Thứ ba 22/04/2025 12:20

Lễ hội cầu ngư tiếp thêm sức mạnh cho ngư dân bám biển

Lễ hội cầu ngư góp phần làm tăng tinh thần đoàn kết cộng đồng, củng cố niềm tin, tiếp thêm sức mạnh cho những ngư dân ngày đêm bám biển.

Nhân kỷ niệm 17 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2022) tại Làng Văn hóa Việt Nam đã tái hiện Lễ hội cầu ngư- Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia do đoàn nghệ nhân tỉnh Phú Yên trình diễn.

Lễ hội cầu ngư - Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội cầu ngư có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của ngư dân, được thể hiện qua các nghi lễ đặc sắc và loại hình diễn xướng dân gian phong phú. Đây là lễ hội diễn ra ở nhiều nơi của ngư dân vùng biển, gắn với các tín ngưỡng thờ cúng cá Ông, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là tỉnh Phú Yên.

Đoàn rước Lễ Nghinh Ông nhập điện
Dâng hương trong Lễ hội cầu ngư

Đối với những người dân vùng biển, cá Ông luôn được tôn thờ và có một vị trí đặc biệt trong đời sống của ngư dân. Cá Ông chính là tên gọi tôn kính của ngư dân dành riêng cho cá voi - Loài cá thường giúp con người vượt qua những hiểm nguy khi lênh đênh trên biển cả. Lễ hội cầu ngư là dịp để ngư dân cầu mong cho những chuyến ra khơi thuận buồm, xuôi gió, cũng là dịp người dân tưởng nhớ những vị thần linh đã phù trợ cho họ; cầu mong mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, để ngư dân khi lênh đênh trên biển được bình an trở về với nhiều tôm, cá.

Màn võ ca tiếp Nghinh Ông

Phần lễ của Lễ hội cầu ngư diễn ra một cách trang nghiêm với những nghi thức tế lễ như: Lễ rước Sắc; Lễ rước (thỉnh) Bà Thiên Y A Na, rước Thành Hoàng bổn cảnh, rước âm hồn, cô hồn; Lễ Nghinh Ông Nam Hải; Chèo hầu bả trạo; Lễ thỉnh Sanh; Lễ tế Thần Nam Hải; Lễ khai tiên.

Sau phần Lễ là phần Hội, phần Hội được diễn ra một cách sinh động qua các loại hình diễn xướng dẫn gian. Tuỳ vào điều kiện của mỗi địa phương mà có một hình thức tổ chức lễ hội riêng, nhưng cũng đều là các trò chơi dân gian vùng biển: Lắc thúng, đua thuyền, bơi lội, kéo co, đá bóng... Đặc biệt là các loại hình nghệ thuật được lồng ghép rất đặc sắc: Múa siêu, hát Tuồng, Bài chòi và Hát Bả trạo.

Phần hội diễn ra sôi động với nhiều màn biểu diễn hấp dẫn
Chèo hầu (hát chẻo Bả trạo hầu Ông)
Hát múa mừng Lễ hội cầu ngư

Hát Bả trạo là một hình thức hát múa đặc trưng của Lễ hội cầu ngư (bả: nắm, trạo: chèo đò). Hát múa Bả trạo, vừa là nghi thức tế lễ vừa là hoạt động nghệ thuật, thể hiện sinh hoạt, lao động của ngư dân như chèo thuyền, kéo lưới hoặc đặc tả cảnh đưa linh, rước hồn “Đức Ông”; thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong một con thuyền, vượt qua sóng to gió cả, mang về một mùa bội thu cho ngư dân.

Lễ hội cầu ngư giúp gia tăng tinh thần đoàn kết cộng đồng, củng cố niềm tin, tiếp thêm sức mạnh cho những ngư dân ngày đêm bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Phạm TIệp
Bài viết cùng chủ đề: Lễ hội cầu ngư

Tin cùng chuyên mục

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa