Thứ năm 12/12/2024 08:48

Đồng Nai phối hợp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ

Trong cơ cấu xuất khẩu của tỉnh Đồng Nai, 2/3 kim ngạch xuất khẩu thuộc về nhóm hàng công nghiệp hỗ trợ.

Công nghiệp hỗ trợ đã giữ vị trí then chốt

Tỉnh Đồng Nai hiện đã trở thành một trong những trung tâm hàng đầu của khu vực Đông Nam bộ và cả nước về sản xuất công nghiệp. Trong đó, có hơn 60% sản phẩm công nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợđược cung ứng cho doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm, tăng giá trị gia tăng.

Trong cơ cấu xuất khẩu của tỉnh Đồng Nai tính đến nay có đến 2/3 kim ngạch xuất khẩu thuộc về nhóm hàng công nghiệp hỗ trợ

Theo bà Nguyễn Hoàng Quyên - Trưởng phòng Quản lý công nghiệp (Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai) hiện trên địa bàn tỉnh có trên 600 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, chiếm tỷ lệ hơn 11,4% tổng số doanh nghiệp và tạo việc làm cho hơn 158 ngàn lao động.

Trong cơ cấu xuất khẩu của tỉnh Đồng Naitính đến nay có đến 2/3 kim ngạch xuất khẩu thuộc về nhóm hàng công nghiệp hỗ trợ. Hiện Đồng Nai là một trong những trung tâm sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất công nghiệp lớn nhất Việt Nam.

Các doanh nghiệp Đồng Nai được các nhãn hàng trên thế giới đánh giá cao về tính năng động, có khả năng hoàn thành được nhiều đơn hàng khó, số lượng lớn trong thời gian ngắn.

Tuy hiện nay tình hình thế giới có nhiều biến động nhưng sản xuất và xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vẫn tăng trưởng ổn định. Đơn đặt hàng đến với doanh nghiệp trên địa bàn tăng cao, nhiều doanh nghiệp đã nhận được đơn hàng đến cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

Theo ông Nguyễn Văn Tâm - Giám đốc Công ty TNHH Việt Nam Kaneko sản phẩm của công ty là các loại van cho máy móc công nghiệp, tàu thủy, máy bay, tàu vũ trụ, hệ thống lọc dầu… Kaneko luôn nghiên cứu đưa ra các dòng sản phẩm mới ứng dụng công nghệ cao đảm bảo an toàn ở mức cao nhất cho các doanh nghiệp sử dụng vì thế công ty vẫn nhận được các đơn hàng lớn của đối tác ở nhiều quốc gia.

Gần đây, nhiều tập đoàn lớn đã phân bổ lại chuỗi cung ứng để tránh lệ thuộc vào một số nước và Việt Nam là nơi được lựa chọn nhiều. Vì thế nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã nhanh chóng linh hoạt hơn trong xây dựng kế hoạch và điều hành sản xuất để có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nhiều doanh nghiệp cũng đang tiếp tục tuyển thêm lao động để mở rộng sản xuất và xuất khẩu.

Phối hợp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ

Theo đánh giá của Sở Công Thương Đồng Nai mặc dù được đánh giá là địa phương có ngành công nghiệp hỗ trợ tương đối phát triển, nhưng trên thực tế, ngành phụ thuốc rất nhiều từ các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp nội phần lớn quy mô nhỏ, năng lực tài chính, công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe của các đối tác. Bên cạnh đó, sự kết nối, liên kết giữa các doanh nghiệp còn yếu, sự liên kết giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chủ yếu diễn ra giữa các đối tác có vốn đầu tư nước ngoài. Sự tham gia của các doanh nghiệp nội vào chuỗi giá trị các ngành công nghiệp chế tạo của thế giới mới bắt đầu...

Từ phía các doanh nghiệp cũng nêu một số vướng mắc khác như triển khai cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp còn chậm, doanh nghiệp chưa được thụ hưởng nhiều từ các chương trình hỗ trợ để từ đó phát triển bền vững, kết nối đào tạo nhân lực, hỗ trợ về quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất còn rời rạc...

Để khắc phục nhanh những hạn chế này Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai và Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cùng các đơn vị liên quan sẽ tăng trao đổi thông tin thường xuyên; phối hợp, triển khai các chính sách hỗ trợ một cách hợp lý, kịp thời để thúc đẩy doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh phát triển.

Tỉnh đã và đang phát triển thêm các khu, cụm công nghiệp hỗ trợ cùng với các chính sách khuyến khích kèm theo, đặc biệt là các chính sách về tài chính, thuế, hỗ trợ kỹ thuật và quản lý… Việc xây dựng chiến lược đầu tư vào khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ cũng được xem là giải pháp quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay, bởi việc nâng cao trình độ công nghệ chính là chìa khoá để phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Thanh Thanh
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ giải thể, sáp nhập những sở, ban, ngành nào?

Doanh số bán hàng đạt 7 tỷ đồng từ Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hoá năm 2024

Đà Nẵng: Năm 2025 tập trung sắp xếp tinh gọn bộ máy, triển khai hiệu quả cơ chế đặc thù

Ông Dương Minh Dũng - Bí thư Huyện ủy Long Thành được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Lào Cai: Phát huy vai trò cực tăng trưởng, tự tin bước vào năm 2025

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Cần Thơ: Sắp diễn ra Liên hoan “Ca nhạc, ca cổ, tiểu phẩm Xuân” lần thứ XV

Đồng Tháp thực hiện nghị quyết 18, tinh giản hàng nghìn cán bộ

Ông Trần Phong được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình

Hải Dương: Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm phát triển

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Vĩnh Phúc: Giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt khoảng 96%

Cận cảnh khu biệt thự 370 tỷ đồng bỏ hoang bên bãi biển Hà Tĩnh

Bạc Liêu: Kiến nghị kỷ luật 11 tổ chức, 32 cá nhân sau thanh tra

Vĩnh Phúc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI và 1 dự án DDI

Bạc Liêu: Đẩy mạnh tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động

Thái Nguyên tạo đột phá, thu hút các 'đại bàng' công nghệ

Quảng Nam: Nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Khởi công giai đoạn 1 dự án TTTM AEON MALL Thanh Hoá

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử