Dự thảo Quy định về cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân: Tăng cường tính minh bạch và giám sát chặt chẽ

Để cung cấp tới bạn đọc cái nhìn đa chiều hơn về Dự thảo Quy định cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân thay thế Quyết định số 69/2013/QĐ-TTg, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương).

Xin ông cho biết, lý do tại sao cần ban hành quyết định thay thế Quyết định số 69/2013/QĐ-TTg (Quyết định 69) của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân ?

Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 69/2013/QĐ-TTg qui định về cơ chế điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường. Theo đó, tần suất điều chỉnh tối thiểu giữa hai lần điều chỉnh giá bán điện liên tiếp là 6 tháng và ngưỡng điều chỉnh giá bán điện là 7%.

Dự thảo Quy định về cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân: Tăng cường tính minh bạch và giám sát chặt chẽ
Ông Nguyễn Anh Tuấn

Trong năm 2015 và từ đầu năm 2016 đến nay, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ ngành đã xem xét đánh giá việc thực hiện Quyết định 69. Ý kiến chung đều cho rằng, Quyết định này đã giúp quy trình xem xét, điều chỉnh giá điện công khai, minh bạch hơn trước. Tuy nhiên, cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân quy định tại Quyết định 69 vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện nhằm tách bạch rõ cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân trong năm theo biến động các thông số đầu vào cơ bản và cơ chế điều chỉnh giá điện hàng năm theo biến động thông số đầu vào của tất cả các khâu; quy định thẩm quyền quyết định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khi điều chỉnh giá bán điện trong phạm vi cho phép, đồng thời tăng cường việc giám sát của cơ quản quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh điện các khâu và giá thành sản xuất kinh doanh điện hàng năm. Đặc biệt qua xem xét các Bộ ngành và nhiều chuyên gia kinh tế đều thống nhất nhận định trong các năm tới việc quy định tần suất điều chỉnh tối thiểu giữa hai lần điều chỉnh giá bán điện liên tiếp là 6 tháng sẽ không phản ánh kịp thời biến động của các các thông số đầu vào cơ bản trong năm. Mức tăng giá tối thiểu 7% trở lên cũng được đánh giá là cao, mỗi lần tăng giá điện sẽ có tác động lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô và chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.

Trên cơ sở như vậy, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Tài Chính đã tiến hành xây dựng dự thảo quyết định thay thế Quyết định số 69/2013/QĐ-TT về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Ông có thể nói rõ hơn về những điểm mới của dự thảo quyết định lần này?

Nội dung của Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung các nội dung quy định tại Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg ngày 15/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường và Quy định 69. Dự thảo Quyết định gồm 9 Điều với các điểm thay đổi chính như sau

Một là thời gian giữa hai lần điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân là 03 tháng, thay vì 06 tháng như quy định tại Quyết định 69 với 4 trường hợp.

Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện được tính toán thấp hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá, EVN có trách nhiệm điều chỉnh giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng, lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra.

Nếu sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân tính toán cao hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành từ 3% đến dưới 5% và trong khung giá quy định, EVN quyết định điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân ở mức tương ứng và phải lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra.

Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân tính toán cao hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành từ 5% đến dưới 10% và trong khung giá quy định, căn cứ vào tình hình thực tế kinh tế - xã hội thực tế, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, rà soát và quyết định điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân.

Trong trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân tính toán cao hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên hoặc ngoài khung giá quy định, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, rà soát và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Dự thảo Quy định về cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân: Tăng cường tính minh bạch và giám sát chặt chẽ
Ssẽ kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện điều chỉnh giá bán điện bình quân theo quy định

Điểm thay đổi lớn thứ hai là việc điều chỉnh giá bán điện bình quân phải thực hiện công khai, minh bạch, tăng cường sự kiểm tra giám sát. Cụ thể, Bộ Công Thương sẽ kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện điều chỉnh giá bán điện bình quân theo quy định. Trường hợp cần thiết, Bộ sẽ có văn bản yêu cầu EVN giảm hoặc dừng tăng giá bán điện bình quân.

Hàng năm, sau khi có báo cáo quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện, báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập của EVN và các đơn vị thành viên, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, mời Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan tham gia kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của năm trước liền kề. Khi kết thúc kiểm tra, Bộ Công Thương chủ trì họp báo công bố công khai kết quả, đồng thời công bố công khai trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ và Cục Điều tiết điện lực. Các nội dung công bố bao gồm: Chi phí thực tế các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện; Kết quả kinh doanh lỗ, lãi của EVN; Các khoản chi phí được Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính cho phép tính vào giá thành sản xuất kinh doanh điện của EVN;Các khoản chi phí chưa được tính vào giá thành sản xuất kinh doanh điện.

Dự thảo quy định mới đã được Bộ Công Thương tổ chức họp lấy ý kiến của các Bộ ngành liên quan, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các khách hàng sử dụng điện lớn trong ngành xi măng, thép... theo đúng quy định. Dự thảo cũng đã được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Công Thương từ tháng 2/2016 để lấy ý kiến rộng rãi của các khách hàng sử dụng điện.

Xin ông cho biết tại sao trong Dự thảo Quyết định lại trao EVN quyền điều chỉnh giá điện, Bộ Công Thương sẽ có biện pháp gì để giám sát EVN khi điều chỉnh giá điện?

Theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực năm 2012 thì giá bán lẻ điện do đơn vị bán lẻ điện xây dựng trên cơ sở khung giá bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng Chính phủ qui định. Thủ tướng Chính phủ cũng qui định về cơ chế điều chỉnh giá. Tại Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg trước đây, EVN đã được quy định được phép điều chỉnh giá bán điện sau khi đăng ký với Bộ Công Thương. Tại Quyết định 69 cũng qui định EVN được phép điều chỉnh giảm giá bán điện khi giá bán điện bình quân cơ sở cập nhật thấp hơn giá bán bán điện bình quân hiện hành, quyết định tăng giá bán điện bình quân từ 7 đến dưới 10% sau khi được Bộ Công Thương chấp thuận. Do vậy đề xuất qui định được phép quyết định điều chỉnh giảm giá điện (không giới hạn tỷ lệ giảm), quyết định tăng giá bán điện bình quân ở mức từ 3% đến dưới 5% là phù hợp với qui định tại Luật Điện lực, có tính kế thừa các quy định trước đây và phù hợp với định hướng của Chính phủ về việc điều hành giá điện theo cơ chế thị trường.

Để giám sát việc điều chỉnh tăng giá điện của EVN trong Dự thảo Quyết định mới đã quy định trường hợp EVN quyết định điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan xem xét kiểm tra các báo cáo, tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Bộ Công Thương được phép mời tư vấn độc lập để thẩm tra báo cáo của EVN, nếu phát hiện có các sai sót trong kết quả tính toán, Bộ Công Thương sẽ yêu cầu Tập đoàn EVN giảm hoặc dừng tăng việc tăng giá điện .

Hiện nay, Bộ Công Thương vẫn đang lấy ý kiến của các Bộ, ngành liên quan, các khách hàng sử dụng điện về Dự thảo mới. Bộ Công Thương sẽ tổng hợp ý kiến góp ý của các đơn vị, xem xét chỉnh lý nội dung Dự thảo Quyết định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Xin cảm ơn ông!

Đình Dũng (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Hoàn thành kéo dây khoảng néo đầu tiên Dự án đường dây 500kV mạch 3

Hoàn thành kéo dây khoảng néo đầu tiên Dự án đường dây 500kV mạch 3

Hoàn thành kéo dây những khoảng néo đầu tiên Dự án đường dây 500kV mạch 3.
Đường dây 500kV mạch 3: Nhiều giải pháp tháo gỡ thách thức mang tên "cột thép"

Đường dây 500kV mạch 3: Nhiều giải pháp tháo gỡ thách thức mang tên "cột thép"

Trước những khó khăn về cung cấp cột thép cho đường dây 500kV mạch 3, EVN/EVNNPT đã tăng cường các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nhà thầu.
PC Lào Cai: Tích cực tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm

PC Lào Cai: Tích cực tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm

Công ty Điện lực Lào Cai đã không ngừng nỗ lực trong việc tuyên truyền giáo dục cộng đồng về tầm quan trọng của việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả
Dịp lễ 30/4 - 1/5/2024, tiêu thụ điện tăng tới 37,2% so với cùng kỳ

Dịp lễ 30/4 - 1/5/2024, tiêu thụ điện tăng tới 37,2% so với cùng kỳ

Trong kỳ nghỉ lễ vừa qua, từ 27/4 đến hết ngày 1/5/2024, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ nhân dân cả nước.
Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, nhu cầu điện phá vỡ mọi kỷ lục trước đó song điện mặt trời, điện gió dư thừa vẫn không phải là giải pháp. Vì sao?

Tin cùng chuyên mục

Khen thưởng đơn vị đầu tiên hoàn thành sản xuất cột thép Dự án đường dây 500kV mạch 3

Khen thưởng đơn vị đầu tiên hoàn thành sản xuất cột thép Dự án đường dây 500kV mạch 3

Ngày 1/5, tại Bắc Ninh, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) tổ chức khen thưởng đột xuất cho Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu.
Tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp và đề xuất của Bộ Công Thương

Tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp và đề xuất của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ đánh giá về những tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) đối với nền kinh tế - xã hội.
Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Đầu tư điện mặt trời mái nhà nếu có kết nối lưới điện thì chi phí duy trì hệ thống càng cao, từ đó, có thể sẽ ảnh hưởng tới giá điện.
Giá điện châu Âu bất ngờ tăng vọt gấp ba mức trung bình hàng ngày

