Doanh nghiệp Việt tìm kiếm cơ hội IPO tại Mỹ

Hàng loạt công ty khởi nghiệp công nghệ Đông Nam Á thực hiện IPO tại Mỹ đang tạo ra tác động lan tỏa khắp hệ sinh thái trong khu vực, đặc biệt đối với các công ty Việt Nam.

Tìm kiếm cơ hội

Gần đây, các công ty Việt Nam đang nghiên cứu thành lập các công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) để niêm yết tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên, việc niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ chỉ là bước khởi đầu của hành trình đầy thử thách với các khoản phí đáng kể và sự giám sát nghiêm ngặt.

Công ty cổ phần VNG đang cân nhắc việc niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ qua SPAC để tiếp cận nguồn vốn nước ngoài
Công ty cổ phần VNG đang cân nhắc việc niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ qua SPAC để tiếp cận nguồn vốn nước ngoài

Công ty giao nhận hàng hóa Loship là một trong những doanh nghiệp Việt Nam đang tìm kiếm cơ hội niêm yết tại Mỹ. Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) là một trong những cột mốc quan trọng mà Loship hướng đến trong vòng 3 năm tới.

Nguyễn Hoàng Trung, nhà đồng sáng lập, kiêm CEO Loship chia sẻ, Loship hy vọng niêm yết trên Sàn Giao dịch chứng khoán New York (NYSE) vào năm 2024, sau khi đạt lợi nhuận. IPO thành công sẽ thúc đẩy tăng trưởng của Loship trong tương lai.

Tuy nhiên, một vấn đề dễ nhận thấy là, các nhà đầu tư tại Mỹ thường không biết nhiều về các công ty Đông Nam Á. Điều này tạo ra thách thức rất lớn cho các công ty Việt Nam trong việc thu hút vốn từ các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. “Do đó, SPAC có vẻ là một lựa chọn thực tế hơn cho các start-up Việt, như Loship”, ông Trung chia sẻ.

Tương tự, Công ty cổ phần VNG cân nhắc niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ qua SPAC để tiếp cận nguồn vốn nước ngoài. Giao dịch này có thể định giá VNG ở mức 2 - 3 tỷ USD.

Trong khi đó, Quỹ Golden Gate Ventures kỳ vọng hoạt động mua bán và sáp nhập ở Đông Nam Á sẽ tăng lên. Dự kiến có 468 công ty khởi nghiệp thoái vốn từ năm 2020 đến năm 2022.

Con đường đến thành công

Các nhà đầu tư quốc tế rất lạc quan với triển vọng của thị trường Đông Nam Á, vì đây là một trong những thị trường nóng nhất trên toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Ông Herston Powers, Giám đốc của Quỹ 1982 Ventures cho rằng, tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ và đầu tư mạo hiểm chưa được phản ảnh đúng với thực tế so với Indonesia và Singapore trong những năm qua.

Nền tảng thương mại điện tử Tiki, dù đang làm ăn thua lỗ, nhưng cũng có ý định huy động thêm nguồn vốn mới thông qua các SPAC tại Singapore, trong khi VinFast và Bamboo Airways đang cân nhắc niêm yết trên sàn NYSE qua SPAC.

Vì tên tuổi của các công ty Việt Nam tương đối xa lạ ở thị trường nước ngoài, đặc biệt ở Mỹ, nên một số công ty phần nào còn do dự về tiềm năng niêm yết ở nước ngoài.

Tuy nhiên, ông Powers tin rằng, thị trường Mỹ luôn sẵn sàng cho các công ty phát triển nhanh và mạnh. Singapore’s SEA Group - công ty mẹ của Shopee và Garena - đã chứng minh, một công ty công nghệ đến từ Đông Nam Á có thể cực kỳ thành công tại thị trường vốn Mỹ.

Bong bóng SPAC

Các nhà phân tích như Powers lưu ý rằng, việc gây quỹ ở Mỹ không phải là một cuộc dạo chơi trong công viên, vì sẽ tốn nhiều khoản phí và tài trợ, song bất kể công ty nào đều có thể tham gia huy động vốn.

Theo ông Kent Wong, Giám đốc Ngân hàng và Thị trường vốn thuộc Công ty tư vấn luật VCI Legal, trong số các công ty Việt Nam như VNG, Tiki và Loship, thì VNG có cơ hội thành công cao nhất để gây quỹ ở thị trường nước ngoài, với tiềm năng cao về nội dung kỹ thuật số, thương mại điện tử, trò chơi trực tuyến và nền tảng đám mây. Các kênh công nghệ khác nhau này cho phép VNG không bị giới hạn bởi khu vực địa lý hoặc phụ thuộc vào hạ tầng địa phương.

