Thứ hai 18/11/2024 03:13

Dự án điện khí LNG Chân Mây sẽ khởi công vào Quý I/2021

Dự án Nhà máy điện khí LNG Chân Mây tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên Huế) có tổng công suất thiết kế 4.000 MW, dự kiến khởi công xây dựng quý I/2021 và vận hành thương mại giai đoạn 1 vào năm 2024.

Dự án đầu tư theo hình thức IPP với vốn sở hữu 60% Hoa Kỳ, 40% Việt Nam. Dự tính, khi đi vào hoạt động, hàng năm nhà máy sẽ cung cấp sản lượng điện trung bình 24 – 25 tỷ kWh.

Theo ông John Rockhold - Tổng Giám đốc Công ty CP Chân Mây LNG - chủ đầu tư dự án, hiện công ty đã huy động đủ tài chính, công nghệ, khí và các nguồn lực cần thiết để sẵn sàng đầu tư vào việc thiết kế xây dựng nhà máy.

Dự án với tổng mức đầu tư ước tính 6 tỷ USD được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều đột phát cho ngành năng lượng trong nước, thúc đẩy mạnh phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm sau thời kỳ dịch Covid, góp phần tăng trưởng quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam, Hoa Kỳ.

Ông Phan Thiên Định - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã đề xuất Chính phủ bổ sung quy hoạch sơ đồ VII dự án điện khí Chân Mây, nằm trong Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Theo ông Định, dự án điện khí được triển khai tại khu vực này sẽ tạo ra sự phát triển đột phá cho Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô nói riêng, tạo ra động lực tăng trưởng cho cả Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng nói chung.

Các dự án Bến số 2 và Bến số 3 Cảng Chân Mây đang được gấp rút thi công

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô hiện thu hút đầu tư được 47 dự án, với vốn đầu tư đăng ký khoảng trên 79.300 tỷ đồng; trong đó, có 22 dự án đang hoạt động chiếm 46,8% tổng số dự án, 14 dự án đang triển khai thực hiện và 11 dự án đang thực hiện các thủ tục đầu tư dự án.

Dự kiến tháng 8/2020, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; trong đó, tập trung vào các lĩnh vực chính như: du lịch, đô thị, logistics, công nghiệp công nghệ cao, phi thuế quan. Hy vọng trong dịp này, tỉnh sẽ tìm được những nhà đầu tư chiến lược, có công nghệ cao, ít tác động xâm hại đến môi trường đến đầu tư.

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô có vị trí địa lý đắc địa, kết nối thuận lợi với mạch máu giao thông của đất nước, nằm cách Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam khoảng 6-7 km; đồng thời, nằm giữa sân bay Phú Bài và sân bay Đà Nẵng. Hiện nay, tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan từ Thừa Thiên Huế đi Đà Nẵng và dự án hầm Hải Vân 2 đã cơ bản hoàn thành, chuẩn bị đưa vào khai thác sẽ tạo ra thêm nhiều lợi thế cạnh tranh cho khu kinh tế này.

Hầu Tỷ
Bài viết cùng chủ đề: Điện khí LNG

Tin cùng chuyên mục

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 2

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 1

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững

Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Hải Phòng: Kết nối giao thương giữa Hiệp hội ô tô Berlin - Brandenburg và doanh nghiệp

Cà Mau: Hoạt động kinh tế 10 tháng đầu năm ghi nhận nhiều điểm sáng