Thứ hai 23/12/2024 02:30

Đồng Tháp: Tập trung phát triển ngành công nghiệp để tạo động lực tăng trưởng

Đồng Tháp tiếp tục tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp, phát huy vai trò công nghiệp chế biến để tạo sự bứt phá trong tăng trưởng.

Ngày 9/12, Kỳ họp lần thứ 7 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp (khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026) đã được khai mạc.

Cầu Cao Lãnh (khánh thành tháng 5/2018) giúp Đồng Tháp kết nối thông suốt với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long và TP. Hồ Chí Minh, tạo thuận lợi cho địa phương thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành công nghiệp, từng bước hoàn thiện hệ thống logistics, phát triển du lịch

Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: Đến nay đã có 19/22 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm 2023. Trong đó có những chỉ tiêu nổi bật như: GRDP bình quân đầu người (ước đạt 69,31 triệu đồng), thu ngân sách nhà nước (ước đạt 8.151 tỷ đồng), tỷ lệ dân cư tham gia bảo hiểm y tế (đạt 93,32%), tỷ lệ lao động qua đào tạo (đạt 75,4%).

Kinh tế của tỉnh phục hồi nhanh và khá toàn diện sau đại dịch COVID-19. Quy mô kinh tế ngày càng được mở rộng và đạt trên 110.800 tỷ đồng. Đặc biệt, ngành công nghiệp phục hồi và phát triển khá tốt với động lực chính là công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu của tỉnh và của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng Tháp xác định tiếp tục gia tăng năng lực sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, trong đó chế biến thủy sản đông lạnh

Ông Nghĩa cho biết, hầu hết các sản phẩm công nghiệp sản xuất ổn định và có tăng trưởng so với năm 2022. "Thủy sản chế biến tăng 5,10%; gạo xay xát, lau bóng tăng 38,27%; chế biến thức ăn chăn nuôi tăng 1,2%; sản phẩm da giày tăng 6,96%; sản phẩm may mặc tăng 5,57%; thuốc viên các loại tăng 10,9%. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 70.271 tỷ đồng, tăng 6,16% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 97,04% kế hoạch", ông Nghĩa dẫn chứng.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, năm 2024, tỉnh tiếp tục tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu ngành công nghiệp, tạo sự bứt phá trong tăng trưởng. Gia tăng năng lực sản xuất của ngành công nghiệp chế biến (gạo, thủy sản đông lạnh, thức ăn chăn nuôi, may mặc) từ các nhân tố khởi nghiệp, các nhà máy hoạt động chưa hết công suất và các dự án đầu tư mới. Phấn đấu tăng trưởng GRDP khu vực công nghiệp đạt 9,98% (năm 2023 đạt 6,10%); tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP chiếm 17,58% (tăng 0,31% so với năm 2023).

Thiện Nhân
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Tuyên Quang: Đảm bảo an ninh trật tự, kinh doanh hàng hoá dịp cuối năm

Đà Nẵng: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất 700 triệu đồng

Bắc Ninh bảo đảm cung cấp hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Quảng Ninh: Đào móng nhà, phát hiện quả bom nặng gần 230 kg tại Hạ Long

Tuyên Quang: Quyết liệt khắc phục những nội dung theo kết luận thanh tra ở Lâm Bình

Năm 2025, Nam Định đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10%

Chợ An Đông - 'thủ phủ' thời trang tại TP. Hồ Chí Minh vắng khách dịp cuối năm

Hơn 14.000 người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Bắc Ninh

Ông Dương Minh Dũng - Bí thư Huyện ủy Long Thành được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Đồng Tháp thực hiện nghị quyết 18, tinh giản hàng nghìn cán bộ

Vĩnh Phúc: Giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt khoảng 96%

Vĩnh Phúc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI và 1 dự án DDI

Tỉnh Lạng Sơn kiện toàn chức danh Ủy viên Ủy ban nhân dân

Nam Định: 11 tháng, vốn đăng ký của doanh nghiệp gấp 2,8 lần

Chi tiết 3 bệnh viện đa khoa, vốn đầu tư 5.600 tỷ đồng sắp vận hành ở TP. Hồ Chí Minh

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 ước tăng 5,7%

Nhân sự địa phương: Tỉnh ủy Thái Bình, Hưng Yên, Tuyên Quang, Quảng Nam, Phú Thọ thực hiện công tác nhân sự