Tuy nhiên, ông Wong tin rằng, VNG sẽ đến muộn trong buổi tiệc, vì bong bóng thị trường SPAC đã vỡ.

“Tôi thích con đường IPO thông thường hơn vì dù sao, sáp nhập ngược với công ty SPAC sẽ phải trải qua sự giám sát nghiêm ngặt”, ông Wong nêu quan điểm.

Ngoài vị thế tại thị trường ở Đông Nam Á, theo ông Wong, các tập đoàn như VNG cần phải xem xét lại định giá của mình.

“Một số người đặt câu hỏi về tính khả thi của việc định giá 2 - 3 tỷ USD của VNG. Lưu ý rằng, con số này khá khiêm tốn so với vị thế thống lĩnh thị trường của tập đoàn này tại Việt Nam và so với các đối thủ khác như FPT hay thương vụ Bukalapak 6,5 tỷ USD của Indonesia gần đây”, ông Wong lưu ý.

Một số người khác cũng cho rằng, mức định giá khoảng 2 - 3 tỷ USD của VNG không “đáp ứng được kỳ vọng” về vị trí dẫn đầu thị trường của công ty.

“Tôi nghĩ, Nhóm ngân hàng đầu tư của VNG đang gặp phải một vấn đề nghiêm trọng. Đó là lý do họ không thể thuyết phục các nhà đầu tư quốc tế rằng, VNG có giá trị lớn hơn nhiều so với mức 2-3 tỷ USD. Thậm chí, Bukalapak là một trong những công ty thương mại điện tử cấp bậc trung của Indonesia cũng được định giá 6,5 tỷ USD”, một chuyên gia trong ngành chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư.

Theo ông Powers, mọi công ty cần phải xem xét ý nghĩa của việc trở thành một công ty đại chúng ở Mỹ và cần có những chuẩn bị cần thiết để thực hiện niêm yết thành công. “Việc niêm yết rất quan trọng và bạn chỉ có một cơ hội để làm đúng. Nhiều công ty không nhận ra rằng, việc niêm yết chỉ là bước khởi đầu của cuộc hành trình. Thị trường vốn toàn cầu đang có nhiều thách thức, nhưng với chiến lược đúng đắn, doanh nghiệp có thể có được lợi thế cạnh tranh, bao gồm khả năng tiếp cận các nguồn vốn dồi dào và tính thanh khoản cao hơn”, ông Powers nhấn mạnh.

Việc niêm yết chỉ là bước khởi đầu của cuộc hành trình. Thị trường vốn toàn cầu đang có nhiều thách thức, nhưng với chiến lược đúng đắn, doanh nghiệp có thể có được lợi thế cạnh tranh, bao gồm khả năng tiếp cận các nguồn vốn dồi dào và tính thanh khoản cao hơn.

Ông Herston Powers, Giám đốc Quỹ 1982 Ventures

Theo Báo Đầu tư
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cổ phiếu bất động sản lao dốc, VN-Index giảm gần 5 điểm

Cổ phiếu bất động sản lao dốc, VN-Index giảm gần 5 điểm

Sự hốt hoảng của phiên sáng có vẻ đã nguội đi sau giờ nghỉ trưa, thị trường không tạo đáy sâu thêm mà từ từ phục hồi, VN-Index quay đầu đi lên trong cuối phiên.
Đóng hơn 340.000 tài khoản chứng khoán trong tháng 11

Đóng hơn 340.000 tài khoản chứng khoán trong tháng 11

Trong tháng 11, tiếp tục có thêm hơn 340.000 tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân bị đóng, gấp đôi so với số lượng tài khoản mở mới.
Phần lớn cổ phiếu lên giá, chỉ số VN-Index tăng hơn 10 điểm

Phần lớn cổ phiếu lên giá, chỉ số VN-Index tăng hơn 10 điểm

Dòng tiền tham gia mạnh mẽ trong phiên giao dịch hôm nay kéo chỉ số VN-Index đóng cửa ở mốc 1.126,43 điểm, tăng mạnh 10,46 điểm (tương đương 0,94%).
Techcom Securities: Những bước tiên phong trên sàn thứ cấp

Techcom Securities: Những bước tiên phong trên sàn thứ cấp

Ra mắt từ năm 2018, hệ thống iConnect là dự án công nghệ tiên phong số hóa việc mua bán trái phiếu doanh nghiệp, mang lại sự thuận tiện, an toàn đến nhà đầu tư
Khối ngoại bán ròng kỷ lục kéo chỉ số VN-Index giảm hơn 4 điểm

Khối ngoại bán ròng kỷ lục kéo chỉ số VN-Index giảm hơn 4 điểm

Thị trường chứng khoán trong nước hôm nay đã ngay lập tức bị điều chỉnh khi khối ngoại tăng cường bán ròng với giá tăng kỷ lục.

Tin cùng chuyên mục

Chứng khoán tháng 11: VN-Index tăng 6,41%, tín hiệu thị trường khởi sắc

Chứng khoán tháng 11: VN-Index tăng 6,41%, tín hiệu thị trường khởi sắc

Báo cáo của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, kết thúc phiên giao dịch tháng 11/2023, các chỉ số trên thị trường đều tăng, báo hiệu một sự khởi sắc.
Cổ phiếu chứng khoán thăng hoa kéo VN-Index tăng vọt hơn 18 điểm

Cổ phiếu chứng khoán thăng hoa kéo VN-Index tăng vọt hơn 18 điểm

Không chỉ giúp cải thiện thanh khoản cho thị trường, dòng tiền còn là động lực để VN-Index tăng 18,33 điểm (tương đương 1,66%) lên 1.120,49 điểm.
Chứng khoán tuần từ 4-8/12: Thị trường đang có nhiều tín hiệu khả quan?

Chứng khoán tuần từ 4-8/12: Thị trường đang có nhiều tín hiệu khả quan?

Các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư cần thận trọng, có thể cân nhắc nhịp hồi phục để chốt lời hoặc cơ cấu danh mục và giữ tỷ trọng ở mức an toàn.
Trả cổ tức tuần từ 4-8/12: Doanh nghiệp cao nhất 4.600 đồng/CP

Trả cổ tức tuần từ 4-8/12: Doanh nghiệp cao nhất 4.600 đồng/CP

Trong tuần ngày 4-8/12, thị trường có 16 doanh nghiệp chốt ngày giao dịch không hưởng quyền để nhận cổ tức bằng tiền mặt, cao nhất 4.600 đồng.
Sắc xanh chủ đạo trên bảng điện tử, VN-Index tăng hơn 8 điểm

Sắc xanh chủ đạo trên bảng điện tử, VN-Index tăng hơn 8 điểm

Thị trường chứng khoán trong nước đã lấy lại được những gì đã mất bất chấp thanh khoản ở mức thấp, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.102,16, tăng 8,03 điểm (+ 0,73%).
Nhà đầu tư tháo chạy, cổ phiếu LDG nằm sàn sau khi Chủ tịch Nguyễn Khánh Hưng bị bắt

Nhà đầu tư tháo chạy, cổ phiếu LDG nằm sàn sau khi Chủ tịch Nguyễn Khánh Hưng bị bắt

Ngay trong đầu phiên giao dịch sáng nay (1/12), cổ phiếu LDG (Công ty Cổ phần Đầu tư LDG) đã nằm sàn, các nhà đầu tư có xu hướng bán tháo.
Áp lực bán tháo cuối phiên, thị trường chứng khoán quay đầu giảm gần 9 điểm

Áp lực bán tháo cuối phiên, thị trường chứng khoán quay đầu giảm gần 9 điểm

Sau hai phiên tăng điểm liên tiếp tương đối tốt, VN-Index hôm nay quay đầu giảm 8,67 điểm (tương đương 0,79%), đóng cửa ở mốc 1.094.13 điểm.
Sắc xanh chiếm ưu thế vượt trội, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.102,80 điểm

Sắc xanh chiếm ưu thế vượt trội, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.102,80 điểm

Thị trường mở cửa khi các nhóm đều tràn ngập trong sắc xanh, VN-Index đóng cửa ở mốc 1,102.80, tăng 7,37 điểm (tương đương 0,68%).
Thị trường đảo chiều ngoạn mục, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.095.43 điểm

Thị trường đảo chiều ngoạn mục, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.095.43 điểm

