Thứ bảy 23/11/2024 04:04

Dự án Nhà máy Điện khí LNG Quảng Ninh chính thức khởi động

Ngày 24/10, tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khởi động nhà máy điện khí LNG với tổng mức đầu tư dự án dự kiến hơn 47,4 nghìn tỷ đồng.

Dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch điện VII) tại Văn bản số 1409/TTg-CN ngày 17/10/2020; được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt danh mục dự án có sử dụng đất cần lựa chọn nhà đầu tư tại Quyết định số 1976/QĐ-UBND ngày 23/6/2021.

Dự án được đặt tại phường Cẩm Thịnh, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đây là dự án nhà máy điện sử dụng khí LNG nhập khẩu đầu tiên của miền Bắc có công suất dự kiến là 1.500 MW do Liên danh PV Power - Colavi - Tokyo Gas – Marubeni đầu tư. Khi hoàn thành, dự án bổ sung lượng điện lớn cho lưới điện quốc gia, góp phần đảm bảo bù đắp công suất cho hệ thống điện quốc gia trong những năm tới, đáp ứng được các tiêu chí về môi trường, góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính; thúc đẩy các ngành công nghiệp, vận tải và dịch vụ và tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho địa phương.

Đại diện UBND tỉnh Quảng Ninh trao giấy chấp thuận đầu tư Dự án điện khí LNG Quảng Ninh cho tổ hợp nhà đầu tư PV Power - Colavi - Tokyo Gas - Marubeni.

Với tổng mức đầu tư 47.480 tỷ đồng (tương đương 1.998 triệu USD), nhà máy sẽ bao gồm 1 nhà máy điện khí sử dụng công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp, công suất 1.500 MW, sân phân phối 500 KV với quy mô đảm bảo truyền tải hết công suất 1.500MW của nhà máy điện. Cùng các công trình hạ tầng, kỹ thuật phục vụ nhà máy điện như: Kênh dẫn nước làm mát vào nhà máy, kênh dẫn nước xả trở về biển đảm bảo đủ công suất phát điện đạt 3.000 MW, kênh dẫn nước thải dân sinh đi ngang mặt bằng nhà máy, đường giao thông nội bộ và kết nối với hạ tầng giao thông của địa phương.

Đồng thời, nhà máy sẽ có bến nhập LNG đáp ứng quy mô sản lượng thông qua cảng 2,4 triệu tấn LNG/năm, bao gồm: 01 bến cập tàu và các hạng mục phụ trợ phục vụ bến nhập LNG; tuyến ống vận chuyển LNG từ bến nhập LNG về kho chứa đáp ứng quy mô sản lượng thông qua 2,4 triệu tấn LNG/năm; kho chứa LNG công suất 1,2 triệu tấn/năm với 2 bồn chứa loại trên cạn, mỗi bồn chứa có dung tích 100.000 m3. Khu tái hóa khí phục vụ nhà máy điện khí với công suất 1.500 MW. Cùng các thiết bị và hạng mục phụ trợ (hệ thống đường ống, van, thiết bị hóa hơi, bơm vận chuyển, thiết bị nén khí, thiết bị điều chỉnh nhiệt trị, trạm bơm nước biển, ống thông hơi và thiết bị điều khiển...). Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động khai thác trong quý III/2027.

Các lãnh đạo Trung ương, tỉnh Quảng Ninh và chủ đầu tư dự án bấm nút khởi động Dự án Nhà máy Điện khí LNG Quảng Ninh.

Phát biểu tại buổi lễ, Ông Hồ Công Kỳ, Chủ tịch HĐQT PV Power đã gửi lời cảm ơn đến các cơ quan Nhà nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng luôn tạo điều kiện tốt nhất để liên danh 04 nhà đầu tư của dự án: PV Power, Colavi, Tokyo Gas và Marubeni có cơ hội tiếp cận dự án LNG Quảng Ninh. Ông cũng khẳng định quyết tâm của tổ hợp nhà đầu tư, cố gắng bằng mọi giá đưa dự án đi vào phát điện thương mại theo đúng kế hoạch.

Ông Hồ Công Kỳ phát biểu tại buổi lễ.

Dự án nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh đầu tư sản xuất điện sử dụng nguyên liệu là khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nên khi được triển khai sẽ góp phần thực hiện chủ trương chuyển đổi mô hình tăng trưởng của tỉnh Quảng Ninh từ “nâu” sang “xanh”. Đồng thời, tạo công ăn việc làm cho lao động của thành phố Cẩm Phả và các địa phương khác trong Tỉnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của thành phố Cẩm Phả nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung...

Đại diện Tổ hợp Nhà đầu tư cam kết sẽ khẩn trương hoàn tất các thủ tục chuẩn bị đầu tư, triển khai đầu tư theo đúng quy định và đáp ứng tiến độ như mong muốn của tỉnh Quảng Ninh, phù hợp với quy hoạch Tổng sơ đồ điện VII điều chỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Các đại biểu tham dự lễ khởi động dự án

Cũng tại lễ khởi động dự án, ông Nguyễn Tường Văn - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khẳng định: Việc triển khai đầu tư xây dựng dự án điện khí LNG Quảng Ninh trong bối cảnh tài nguyên than cho nhiệt điện ngày càng khan hiếm, dự án sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng sẽ tạo ra giá trị gia tăng, đóng góp số thu ngân sách và nguồn cung việc làm ổn định trong giai đoạn tới.

Với mục tiêu “LNG Quảng Ninh - Hợp tác - Tiên phong”, cuối năm 2020, PV Power, COLAVI, Tokyo Gas và Marubeni đã cùng ký biên bản ghi nhớ nghiên cứu phát triển dự án điện khí, trong đó có dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh.

PV Power - đơn vị thành viên của PVN, hiện lànhà sản xuất điện năng lớn thứ 2 tại Việt Nam, đứng đầu trong lĩnh vực điện khí với 7 nhà máy có tổng công suất 4.208MW, vốn điều lệ hơn 23.000 tỷ đồng, hàng năm đóng góp vào lưới điện quốc gia khoảng 21 tỷ kWh điện. Thực hiện Chiến lược phát triển đã được phê duyệt, PV Power hiện đang tập trung phát triển nguồn điện khí sử dụng LNG. Trước khi tham gia đầu tư vào dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh, PV Power đã và đang quyết liệt triển khai đầu tư dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4, cũng là dự án điện sử dụng nhiên liệu LNG đầu tiên của Việt Nam. Dự án dự kiến sẽ hoàn thành vào quý II/2024.

Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Điện khí LNG

Tin cùng chuyên mục

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế