Chủ nhật 24/11/2024 03:55

Đủ điều kiện xem xét thông qua Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự

Ngày 16/11, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Báo cáo một số vấn đề lớn tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, có ý kiến đề nghị có cơ chế riêng cho việc đầu tư xây dựng các dự án, công trình quốc phòng và khu quân sự, trong đó có việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là đất rừng sang đất quốc phòng để xây dựng công trình quốc phòng và khu quân sự nhằm xử lý các vướng mắc trong thực tiễn.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật chỉ quy định về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; việc chuyển mục đích sử dụng đất khác sang đất quốc phòng do Luật Đất đai điều chỉnh.

Về đầu tư xây dựng, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất rừng để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình quốc phòng thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về đầu tư công, xây dựng, đất đai, lâm nghiệp. Vì vậy, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội không bổ sung các nội dung trên vào dự thảo Luật.

Về chuyển đổi mục đích sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự (Điều 12), có ý kiến đề nghị quy định chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng thuộc công trình quốc phòng và khu quân sự phải đảm bảo đồng bộ, thống nhất với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang trình Quốc hội; đề nghị chỉ quy định Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thẩm quyền quyết định mà không phân cấp thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho chỉnh lý khoản 3 Điều 12 dự thảo Luật. Việc quy định thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự tại điểm b khoản này (chuyển mục đích sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự trong phạm vi Bộ Quốc phòng, vẫn sử dụng cho nhiệm vụ quân sự quốc phòng) được nghiên cứu, xây dựng trên cơ sở luật hóa các quy định của pháp luật về thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong quản lý, sử dụng tài sản công đã thực hiện ổn định. Do đó, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho giữ như dự thảo Luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới

Có ý kiến đề nghị làm rõ việc quy định từ mặt nước, dưới mặt đất không giới hạn về chiều sâu; cân nhắc để tránh mâu thuẫn với quy định chiều cao trên không không quá 5.000 mét so với quy định chiều cao đến tầng khí quyển theo luật pháp quốc tế; nghiên cứu quy định khung pháp lý cho trường hợp sau này có công trình quân sự trên không.

Theo Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, phạm vi khu vực cấm trong lòng đất, dưới mặt nước của công trình quốc phòng và khu quân sự được xác định theo mặt thẳng đứng từ đường ranh giới khu vực cấm từ mặt đất, mặt nước trở xuống không giới hạn về chiều sâu là phù hợp, thống nhất với quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật Biên giới Quốc gia.

Việc xác định phạm vi khu vực cấm trên không của công trình quốc phòng và khu quân sự với chiều cao không quá 5.000 mét dựa trên cơ sở thực tế quản lý các hoạt động bay nói chung và hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ nói riêng trên vùng trời Việt Nam theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng Việt Nam.

Tiếp thu ý kiến, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho bổ sung cụm từ “hoặc khoảng không của khu quân sự khi được thiết lập trên không” vào cuối điểm b khoản 1 Điều này để thống nhất với khoản 2 Điều 2 dự thảo Luật; phù hợp với thực tiễn và tạo cơ sở pháp lý khi thiết lập, bố trí trang, thiết bị quân sự và khu quân sự trên không.

Đồng thời, qua rà soát, để bảo đảm chặt chẽ, cụ thể, rõ ràng, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho chỉnh lý lại khoản 2, 3 và khoản 4 như dự thảo Luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Uỷ ban Pháp luật đã phối hợp chặt chẽ với Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh rà soát kỹ thuật đối với dự thảo Luật này trước khi trình xin ý kiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu

Liên quan đến trường hợp chuyển mục đích sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự gắn với chuyển mục đích sử dụng đất, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng chỉ rõ, tại dự thảo Luật Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 quy định đối với trường hợp Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất quốc phòng và khu quân sự sang mục đích khác sẽ bao gồm cả chuyển đổi mục đích sử dụng đất quốc phòng.

Tuy nhiên, nếu thực hiện theo phương án này thì không thống nhất với Luật Đất đai bởi Luật Đất đai hiện hành và dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định tất cả trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện tuỳ vào trường hợp cụ thể.

Hiện nay, dự thảo Luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lần này đã không còn quy định như trên, đã chỉnh lý bằng trường hợp cần thu hồi đất thì thực hiện theo quy định của Luật Đất đai.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng nhận thấy quy định trên chưa rõ ràng, không phải mọi trường hợp chuyển mục đích sử dụng của công trình quốc phòng, khu quân sự đều liên quan đến chuyển mục đích sử dụng đất.

Để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật đề nghị nên thực hiện theo quy định của Luật Đất đai, nhưng phải bổ sung ở trong Điều 12 một khoản quy định trường hợp chuyển mục đích sử dụng công trình quốc phòng, khu quân sự mà gắn với chuyển mục đích sử dụng đất thì thẩm quyền quyết định chuyển đổi sử dụng đất thực hiện theo quy định Luật Đất đai.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận Ủy ban Quốc phòng, An ninh là cơ quan chủ trì thẩm tra và Bộ Quốc phòng là cơ quan chủ trì soạn thảo đã phối hợp rất chặt chẽ với nhau và với các cơ quan Quốc hội, Chính phủ và cơ quan hữu quan nghiên cứu thấu đáo các ý kiến của đại biểu Quốc hội.

"Các phương án tiếp thu đạt được đồng thuận cao. Đến nay dự án luật đã có chất lượng tốt, đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét thông qua tại đợt 2 của Kỳ họp thứ 6" - Chủ tịch Quốc hội nói.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Phát triển nông thôn Malaysia

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sắp thăm, làm việc tại Đan Mạch và Phần Lan

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long thị sát một số dự án trọng điểm tại tỉnh Quảng Trị

Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải được bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương