Thứ hai 23/12/2024 19:47

Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam cao nhất Đông Nam Á

Trong khi dự báo nền kinh tế tại các nước Châu Á đang phát triển sẽ hầu như không tăng trưởng trong năm 2020, thì Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vẫn dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng kỳ vọng đạt 4,1% trong năm 2020, cao nhất ở khu vực Đông Nam Á.    

Đó là nội dung đánh giá, nhận định mới nhất về tình hình kinh tế các nước Châu Á đang phát triển trong năm 2020, do ADB đưa ra hôm nay (18/6) để bổ sung định kỳ cho nội dung ấn phẩm Báo cáo thường niên Triển vọng phát triển Châu Á (ADO), đã được tổ chức tài chính quôc tế này công bố hồi tháng 4/2020.

ADB nhận định, các biện pháp ngăn chặn, xử lý đại dịch Covid-19 đã và đang cản trở hoạt động kinh tế, làm suy giảm nhu cầu bên ngoài. Điều này khiến cho tăng trưởng của khu vực trong năm 2020 chỉ đạt ở mức khoảng 0,1%. Con số này giảm so với mức dự báo 2,2% trong báo cáo ADO mà ADB đã công bố hồi tháng 4. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất của khu vực kể từ năm 1961 đến nay. Nếu không tính các nền kinh tế công nghiệp hóa mới gồm Hồng Kông, Hàn Quốc, Xing-ga-po, Đài Loan, Châu Á, ADB dự báo tăng trưởng các nước Châu Á đang phát triển trong năm 2020 chỉ ở mức 0,4%, tuy nhiên sẽ tăng trưởng trở lại 6,6% trong năm 2021.

Ảnh minh họa

Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB - Yasuyuki Sawada, nhận định: “Các nền kinh tế ở Châu Á và Thái Bình Dương sẽ tiếp tục cảm nhận tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 trong năm 2020, ngay cả khi các biện pháp phong tỏa dần được nới lỏng và những hoạt động kinh tế chọn lọc được bắt đầu lại trong một kịch bản “bình thường mới”. Mặc dù chúng tôi nhận thấy triển vọng tăng trưởng cao hơn cho khu vực trong năm 2021, song điều này chủ yếu là do các mức tăng trưởng yếu kém trong năm nay, đây sẽ không phải là sự phục hồi theo hình chữ V. Các chính phủ cần tiến hành những biện pháp chính sách để giảm tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 và bảo đảm không xuất hiện những làn sóng dịch mới”.

Theo ADB, dịch Covid-19 có thể khiến nhiều làn sóng bùng phát trong giai đoạn sắp tới và các cuộc khủng hoảng tài chính, nợ công không thể bị loại trừ. Đồng thời, không loại trừ nguy cơ leo thang mới trong căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Kinh tế ở khu vực Đông Á được ADB dự báo tăng trưởng 1,3% trong năm 2020, đây là tiểu vùng duy nhất có sự tăng trưởng trong năm nay và năm 2021 mức tăng trưởng của khu vực này cũng sẽ phục hồi tới 6,8%. Riêng tăng trưởng của Trung Quốc được dự báo đạt 1,8% trong năm 2020 và 7,4% trong năm 2021 (các mức dự báo hồi tháng 4 là 2,3% và 7,3%).

Do chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, tăng trưởng ở khu vực Nam Á được dự báo giảm 3,0% trong năm 2020, so với mức tăng 4,1% như dự báo trong tháng 4. Các triển vọng tăng trưởng cho năm 2021 ở Nam Á được ADB điều chỉnh dự báo giảm từ 6,0% xuống còn 4,9%. Nền kinh tế của Ấn Độ được dự báo thu hẹp 4,0% trong năm tài khóa 2020 (kết thúc vào ngày 31/03/2021), trước khi tăng 5,0% trong năm tài khóa 2021.

Hoạt động kinh tế ở Đông Nam Á được dự báo giảm 2,7% trong năm 2020 trước khi tăng lên 5,2% trong năm 2021. Mức tăng trưởng giảm ở khu vực này được dự báo ở các nền kinh tế then chốt, do những biện pháp ngăn chặn Covid-19 gây ảnh hưởng tới cầu nội địa và đầu tư; trong đó, In-đô-nê-xia giảm (- 1,0%), Phi-líp-pin (-3,8%), Thái Lan (-6,5%). Riêng nền kinh tế Việt Nam được ADB dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng 4,1% trong năm 2020. Mặc dù con số này thấp hơn 0,7 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 4 của ADB, song đây vẫn là mức tăng trưởng nhanh nhất được kỳ vọng tại các nền kinh tế Đông Nam Á.

Các nền kinh tế Trung Á được dự báo giảm 0,5% so với mức tăng trưởng dự báo là 2,8% hồi tháng 4, do những gián đoạn về thương mại và giá dầu thấp. Tăng trưởng của Trung Á dự báo sẽ phục hồi ở mức 4,2% trong năm 2021.

Các dòng chảy thương mại bị hạn chế và hoạt động du lịch giảm sút đã tác động nặng nề tới triển vọng kinh tế của khu vực Thái Bình Dương. Kinh tế tiểu vùng này dự báo giảm 4,3% năm 2020, trước khi tăng trưởng 1,6% năm 2021.

Lạm phát ở các nước Châu Á đang phát triển được dự báo ở mức 2,9% trong năm 2020, giảm so với mức dự báo 3,2% trong tháng 4. Điều này phản ánh nhu cầu bị kìm nén và giá dầu thấp. Trong năm 2021, dự báo lạm phát ở khu vực Châu Á đang phát triển giảm còn 2,4%.

Ngọc Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Đông Nam Á

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine 22/12/2024: Điều kiện gửi lính gìn giữ hòa bình tới Ukraine; Kiev vẫn chưa được đảm bảo an ninh

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/12: Nga chặn đứng mục tiêu tiến quân của Kiev; loạt robot Ukraine xung trận

Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/12/2024: 3 phương án giải quyết xung đột; Ukraine sắp nhận gói viện trợ cuối cùng từ Mỹ?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/12: 'Sói săn mồi' MiG-31K Nga xung trận; Ukraine ra điều kiện 'thép' với Nga

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 20/12: Nga tập kích dữ dội tại Kursk, Ukraine nỗ lực xoay chuyển tình thế

Chiến sự Nga-Ukraine 20/12/2024: OSCE có thể trở thành nền tảng đối thoại; Ukraine tuyên bố bất ngờ về lệnh ngừng bắn

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/12: Nga 'tung đòn quyết chiến' ở Kupyansk; Ukraine sắp tấn công Bryansk

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 19/12: Nga dội hỏa lực tại Kurakhovo, quân đội Ukraine vào thế nguy cấp

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 19/12/2024: Bỉ hoãn giao F-16 cho Ukraine; Tướng Nga cảnh báo nguy cơ xung đột với NATO

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái

Vì sao Nga muốn giành quyền kiểm soát thành phố Pokrovsk?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 18/12: Nga giáng đòn chí mạng gần Pokrovsk; Ukraine tăng tốc dựng 'lá chắn thép'

Xác định được căn bệnh bí ẩn gây tử vong hàng loạt tại Cộng hòa Dân chủ Congo

Tương lai của TikTok trong vòng nguy hiểm: EU mở cuộc điều tra, Mỹ đe dọa cấm cửa

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/12: Nga dội 'bão lửa' ở Kursk, Ukraine căng mình phòng thủ

Trung tướng Nga bất ngờ bị ám sát ở Moscow

Giới doanh nghiệp toàn cầu lạc quan về nền kinh tế khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống