Vụ Dầu khí và Than tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027 PVN trao tặng hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ công tác an sinh xã hội Việt Nam từng có đặc khu kinh tế tồn tại 12 năm |
Quyết định số 773/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/4 do Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký thay nêu rõ về việc đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Cụ thể, đồng ý đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo đề xuất của tập đoàn, với tên gọi đầy đủ là Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam. Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
![]() |
Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chính thức trao quyết định đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam |
Trong đó, tên giao dịch: Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam; tên giao dịch quốc tế: Vietnam National Industry - Energy Group.
Đồng thời tên gọi tắt là PETROVIETNAM, viết tắt là PVN.
Quyết định nêu rõ Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo quy định tại Luật Dầu khí năm 2022 và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; các hiệp định, văn bản, thỏa thuận và hợp đồng đã ký kết với các bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, cơ quan, đơn vị liên quan; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
![]() |
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng các đồng chí lãnh đạo tặng hoa chúc mừng Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam |
Cách định danh mới “Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam”, khẳng định Petrovietnam không chỉ là một tập đoàn dầu khí, năng lượng truyền thống, mà là trung tâm của công nghiệp, dịch vụ và trụ cột năng lượng quốc gia – mang trong mình sứ mệnh phát triển bền vững, đổi mới công nghệ, đảm bảo an ninh năng lượng cho Việt Nam. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi tên gọi sẽ đảm bảo tổ chức và hoạt động của Tập đoàn phù hợp với định hướng của Bộ Chính trị, xu hướng chuyển dịch năng lượng và cam kết Net Zero vào năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ.
Việc đổi tên là dấu mốc quan trọng của Petrovietnam sau 50 năm xây dựng và phát triển, sau 64 năm truyền thống của ngành Dầu khí. Đồng thời, thể hiện cam kết, quyết tâm mạnh mẽ của Petrovietnam trong quá trình chuyển đổi về chiến lược phát triển, mô hình hoạt động, khẳng định vai trò dẫn dắt, nền tảng, động lực của doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng.
Tên gọi mới không chỉ phản ánh sứ mệnh mới, tầm nhìn mới mà còn thể hiện cam kết tiên phong của Petrovietnam trong đổi mới công nghệ, phát triển bền vững, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, hội nhập chuỗi năng lượng toàn cầu.
Kết luận 76-KL/TW ngày 24/4/2024 của Bộ Chính trị về tình hình thực hiện Nghị quyết số 41 về định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đã nhấn mạnh việc phát huy lợi thế của ngành Dầu khí trong phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, năng lượng mới như phát triển các dự án điện gió ngoài khơi phục vụ xuất khẩu, các dự án về sản xuất hydrogen, amonia… Đồng thời đã chỉ rõ định hướng phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam. Thời gian qua, nhằm phù hợp với xu hướng chuyển dịch năng lượng, tạo dựng hình ảnh mới, phản ánh cam kết chuyển đổi năng lượng, tại Hội nghị Tổng kết năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 của Tập đoàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Chính phủ, các Bộ ngành đã thực hiện nghi thức chuyển dịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam). Song song với đó, Petrovietnam đã khẩn trương triển khai xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển mới, nghiên cứu xây dựng bộ nhận diện thương hiệu mới, đồng thời hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan để chính thức vận hành với định danh mới. Petrovietnam xác định tập trung phát triển trên ba trụ cột chiến lược: Năng lượng – Công nghiệp – Dịch vụ, với Năng lượng là trụ cột cốt lõi.
|