Động thái của TikTok trước ngày bị cấm tại Mỹ
Phản ứng từ ByteDance và TikTok
/chu-de/tiktok.topic vừa tuyên bố rằng, ứng dụng này có thể bị cấm hoạt động tại Mỹ vào ngày 19/1/2025 nếu chính quyền Tổng thống Joe Biden không đưa ra cam kết rõ ràng. TikTok yêu cầu chính quyền đảm bảo rằng các công ty như Apple và Google sẽ không bị phạt nếu tiếp tục cung cấp ứng dụng và dịch vụ liên quan khi lệnh cấm có hiệu lực.
Tuyên bố được đưa ra sau khi Tòa án Tối cao Mỹ duy trì lệnh cấm TikTok tại Mỹ với lý do an ninh quốc gia, yêu cầu công ty mẹ Trung Quốc ByteDance thoái vốn khỏi ứng dụng này.
Quyết định khiến TikTok với 170 triệu người dùng tại Mỹ rơi vào tình trạng bất định. Tương lai của ứng dụng hiện còn phụ thuộc vào các quyết định từ Tổng thống đắc cử Donald Trump - người sẽ chính thức quay lại vị trí lãnh đạo vào ngày 20/1.
Một người đàn ông rời khỏi trụ sở chính của công ty truyền thông xã hội TikTok tại California, Mỹ, 17/1/2025. Ảnh: Reuters. |
"Nếu chính quyền ông Biden không ngay lập tức đưa ra cam kết rõ ràng để đảm bảo các nhà cung cấp dịch vụ chính không bị trừng phạt, TikTok sẽ buộc phải ngừng hoạt động vào ngày 19/1", đại diện TikTok tuyên bố.
Trong khi đó, Nhà Trắng từ chối bình luận về những diễn biến này.
Apple, Alphabet (công ty mẹ của Google), Oracle và một số công ty khác có thể phải đối mặt với các khoản phạt nặng nếu tiếp tục cung cấp dịch vụ cho TikTok sau khi lệnh cấm có hiệu lực.
TikTok cho rằng "sự mơ hồ" trong các tuyên bố từ chính quyền đã khiến họ không thể đưa ra các kế hoạch vận hành dài hạn.
Luật cấm TikTok được Quốc hội thông qua với sự đồng thuận cao từ lưỡng đảng và được Tổng thống Biden ký duyệt vào năm ngoái, đang gây chia rẽ. Một số nhà lập pháp, trước đây từng ủng hộ lệnh cấm, giờ đây kêu gọi giữ TikTok hoạt động tại Mỹ.
TikTok, ByteDance và nhiều người dùng đã đặt vấn đề về tính hợp hiến của luật này, cho rằng nó vi phạm quyền tự do ngôn luận theo Tu chính án thứ nhất. Tuy nhiên, Tòa án Tối cao kết luận rằng luật này không vi phạm các quyền tự do ngôn luận.
Dù hạn chót theo luật sắp đến gần, ByteDance vẫn chưa có động thái đáng kể để thoái vốn khỏi TikTok. Giám đốc điều hành TikTok, ông Shou Zi Chew dự kiến tham dự lễ nhậm chức lần thứ hai của /chu-de/donald-trump.topic vào ngày 19/1 tại Washington.
TikTok hy vọng ông Donald Trump - người từng tuyên bố sẽ cứu ứng dụng này - có thể đưa ra các biện pháp hỗ trợ.
"Tôi sẽ đưa ra quyết định về TikTok trong tương lai gần, nhưng trước mắt cần thêm thời gian để xem xét tình hình. Hãy chờ đợi!", ông Trump viết trên mạng xã hội cá nhân.
TikToker lao đao
Trong thông báo ngày 17/1, Toà án Tối cao Mỹ phán quyết duy trì các điều khoản trong đạo luật liên bang về cấm ứng dụng TikTok bắt đầu từ ngày 19/1 tới đây, trừ khi ứng dụng này được công ty mẹ ByteDance bán lại.
TikTok từ lâu đã là tâm điểm của các cuộc tranh cãi về an ninh quốc gia tại Mỹ. Các nhà lập pháp lo ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng TikTok để thu thập dữ liệu của hàng triệu người Mỹ, phục vụ mục đích gián điệp hoặc gây ảnh hưởng.
"Tầm ảnh hưởng của TikTok và khả năng bị kiểm soát bởi các đối thủ nước ngoài, cùng với lượng dữ liệu nhạy cảm mà ứng dụng thu thập, đủ để biện minh cho những biện pháp đặc biệt nhằm bảo vệ an ninh quốc gia", Tòa án Tối cao nêu trong phán quyết.
TikTok là nền tảng mạng xã hội hàng đầu tại Mỹ, đặc biệt được giới trẻ ưa chuộng. Một số người dùng tỏ ra sốc trước nguy cơ ứng dụng bị cấm.
Lourd Asprec, 21 tuổi, người có hơn 16 triệu người theo dõi và kiếm khoảng 80.000 USD mỗi năm từ TikTok, chia sẻ: "Tôi không biết phải nói gì. TikTok là nguồn thu nhập chính của tôi, và giờ đây tôi có thể mất tất cả".
Thuật toán độc quyền của TikTok mang lại trải nghiệm cá nhân hóa cao, giúp ứng dụng nổi bật so với các đối thủ. Nhưng với hạn chót ngày 19/1 đang đến gần, nhiều người dùng đã chuyển sang các nền tảng khác như RedNote. Tuy nhiên, nền tảng này hoàn toàn bằng tiếng Trung, gây khó khăn cho người dùng Mỹ.
"Trung Quốc đang nhanh chóng thích nghi với tình hình", ông Craig Singleton, chuyên gia về Trung Quốc tại tổ chức Foundation for Defense of Democracies nhận định.
Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland khẳng định rằng, lệnh cấm là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia Mỹ. "Các chế độ độc tài không nên có quyền truy cập không giới hạn vào dữ liệu nhạy cảm của hàng triệu người Mỹ", ông nói.
Tuần trước, Tòa án Tối cao Mỹ đã tổ chức phiên tranh luận bằng miệng về khả năng cấm TikTok. Nhóm pháp lý của TikTok lập luận rằng luật này vi phạm quyền tự do ngôn luận của hàng triệu người dùng tại Mỹ, nhưng Nhà Trắng lại cho biết việc ByteDance sở hữu TikTok gây ra rủi ro cho an ninh quốc gia. |