Chủ nhật 24/11/2024 21:51

Đưa cá kho làng Vũ Đại lên Tây Nguyên

Đưa cá kho làng Vũ Đại - món ăn “nức tiếng” của tỉnh Hà Nam lên phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai), chị Hoạt kiếm tiền triệu mỗi ngày.
Sinh ra và lớn lên tại làng Đại Hoàng (xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) – quê hương của đặc sản cá kho làng Vũ Đại, năm 2010, chị Trần Thị Hoạt (42 tuổi, phường Thống Nhất, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) và gia đình vào TP. Pleiku lập nghiệp. Làm thuê nhiều nghề nhưng vẫn chật vật, chị Hoạt quyết định khởi nghiệp với đặc sản quê hương – món cá kho làng Vũ Đại trên vùng đất mới.
Chị Hoạt cho biết, từ nhỏ chị đã được truyền bí kíp làm món đặc sản của làng từ gia đình. Lớn lên trong mùi thơm của món ăn đặc sản quê hương cũng là lợi thế để chị đưa món ăn Hà Nam lên Tây Nguyên. “Ban đầu tôi nấu vài nồi để biếu người quen, bạn bè dùng thử và được phản hồi tích cực. Dần dà nhiều người tìm đến để đặt chúng tôi làm món này, nhất là dịp lễ, Tết”, chị Hoạt nói.

Theo chị Hoạt, để có món cá kho làng Vũ Đại ngon, đậm vị, ngoài bí kíp gia vị, nêm ướp và nấu thì việc chọn nguyên liệu cũng như nồi đất vô cùng quan trọng. Nồi (niêu) để kho cá bằng đất sét, có độ dày vừa phải, nhất là đáy nồi phải dày để không cháy xém hoặc bể.

Nguyên liệu chính của món là cá trắm. Cá được chọn phải là cá trắm cỏ tự nhiên hoặc cá trắm đen tươi từ 4 – 6kg trở lên.
Cá mua về được chế biến làm sạch, khử mùi tanh, sau đó ướp gia vị như riềng, gừng, hành, ớt, nước mắm, thịt ba chỉ,… đặc biệt là một số gia vị cổ truyền.
Sau khi ướp xong thì xếp vào niêu đất và bắt đầu kho trên bếp.
Cá được kho liên tục 13 – 14 giờ đồng hồ bằng củi, trấu.
Trong thời gian này, phải luôn có người trực bếp chỉnh lửa to nhỏ ở từng giai đoạn và tiếp nước dùng để cá không bị cháy. Việc canh chỉnh lửa vô cùng quan trọng vì nếu sơ hở cá sẽ bị cháy xém hoặc độ dai của cá trên dưới không đều.

"Một niêu cá kho thành phẩm thành công là khi cá đảm bảo nhừ hết xương, thịt cá chắc, không còn mùi tanh và gia vị thấm đều, thơm ngon", chị Hoạt bật mí.

Chị Hoạt cho biết, hiện tại, mỗi ngày chị có đơn đặt từ 15 – 20 nồi. Các dịp lễ, Tết cao điểm gia đình chị Hoạt nấu khoảng 50 niêu cá mỗi ngày.
Giá mỗi niêu cá tùy theo cân nặng của cá, dao động từ 350.000 – 1.000.000 đồng/nêu. Loại đặc biệt có giá lên tới 1.500.000 đồng/niêu. Cá kho có thể sử dụng trong khoảng 7-10 ngày khi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Bình An
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Gia Lai

Tin cùng chuyên mục

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin