thịt gà có chứa purin (hàm lượng thấp hơn thịt vịt), nên bệnh nhân gout chỉ nên ăn ở mức 110mg-175mg. Với hàm lượng lý tưởng này, cơ thể sẽ hấp thụ tốt dinh dưỡng và tránh được nguy cơ gia tăng chất purin trong máu
+ Người bị bệnh sỏi thận không nên ăn thịt gà. Bởi thịt gà là loại thực phẩm rất giàu protein nên sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên và hình thành các loại sỏi.
+ Da gà có chứa chất béo không quá xấu nhưng thành phần cấu tạo có cholesterol nên người bị mỡ máu cao, cholesterol cao không nên ăn.
+ Không nên ăn thịt gà khi bị thủy đậu để tránh gây ngứa nhiều hơn, thịt gà tính ôn mà bệnh thủy đậu phát sinh do phong nhiệt độc. Nếu đang bị bệnh mà ăn thịt gà bổ sung nhiệt thì bệnh càng tiến triển xấu.
Thịt gà cung cấp nhiều dinh dưỡng và là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon, tuy nhiên cần lưu ý tình trạng sức khỏe bản thân để có lựa chọn lượng ăn phù hợp. Các trường hợp bệnh lý thì chế độ dinh dưỡng nên theo tư vấn của thầy thuốc.
Trên đây là những thông tin liên quan đến thịt gà, hy vọng mọi người sẽ có được sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu của cá nhân.