Thứ sáu 09/05/2025 19:06

Độc đáo hội cỗ cá tại Lễ hội đền Trần năm 2025

Nằm trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội đền Trần (Thái Bình) năm 2025, ngày 11/2 (tức ngày 14 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Ban tổ chức Lễ hội tổ chức thi cỗ cá.

Cứ tới dịp lễ hội đền Trần được tổ chức từ ngày 13-17 tháng Giêng hàng năm, nhân dân làng Tam Đường, xã Tiến Đức huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình lại cùng du khách thập phương náo nức tham dự hội thi cỗ cá. Đây là một tục lệ lạ, hiếm thấy ở các địa phương khác trên cả nước.

Nguồn gốc thi cỗ cá ở đền Trần được tổ chức để mọi người nhớ đến tổ tiên nhà Trần làm nghề chài lưới. Chính vì gắn bó với sông nước nên các vị tiên tổ nhà Trần ghép tên mình với các loại các như: Trần Kinh - cá kình, Trần Hấp - cá trắm, Trần Lý - cá chép, Trần Thừa - cá nheo, Trần Thị Dung - cá ngừ…

Dưới đây là hình ảnh được ghi lại tại hội thi cỗ cá làng Tam Đường:

Ông Đinh Bá Khải - Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà đã tới dâng hương các vị vua Trần tại trong hội thi cỗ cá. Ảnh Nguyễn Thuần
Hội thi cỗ cá độc đáo của làng Tam Đường, thu hút đông đảo người dân và du khách. Ảnh Nguyễn Thuần
Hội thi cỗ cá năm nay, do 8 thôn làng của xã Tiến Đức tham gia, chia làm 8 giáp. Ảnh Nguyễn Thuần
Theo các cụ cao niên kể lại, cỗ cá có 2 loại: Cỗ cá đơn và cỗ cá kép, được bày trang trọng trên giá, mỗi giá có 8 vổ, mỗi vổ gồm có cá chép, cá mè, cá trắm, giò, chả, nem, mọc…. Ảnh Nguyễn Thuần
Cá dùng để làm cỗ trong hội thi là loại cá to, được nuôi từ đầu năm, khi bắt cá không được trật vẩy, gẫy đuôi, gẫy vây, khi làm cỗ cá được để nguyên vẩy. Ảnh Nguyễn Thuần
Cỗ cá năm nay được Ban tổ chức Lễ hội và du khách đánh giá là cỗ đẹp, có tính nghệ thuật cao. Ảnh Nguyễn Thuần
Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao giải nhất cho thôn: Nhật Tảo, giải nhì thôn Tam Đường, giải ba Trung Thượng và Do Đạo. Các thôn còn lại đều đặt giải theo từng mặt của thể lệ hội thi. Tục thi cỗ cá trong Lễ hội đền Trần không chỉ tỏ lòng thành kính của nhân dân xã Tiến Đức đối với các bậc tiền nhân mà còn là ước vọng của người dân về một năm mới nhiều may mắn, thuận buồm xuôi gió, làm ăn phát đạt, hạnh phúc. Ảnh Nguyễn Thuần

Lễ hội đền Trần diễn ra từ ngày 10-14/2 (tức ngày 13-17 tháng Giêng năm Ất Tỵ) theo quy mô cấp tỉnh, với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng như: Lễ bái yết và dâng hương, lễ rước nước, lễ khai ấn, các hoạt động văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian...Lễ khai ấn là một trong những hoạt động quan trọng nhất của lễ hội. Cùng với đó còn có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian như: Thi cỗ cá, gói bánh chưng, pháo đất, têm trầu cánh phượng, kéo lửa nấu cơm, kéo co, cờ tướng, liên hoan hát văn...

Điểm nhấn của chương trình là màn thể hiện bài hát ca ngợi công đức của vua Trần Nhân Tông; ca khúc dân gian đương đại về Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung... chương trình ca múa nhạc “Thái Bình vươn mình cùng kỷ nguyên mới của dân tộc” gồm các ca khúc về đất nước, Thái Bình và mùa xuân…

Nguyễn Thuần - Phương Cúc
Bài viết cùng chủ đề: Thái Bình

Tin cùng chuyên mục

Mận cherry Sơn La đổ bộ Hà Nội, giá siêu rẻ

Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Đảng bộ Tiểu đoàn DK1 bước vào nhiệm kỳ mới

70 năm ngành điện Hải Phòng: Dòng điện của niềm tin và khát vọng...

Trung tâm dạy thêm mọc như 'nấm sau mưa': Cảnh báo khoảng trống quản lý

Company Day 2025: Bệ phóng cho sinh viên bước vào ngành dầu khí

Phát động cuộc thi báo chí Tỏa sáng hào khí Cách mạng tháng Tám

Trường Sa xanh trong mắt vị tướng ngày trở lại

Vô lễ với cựu chiến binh, nam sinh Đại học Văn Lang bị kỷ luật khiển trách

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Thời tiết hôm nay 9/5: Hà Nội ngày nắng nóng, đêm mưa

Thời tiết biển hôm nay 9/5/2025: Gió nhẹ, sóng êm

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Chuyện về những sĩ quan 'giữ lửa' giữa trùng khơi

PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

Đảm bảo kinh phí cho lao động nghỉ việc theo Nghị định 178

Vụ lòng se điếu: Quán Lòng Chát nói gì về nguồn gốc sản phẩm?

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Thúc đẩy các mô hình, giải pháp phát triển hạ tầng internet

Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”