Giá điện châu Âu bất ngờ tăng vọt gấp ba mức trung bình hàng ngày

Giá điện ở châu Âu dao động ở mức 260 euro mỗi megawatt giờ vào cuối tuần, gần gấp ba mức trung bình hàng ngày của năm qua, do nguồn cung gió giảm mạnh.
Bộ Công Thương gửi thẩm định Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương gửi thẩm định Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (cơ chế DPPA).
Cung ứng điện tuần 17 được đảm bảo dù phụ tải tăng kỷ lục, trung bình ngày đạt 946,6 tr.kWh

Cung ứng điện tuần 17 được đảm bảo dù phụ tải tăng kỷ lục, trung bình ngày đạt 946,6 tr.kWh

Trong tuần 17, công suất đỉnh hệ thống điện và nhu cầu điện đạt kỷ lục mới nhưng công tác cung ứng điện vẫn được đảm bảo.
Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần có hiệu lực từ 15/5/2024

Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần có hiệu lực từ 15/5/2024

Cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 05/2024/QĐ-TTg, có hiệu lực từ 15/5/2024.
Ukraine ngừng trung chuyển khí đốt, Nga thực sự có được lợi?

Ukraine ngừng trung chuyển khí đốt, Nga thực sự có được lợi?

Chính phủ Ukraine thông báo nước này không có kế hoạch gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt tự nhiên với Nga sau năm 2024.
4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng

4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời lắp đặt tại nhà dân, công sở, khu công nghiệp.
Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật điện lực sửa đổi sẽ diễn ra vào ngày 3 - 4/5/2024

Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật điện lực sửa đổi sẽ diễn ra vào ngày 3 - 4/5/2024

Nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ Công Thương sẽ tổ chức hội nghị lấy ý kiến rộng rãi vào ngày 3-4/5/2024
Tiêu thụ điện và công suất hệ thống đạt kỷ lục mới, EVN khuyến cáo tiết kiệm điện

Tiêu thụ điện và công suất hệ thống đạt kỷ lục mới, EVN khuyến cáo tiết kiệm điện

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, do nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện cả nước và công suất đỉnh hệ thống điện đã đạt kỷ lục mới.
Chuyện sản xuất và sử dụng điện sạch ở Trường Sa

Chuyện sản xuất và sử dụng điện sạch ở Trường Sa

49 năm sau ngày giải phóng (29/4/1975-29/4/2024), huyện đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc luôn vững vàng nơi đầu sóng, ngày càng phát triển giàu đẹp.
Lấy ý kiến Dự thảo Thông tư Quy định tính toán giá bán điện bình quân

Lấy ý kiến Dự thảo Thông tư Quy định tính toán giá bán điện bình quân

Bộ Công Thương vừa đăng tải dự thảo 2 Thông tư quy định tính toán giá bán điện bình quân để lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Doanh nghiệp Hà Nam cam kết tiết giảm 21 MW qua điều chỉnh phụ tải

Doanh nghiệp Hà Nam cam kết tiết giảm 21 MW qua điều chỉnh phụ tải

Dự báo phụ tải tăng cao trong các tháng mùa khô, cao điểm nắng nóng năm 2024, nhiều doanh nghiệp ở Hà Nam đã cam kết điều chỉnh phụ tải, tiết giảm 21MW
Tuyên Quang: Nỗ lực đưa dòng điện sáng về thôn, bản

Tuyên Quang: Nỗ lực đưa dòng điện sáng về thôn, bản

Những năm qua, việc Tuyên Quang đưa điện lưới về những thôn, bản xa xôi đã góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc.
Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Câu chuyện điện mặt trời 0 đồng vẫn chưa hết "nóng" và đang có cách hiểu, góc nhìn khác nhau. Vì sao?
Hoàn thành lắp đặt tụ bù 8/8 trạm biến áp 220kV trước mùa nắng nóng ở miền Bắc

Hoàn thành lắp đặt tụ bù 8/8 trạm biến áp 220kV trước mùa nắng nóng ở miền Bắc

Ban Quản lý dự án Truyền tải điện đã hoàn thành lắp đặt tụ bù cho 8/8 trạm biến áp 220kV nhằm tăng cường sự ổn định cấp điện mùa nắng nóng tại miền Bắc.
Ngành điện Việt Nam: Hành trình sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất

Ngành điện Việt Nam: Hành trình sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất

Sau gần 50 năm đất nước thống nhất, ngành Điện Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, cung cấp đủ điện cho nền kinh tế, góp phần vào CNH-HĐH đất nước.
PCT1 đảm bảo cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 cho khu vực miền Bắc

PCT1 đảm bảo cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 cho khu vực miền Bắc

Ngày 26/4, Giám đốc Công ty Truyền tải điện 1 và đoàn công tác đã đi kiểm tra công tác đảm bảo cấp điện dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, mùa nắng nóng khu vực miền Bắc.
Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận kỳ vọng các dự án Hydrogen không còn là câu chuyện trên giấy mà đi vào thực tế qua sự chung tay giữa cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động