Thứ tư 06/11/2024 00:41

Đối thoại doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng hải và đường thủy nội địa

Gần 180 doanh nghiệp vận tải hàng hải, đường thủy nội địa và logistics đã dự hội nghị đối thoại doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng hải và đường thủy nội địa.

Để tiếp tục đồng hành, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp hàng hải và đường thủy nội địa, chiều ngày 22/4/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng hải và đường thủy nội địa năm 2024.

Phần lớn hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Xuân Sang- cho biết: Việt Nam là một quốc gia ven biển, với lợi thế có bờ biển dài, gần các tuyến hàng hải quốc tế, hệ thống sông ngòi dày đặc, ngành hàng hải và đường thuỷ nội địa có vai trò quan trọng trong lĩnh vực giao thông vận tải nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Đây là phương thức vận tải có chi phí thấp, có khả năng chuyên chở hàng hoá với khối lượng lớn, siêu trường, siêu trọng, đi các tuyến đường xa.

Thực tế cho thấy, phần lớn hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận tải bằng đường biển. Hệ thống cảng biển Việt Nam đã tiếp nhận được tàu có trọng tải lớn nhất thế giới, thu hút được 40 hãng tàu lớn trên thế giới vào hoạt động.

Theo ông Nguyễn Xuân Sang, Việt Nam có 3 cảng nằm trong danh sách 50 cảng container có sản lượng thông qua lớn nhất thế giới. Không những thế, ngành hàng hải cũng có tác động tích cực đến hoạt động du lịch, hàng năm hệ thống cảng biển Việt Nam đón hàng nghìn chuyến tàu khách du lịch quốc tế từ khắp các nước trên thế giới đến Việt Nam. Đặc biệt, trong nhiều năm trở lại đây, lĩnh vực hàng hải và đường thuỷ nội địa luôn có tốc độ tăng trưởng hàng hoá cao, ổn định, kể cả trong thời gian dịch bệnh Covid-19, chúng ta vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng dương.

Các đại biểu tham dự Hội nghị đối thoại doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng hải và đường thủy nội địa năm 2024. Ảnh Chí Hùng

Cụ thể, theo báo cáo tại hội nghị, vận tải hàng hóa năm 2023 đạt 2.344 triệu tấn, tăng 15,4%; luân chuyển hàng hóa đạt 490 tỷ tấn.km, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, vận chuyển hàng hóa đường thủy 476 triệu tấn (tăng 18,7%) và đường biển 116 triệu tấn (tăng 7,8%). Lũy kế 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 416 triệu tấn tăng 13,9%; luân chuyển hàng hóa ước đạt 88 tỷ tấn.km tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, vận chuyển hàng hóa đường thủy, đường biển tăng trưởng ấn tượng nhất với tỷ lệ lần lượt là 21%, 18,1% so với cùng kỳ.

Để đạt được kết quả này, theo Bộ Giao thông vận tải, là những nỗ lực không ngừng nghỉ của các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, hiệp hội đã xây dựng được một hệ thống cảng biển, cảng thuỷ nội địa, vận tải và mạng lưới logistics bền vững.

Tại hội nghị, các doanh nghiệp, ngành hàng đã có những trao đổi, đề xuất để thúc đẩy phát triển vận tải đường thủy nội địa. Ông Trần Đỗ Liêm, Chủ tịch Hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam- cho hay, phương tiện vận tải thủy kinh doanh chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ chưa cao, kinh doanh không thường xuyên. Ba năm gần đây, do nhu cầu và để bù đắp cho các chi phí không chính thức, đa số phương tiện đóng mới hoán cải đều tăng trọng tải lên 1,5-2 lần, tải trọng bình quân lên 1.000TEU/chiếc.

Tuy nhiên, đa số phương tiện vận tải lẻ, công ty tư nhân chỉ có số lượng 2-3 sà lan, manh mún, đông nhưng không mạnh, không đủ cạnh tranh. Ngược lại tạo ra sự cạnh tranh giá cước, tăng tiêu cực, tăng chi phí, trốn thuế làm chậm sự phát triển ngành đường thủy nội địa.

Từ thực tế trên, hội kiến nghị bổ sung danh mục phương tiện, Nhà nước ưu tiên tín dụng đầu tư ưu đãi cho các doanh nghiệp. Hiện mức vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng mới được hưởng ưu đãi là quá cao, chưa phù hợp. Bởi thực tế cảng đường thủy nội địa đón tàu đến 20.000 tấn, tàu có giá trị đầu tư chỉ 300 - 400 tỷ đồng là cao nhất.

Ông Liêm cũng đề nghị bộ sớm ban hành quy chuẩn tàu sông 72 sửa đổi, giúp ngành đóng tàu và người dân có bộ luật hoàn chỉnh, không làm mất thời gian và giảm chi phí đầu tư phát triển phương tiện.

Trong khi đó, ông Vũ Thanh Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Vận tải và xếp dỡ Hải An- cho biết, thực trạng đáng buồn là Việt Nam có 1.015 tàu vận tải thủy nhưng tàu container lại rất ít, chỉ 48 tàu. Trong đó có nhiều tàu đã trên 25 tuổi và theo các quy định mới nhất về bảo vệ môi trường, các tàu tuổi 25 năm trở lên không đáp ứng được nhiều yêu cầu, có thể sẽ không được vận chuyển.

Để duy trì phát triển đội tàu Việt Nam, theo ông Hải, các đơn vị cần có thêm nhiều đội tàu mới để phù hợp với nhu cầu thực tiễn, trong đó cần ưu tiên phát triển tàu có capacity từ 1.700 TEU. Trong đó ưu tiên tàu đóng mới hoặc đã qua sử dụng nhưng có đặc tính tốt về hiệu quả năng lượng. Tuy vậy, khó khăn trong phát triển đội tàu là chi phí đầu tư tàu quá lớn, nhất là tàu container bởi lãi suất vay tại các ngân hàng tương đối cao và chi phí VAT nhập khẩu tàu là 10%.

Từ đó, ông Hải đề xuất Nhà nước có chính sách tốt về lãi vay cho doanh nghiệp đầu tư phát triển đội tàu container. Miễn hoặc giảm thuế VAT nhập khẩu tàu container và miễn thuế nhà thầu cho doanh nghiệp khi thực hiện việc thuê, hoặc thuê mua container.

Đồng thời, tăng tuổi tàu được phép đăng ký và treo cờ Việt Nam từ 15 lên 17 tuổi. Quản lý và điều chỉnh các chí phí liên quan đến hoạt động khai thác tàu container tại tất cả các cảng biển Việt Nam như phí tàu lai dắt, phí bốc xếp một cách đồng nhất, ưu tiên giá tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam.

3 giải pháp thúc đẩy vận tải đường thủy nội địa

Theo lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, những kiến nghị đề xuất của các hiệp hội, doanh nghiệp là nguồn tham khảo quan trọng để bộ này cùng các bộ, ngành liên quan xây dựng, ban hành hoặc tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, vận tải biển, đường thủy nội địa, khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng cảng biển, cảng đường thủy nội địa.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh Chí Hùng

Tuy nhiên, thời gian tới, tình hình thế giới dự báo tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Xung đột chính trị, vũ trang xảy ra tại nhiều nước, thương mại toàn cầu yếu hay những căng thẳng ở Biển Đỏ và thời tiết, biến đổi khí hậu diễn biến bất thường dẫn đến những khó khăn, thách thức lớn đối với ngành vận tải, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp sản xuất và phân phối hàng hóa. Chính vì vậy, việc cập nhật, bổ sung các cơ chế, chính sách mới trong lĩnh vực hàng hải, đường thuỷ nội địa để hỗ trợ tốt hơn các nghiệp hàng hải và đường thủy nội địa là rất cần thiết. Trên cơ sở các kiến nghị của hiệp hội và doanh nghiệp thông qua hội nghị này, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp thu đầy đủ và chỉ đạo cho cho các đơn vị thuộc Bộ thực hiện một số nhiệm vụ để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động gồm:

Tập trung khai thác hiệu quả vận tải biển nội địa nhằm giảm tải cho đường bộ, góp phần giảm chi phí vận tải và điều tiết hợp lý cơ cấu thị phần của các loại hình vận tải. Phát huy tối đa lợi thế về vị trí của các cảng biển, đặc biệt là cảng cửa ngõ quốc tế để thu hút các tàu trọng tải lớn vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đi các tuyến vận tải biển xa.

Đẩy nhanh thủ tục tàu thuyền ra, vào cảng, tối ưu hóa công tác xếp, dỡ hàng hóa, thực hiện các giải pháp cho tàu lớn vào cảng nhằm giảm thời gian và tăng cường hiệu quả hoạt động tàu thuyền trong bối cảnh giá cước vận chuyển trên các tuyến trên tăng cao.

Xem xét nghiên cứu giải pháp tăng cường công tác quản lý giá dịch vụ tại cảng biển, giá các loại thu thu đối với hàng hoá tại cảng biển, nghiên cứu bổ sung quy định về quản lý tuyến vận tải nhằm tạo môi trường kinh doanh minh bạch cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển

Về phía hiệp hội, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cũng đề nghị các hiệp hội tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò nhằm kết nối, định hướng phát triển và hỗ trợ cho các doanh nghiệp nâng cao trình độ, năng lực đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động vận tải.

Về phía các doanh nghiệp, đề nghị cùng đồng hành với các bộ ngành, địa phương và hiệp hội thực hiện các giải pháp nêu trên, tiếp tục đóng góp các sáng kiến mới để thúc đẩy phát triển ngành hàng hải, đường thuỷ nội địa; đồng thời cần tuân thủ các quy định pháp luật trong quá trình hoạt động, đặc biệt trong lĩnh vực giá, phí và lệ phí.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Cảng biển Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Tôn Đông Á - 26 năm hành trình 'cùng xây cuộc sống xanh'

Tập đoàn Phenikaa lần thứ 4 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Bưu điện Việt Nam được vinh danh Thương hiệu Quốc gia lần thứ 2

ROX iPark được vinh danh là doanh nghiệp tăng trưởng xanh

TNPM ghi dấu ấn trên thị trường quản lý vận hành bất động sản Hà Nội

Casumina hướng tới tương lai: Đổi mới, sáng tạo và vươn xa

Giữ gìn và phát triển nghề truyền thống miến dong sạch Quyền Thiết - Làng So

FSEL: Học ngoại ngữ tương tác cùng AI dành cho người Việt

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trao quyết định bổ nhiệm hai Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel

Quảng Ninh - Cụm công nghiệp đầu tiên của huyện Đầm Hà thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Tưng bừng mừng kỷ niệm 60 năm: Bảo hiểm Bảo Việt khao đại tiệc tri ân 15 tỷ đồng

Công ty Cổ phần MISA có Tổng giám đốc mới

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm tăng trưởng 13,4%

Bảo hiểm PVI vào 'Top 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam'

Siberian Wellness và tổ hợp sản xuất hiện đại trên toàn cầu

Hội nghị người lao động EVNNPT năm 2024: Phát huy tinh thần dân chủ, sáng tạo

Lãi 504 tỷ sau 9 tháng, BCG Energy (BGE) hoàn thành 98% kế hoạch lợi nhuận

Hàng hóa Nga mở rộng thị trường tiêu dùng tại Việt Nam