Thứ tư 01/01/2025 17:15

Doanh nghiệp nhỏ và vừa lúng túng trong chuyển đổi số và tiếp cận tài chính

Chuyển đổi số và tiếp cận nguồn vốn được coi là điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng phó với thách thức mới và phục hồi sau dịch Covid-19.

Thách thức nào với doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Tại hội thảo Thúc đẩy hỗ trợ chuyển đổi số và tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức vào sáng 26/7, ông Lê Mạnh Hùng - Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp – cho rằng: Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang đứng trước những khó khăn thách thức rất lớn trong quá trình hồi phục sau đại dịch Covid-19.

Trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, gần 400.000 doanh nghiệp đã được tiếp cận các tài liệu hướng dẫn chuyển đổi số

Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số và tiếp cận các nguồn vốn là những điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp ứng phó với các thách thức mới, phục hồi, mở rộng sản xuất, kinh doanh và nâng cao lợi thế cạnh tranh nhằm tham gia bền vững vào chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, theo đánh giá của đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đang rất lúng túng với chuyển đổi số cũng như tiếp cận tín dụng.

Cụ thể hơn về vấn đề chuyển đổi số, bà Bùi Thu Thuỷ - Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp chỉ ra 4 thách thức mà các doanh nghiệp đang đối mặt hiện nay, bao gồm: Thứ nhất, chi phí đầu tư cần thiết cho chuyển đổi số cao; Thứ hai, hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp còn hạn chế, trong khi đó xu hướng công nghệ cập nhật, đổi mới liên tục, tâm lý ngại đổi mới của doanh nghiệp; Thứ ba, quy trình tổ chức quản lý, quy trình nghiệp vụ, quản lý chuỗi cung ứng chưa chuẩn hoá, thiếu chiến lược và nhân sự xây dựng quy trình vận hành chuẩn; Thứ 4, nguồn nhân lực chuyển đổi số còn hạn chế, thiếu tiếp cận kiến thức, thông tin về chuyển đổi số cũng như linh hoạt trong điều chỉnh văn hoá tổ chức, nhận thức về chuyển đổi số.

Đặc biệt, tại Báo cáo thường niên Chuyển đổi số doanh nghiệp năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho thấy, các doanh nghiệp cũng lo ngại về rò rỉ dữ liệu cá nhân trong qúa trình chuyển đổi số. Cùng với đó là sự thiếu cam kết, hiểu biết của người lao động; khó khăn trong tích hợp các giải pháp công nghệ số; thiếu cơ sở hạ tầng về công nghệ số…

Trong khi đó, về tiếp cận tài chính, theo bà Bùi Thu Thuỷ, hiện tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn tài chính chính thống còn thấp, khoảng 25%, còn lại 75% là tiếp cận từ các nguồn khác như từ bạn bè, gia đình và các nguồn vay ngoài ngân hàng.

Theo đó, nguyên nhân khiến doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn vốn chính thống từ các ngân hàng là do, năng lực tài chính của các chủ doanh nghiệp chưa cao do hạn chế về quản lý dòng tiền, về minh bạch chứng từ, báo cáo tài chính. Cùng với đó, doanh nghiệp chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn ngân hàng do liên quan đến tài sản đảm bảo, về phương án kinh doanh khả thi, lịch sử trả nợ và các điều kiện, thủ tục vay vốn khác.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều thách thức trong chuyển đổi số

Hoá giải thách thức chuyển đổi số và tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp

Trước nhu cầu và sự cần thiết của chuyển đổi số cũng như tiếp cận tài chính của khu doanh nghiệp, Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với USAID thông qua Dự án “Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa” (LinkSME), triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 cùng nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực nhằm tăng cường năng lực tiếp cận các nguồn tài chính đa dạng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Kết quả, trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, gần 400.000 doanh nghiệp đã được tiếp cận các tài liệu hướng dẫn chuyển đổi số, hơn 600 doanh nghiệp được đánh giá mức độ sẵn sàng và 100 doanh nghiệp được tư vấn hỗ trợ chuyên sâu về chuyển đổi số.

Bên cạnh hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa về chuyển đổi số, theo ông Gregory Leon – Giám đốc Phòng quản trị nhà nước và phát triển kinh tế (USAID Việt Nam): Cục Phát triển doanh nghiệp và Dự án USAID LinkSME cũng đã triển khai đào tạo về tiếp cận và xây dựng chiến lược tài chính cho hơn 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó, 14 doanh nghiệp đã được tư vấn chuyên sâu về tái cấu trúc các khoản nợ và tiếp cận tài chínhvới khoản vay được phê duyệt lên tới 5 triệu USD.

Tuy đây là những kết quả ban đầu, nhưng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, điều đó cho thấy sự chủ động và tiên phong của Dự án trong việc triển khai tập trung vào những lĩnh vực, phương pháp mới, có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay; qua đó, thúc đẩy nâng cao năng lực quản trị nội bộ của doanh nghiệp. Đồng thời, hai nền tảng thông tin số tại địa chỉ digtal.business.go.vn và a2f.business.gov.vn đã được xây dựng, nhằm tích hợp các công cụ, báo cáo, tài liệu liên quan tới chuyển đổi số và tiếp cận tài chính giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận một cách nhanh chóng và hiệu quả. Trong đó, với a2f.business.gov.vn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể dễ dàng tiếp cận các công cụ và tài liệu trên nền tảng, đồng thời, tham gia trực tiếp vào các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và kết nối với các nguồn tài chính mới phù hợp với năng lực của doanh nghiệp.

Đặc biệt, theo đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong thời gian tới, các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Dự án sẽ tiếp tục tập trung thúc đẩy và mở rộng các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp kết nối, chuyển đổi số và tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc tài liệu hoá và nhân rộng mô hình hỗ trợ thành công trên phạm vi toàn quốc. Hy vọng các hoạt động này sẽ là những hoạt động hỗ trợ kịp thời, có ý nghĩa, nhằm góp phần giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt được xu hướng phát triển và chuyển dịch của thị trường trong nước và thế giới để có thể thích ứng, bền bỉ vượt qua khó khăn và tiếp tục phát triển vững mạnh.

Nền tảng thông tin tại địa chỉ digtal.business.go.vn là nền tảng số với nhiều thông tin hữu ích về các hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số, chương trình đào tạo, tài liệu và công cụ, đồng thời kết nối các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các chuyên gia tư vấn và đơn vị cung cấp giải pháp số.
Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp lưu ý gì khi thực hiện tập trung kinh tế?

5 mốc son viết lên trang sử vàng của NSMO (A0)

HMK và Isaac bắt tay, nâng tầm thương hiệu kính Việt

PVEP - Vững vàng vượt thách thức trong năm 2024

Cứ 2 ngày làm việc, Vinamilk có một sản phẩm mới

Từ A0 tới NSMO: Sứ mệnh trái tim của ngành điện

BSR: Công bố quyết định chuẩn y và bổ nhiệm cán bộ

Cân nhắc nợ của doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu

PVEP: Công bố, trao quyết định công tác cán bộ cấp cao

PC Đắk Nông: Cảnh bảo giả danh điện lực để lừa đảo

Herbalife Việt Nam thông báo

LocknLock khai trương cửa hàng nhượng quyền thứ 16 tại Sơn Tây

Dược phẩm Donapharm đồng hành cùng sức khỏe người Việt

Ngành điện miền Nam triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa tri ân khách hàng

Lợi nhuận như nước qua kẽ tay, Chủ tịch Phát Tiến trải lòng những gì?

UDIC đạt Danh hiệu TOP 20 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024

Vissan vinh dự nhận giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt 2024”

Giám đốc kinh doanh Home Credit Việt Nam: Khách hàng là trọng tâm của mọi chiến lược

Công ty Thủy điện Sông Bung: Ứng dụng công nghệ giám sát máy biến áp theo thời gian thực

PC Thừa Thiên Huế: Thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa trong tháng Tri ân khách hàng