Nhờ sự tỏa sáng của nhóm cổ phiếu thép, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.095.43, tăng 7,37 điểm (tương đương 0,68%), thanh khoản có sự cải thiện nhẹ.
Áp lực giảm giá từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, VN-Index giảm 7,55 điểm

Áp lực giảm giá từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, VN-Index giảm 7,55 điểm

Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/11, áp lực giảm giá từ nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn khiến VN-Index giảm 7,55 điểm (-0,69%), đóng cửa ở mốc 1.088.06 điểm.
Chứng khoán tuần từ 27/11-1/12: Thị trường có thể duy trì quán tính hồi phục

Chứng khoán tuần từ 27/11-1/12: Thị trường có thể duy trì quán tính hồi phục

Chỉ số VN-Index được dự báo có thể điều chỉnh trở lại trong những phiên giao dịch đầu tuần 27/11 - 1/12, với biên độ dao động dự kiến 1.085 - 1.095 điểm.
Trả cổ tức tuần từ 27/11 - 1/12, doanh nghiệp nào cao nhất?

Trả cổ tức tuần từ 27/11 - 1/12, doanh nghiệp nào cao nhất?

Trong tuần từ ngày 27/11-1/12, thị trường có 23 doanh nghiệp chốt trả cổ tức, trong đó 19 doanh nghiệp trả cổ tức tiền mặt, số còn lại trả bằng cổ phiếu.
VN-Index có phiên đảo chiều ngoạn mục, thị trường lấy lại sắc xanh

VN-Index có phiên đảo chiều ngoạn mục, thị trường lấy lại sắc xanh

Trong phiên giao dịch ngày 24/11, thị trường có phiên đảo chiều ngoạn mục khiến chỉ số VN-Index tăng 7,12 điểm, tương đương 0,65%, lên mức 1.095,61 điểm.
Cổ phiếu giảm giá sàn la liệt, VN-Index rơi 25 điểm

Cổ phiếu giảm giá sàn la liệt, VN-Index rơi 25 điểm

Kết phiên ngày 23/11, VN-Index về 1.088,49 điểm, giảm 25,33 điểm (-2,27%); HNX-Index giảm 2,58% về 224,54 điểm và Upcom-Index giảm về 84,95 điểm.
VietinBank Securities công bố lợi nhuận quý III tăng mạnh

VietinBank Securities công bố lợi nhuận quý III tăng mạnh

VietinBank Securities bất ngờ công bố lợi nhuận quý III tăng mạnh gấp 5 lần so với cùng kỳ, từ đó đưa tổng lợi nhuận 9 tháng tiến sát ngưỡng 155 tỷ đồng.
Thị trường giao dịch giằng co, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.113.82 điểm

Thị trường giao dịch giằng co, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.113.82 điểm

Nhờ sự tích cực từ nhóm cổ phiếu bất động sản, thị trường đã có thể duy trì được đà tăng. VN-Index đóng cửa ở mốc 1.113.82, tăng nhẹ 3,36 điểm (+0,30).
Bất chấp khối ngoại bán ròng trở lại, VN-Index tăng gần 7 điểm

Bất chấp khối ngoại bán ròng trở lại, VN-Index tăng gần 7 điểm

Kết thúc phiên giao dịch hôm nay (ngày 21/11), bất chấp việc khối ngoại bán ròng, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.110,46, tăng 6,80 điểm (tương đương 0,62%).
Hơn 170 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, giá trị đạt gần 185.000 tỷ đồng

Hơn 170 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, giá trị đạt gần 185.000 tỷ đồng

10 tháng năm 2023, đã có 173 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, đạt giá trị 184.796,5 tỷ đồng; giảm 43,87% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Phiên giao dịch đầu tuần: VN-Index tìm lại được sắc xanh

Phiên giao dịch đầu tuần: VN-Index tìm lại được sắc xanh

Kết thúc phiên hôm nay (20/11), VN-Index tăng 2,47 (tương đương 0,22%), đạt mức 1,103.66 điểm nhờ sóng tăng mạnh của nhóm cổ phiếu chứng khoán.
Chứng khoán tuần từ 20-24/11: VN-Index sẽ xuất hiện nhịp rung lắc mạnh?

Chứng khoán tuần từ 20-24/11: VN-Index sẽ xuất hiện nhịp rung lắc mạnh?

Trong tuần này, các công ty chứng khoán nhận định VN-Index có thể rung lắc nhưng có xu hướng đi lên, các cổ phiếu có cơ bản vẫn thu hút được dòng tiền.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động