Thứ bảy 23/11/2024 03:28

Doanh nghiệp xuất khẩu Nghệ An hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do

Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đang mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu ở Nghệ An.

Tận dụng hiệu quả

Báo cáo của Sở Công Thương Nghệ Ancho thấy, 10 tháng đầu năm 2022, nhờ thích ứng linh hoạt với các hiệp định thương mại tự do, việc xuất khẩu hàng hóa của tỉnh đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Nghệ An đạt 2,11 tỷ USD, tăng 76,04%, vượt 132,2% kế hoạch năm. 10 tháng đầu năm 2022, kim ngạch dự ước đạt 1,838 tỷ USD, tăng 10,27% so với cùng kỳ, đạt 92% chỉ tiêu kế hoạch.

Dệt may là ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ các hiệp định thương mại tự do

Theo Sở Công Thương Nghệ An, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát từ năm 2020, xuất khẩu sang thị trường châu Âu và thị trường các nước tham gia hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới vẫn đạt kết quả tích cực.

Các FTA thế hệ mới với quy mô lớn như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)... đã mở ra cơ hội cho hàng hóa Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng, vào các thị trường chưa từng đặt chân tới. Cũng theo Sở Công Thương Nghệ An, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của địa phương này đã đạt mức tăng trưởng khá như: Linh kiện điện tử, dệt may, dăm gỗ, bột đá, dây điện và cáp điện...

Trong đó, dệt may là ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ các FTA. Thời gian qua, các doanh nghiệp đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc đáp ứng nguồn gốc xuất xứ theo yêu cầu của đối tác. Đồng thời, tăng cường liên kết, sử dụng sản phẩm, nguyên liệu trong nội khối hiệp định để tiếp cận các điều kiện ưu đãi được tốt hơn. Chính vì thế, hiện ngành hàng dệt may tiếp tục nằm trong Top dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Nghệ An. Dệt may là mặt hàng tham gia xuất khẩu khá sôi động của 33 doanh nghiệp, xuất khẩu hàng sang hơn 20 thị trường trên thế giới, bao gồm: Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản...

Ngoài dệt may, các lĩnh vực khác như xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cũng được hưởng nhiều ưu đãi tại hiệp định FTA mới này.

Chia sẻ về hiệu quả mang lại từ các FTA mới, bà Hứa Thị Trung Thu - Giám đốc Công ty TNHH Greenfarms cho biết: Hàn Quốc là một trong những thị trường quan trọng và tiềm năng đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Nghệ An. Greenfarms đang xây dựng nhà máy chế biến nông sản tại Quỳnh Lưu, trước mắt là sản xuất mặt hàng hành hoa sấy khô và cà rốt sang thị trường Hàn nên mong muốn được tìm kiếm đối tác, đồng thời kiểm tra giúp những mặt hàng mà Hàn Quốc quan tâm để đầu tư, chế biến.

Để thâm nhập vào các thị trường khó tính như Hàn Quốc, chúng tôi đặc biệt quan tâm vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm; đầu tư quy trình khép kín từ vùng nguyên liệu đến sản xuất, chế biến. Đồng thời, không ngừng nâng cao các tiêu chuẩn chất lượng để đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe từ các thị trường được đánh giá, nâng cấp hàng năm. Nhờ đó, sản phẩm của doanh nghiệp được ưa chuộng và nhận được đơn đặt hàng lâu dài từ các đối tác” - bà Hứa Thị Trung Thu cho biết.

Môi trường cạnh tranh lành mạnh, thuận lợi cho doanh nghiệp

Tham gia FTA, các doanh nghiệp xuất khẩu ở Nghệ An nhận được sự quan tâm, định hướng, chỉ đạo kịp thời của các cấp, ngành liên quan trong việc tạo dựng nguồn hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường, cải thiện hạ tầng logistics…

Việc tham gia các FTA hệ mới đang mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu ở Nghệ An

Bằng các chương trình cụ thể, Sở Công Thương Nghệ An kịp thời triển khai các hiệp định đã có hiệu lực tới các cấp, các ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã cũng như các hiệp hội, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn Nghệ An. Tỉnh Nghệ An cũng đã tổ chức các lớp tuyên truyền, tập huấn về các FTA đã có hiệu lực cho cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, xã và doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Trong giai đoạn 2021 - 2022, có 2.500 lượt đại biểu tham gia các lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến về Hiệp định CPTPP; về Hiệp định EVFTA và lồng ghép phổ biến thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế, Hiệp định UKVFTA, RCEP.

Ngoài ra, ngành Công Thương cũng làm tốt việc hướng dẫn các doanh nghiệp trong tỉnh thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho hàng xuất khẩu sang các nước tham gia ký kết FTA đã có hiệu lực (các nước ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn độ, Nhật Bản, Chi Lê, Liên minh kinh tế Á Âu, Úc - Newzeland, Hong Kong, khối các nước CPTPP, Liên minh EU, RCEP). Trung bình mỗi năm có khoảng 8.000 giấy chứng nhận xuất xứ được cấp cho các nhãn hàng. Hiện tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan theo FTA của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong năm 2021 - 2022 đã đạt khoảng ~ 45% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh.

Sở Công Thương cũng thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ trực tuyến giữa doanh nghiệp của tỉnh Nghệ An với Tham tán Thương mại của Việt Nam tại các nước đã ký kết FTA như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản,... nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của tỉnh.

Đại diện Phòng Xuất nhập khẩu Sở Công Thương Nghệ An chia sẻ, trong bối cảnh hội nhập từ các FTA, doanh nghiệp địa phương gặp những khó khăn nhất định. Nguyên nhân là do Việt Nam thực hiện các FTA trong vị thế là thành viên có trình độ phát triển thấp hơn so với đa số các nước thành viên khác. Vì vậy, các doanh nghiệp chịu sức ép mở cửa thị trường trong các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư.

Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về các hàng rào kỹ thuật thương mại như: Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật; yêu cầu về an toàn, chất lượng; về ghi nhãn, thông tin tiêu dùng; các thủ tục đăng ký nhập khẩu... "Trong khi đó, Nghệ An là tỉnh rộng, quy mô doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa và siêu nhỏ; sự chủ động của các doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế chưa cao", vị này chia sẻ.

Về vấn đề này, ông Cao Minh Tú - Phó Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An cho biết: Hiện nay, Hiệp định EVFTA đã bước vào năm thứ 3 thực thi, Hiệp định CPTPP đã bước sang năm thứ 4. Do đó, đây là thời điểm “vàng” để doanh nghiệp ưu tiên đẩy mạnh xuất khẩu, khẳng định giá trị thương hiệu hàng hóa trên thị trường quốc tế.

Thời gian tới, "Sở Công Thương Nghệ An sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và các cấp, ngành tại địa phương về hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và các FTA đã ký kết nói riêng; hướng dẫn thực hiện các FTA nước ta đã ký kết và đang thực thi. Chú trọng nâng cao kiến thức và năng lực cho các cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu trong việc xây dựng chính sách cũng như thực thi các cam kết quốc tế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu trên địa bàn Nghệ An...", ông Cao Minh Tú nhấn mạnh.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Sở Công Thương Nghệ An

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Hải Phòng: Khai trương dự án chính quyền số hướng tới minh bạch, hiệu quả và tiện ích

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình