Phú Thọ: Lễ hội Đền Du Yến được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội đền Và nổi tiếng xứ Đoài |
Ngày 24/2, tức ngày rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn, như thường lệ hàng năm, chính quyền và nhân dân xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình tổ chức Lễ hội cầu ngư và phát động ra quân đánh bắt hải sản năm 2024.
Với lịch sử hình thành gần 400 năm, Lễ hội cầu ngư ở làng biển Cảnh Dương được xem là một trong những lễ hội lâu đời nhất ở miền Trung. Phần nghi lễ quan trọng nhất trong lễ hội cầu ngư là lễ dâng hương và đọc văn tế Thần Ngư. Văn tế thể hiện sự biết ơn che chở, nâng đỡ của Cá Ông và Cá Bà đối với ngư dân trong những chuyến đi biển, cũng như lời nguyện cầu mong muốn của ngư dân về một mùa biển yên bình, mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, tôm cá đầy khoang, mùa màng tươi tốt, đời sống ấm no hạnh phúc. |
Từ sáng sớm, các chủ tàu thuyền, ngư dân và nhân dân cũng như du khách tập trung về đền thờ Ngư Linh Miếu và am Cầu Ngư phía trước làng biển Cảnh Dương để dâng hương, dâng lễ vật cúng tế Thần Ngư. Ngư dân quan niệm cá voi là loài cá nhiều lần trợ giúp tàu thuyền không bị chìm trong gió bão, tục thờ cúng cá voi với tấm lòng thành kính bắt nguồn từ đó. |
Tại lễ cầu ngư, các bậc cao niên, ngư dân trong làng cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa biển bội thu, ngư dân đánh bắt an toàn.“Ngày lễ hôm nay rất quan trọng, là dịp để ra quân đánh bắt đầu năm. Tất cả tàu thuyền từ đánh bắt vùng lộng đến vùng khơi đều xuất quân ra khơi đánh bắt, cầu mong trời đất, biển cả phù hộ những người dân biển làm ăn thuận lợi”- ông Nguyễn Văn Cường, 60 tuổi, ở thôn Thượng Giang, xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch cho hay. |
Nghi lễ quan trọng nhất trong Lễ hội cầu ngư ở Cảnh Dương là dâng hương và đọc văn tế Thần Ngư. Một vị cao niên có uy tín nhất làng được cử lên dâng hương và đọc văn tế. Bài văn tế thể hiện sự biết ơn đối với việc che chở, nâng đỡ của Cá Ông và Cá Bà đối với ngư dân trong những chuyến đi biển. |
Sau lễ dâng hương là tiết mục múa hát dân ca và biểu diễn “múa bông chèo cạn” do những ngư dân Cảnh Dương biểu diễn. |
Ông Đồng Vinh Quang, Chủ tịch UBND xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình cho biết, cầu ngư là lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của người dân vùng biển, có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, tinh thần gắn kết cộng đồng. |
Ngày 30/10/2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định công nhân Lễ hội cầu ngư của người dân vùng biển thuộc các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, thị xã Ba Đồn và TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. |