Thứ sáu 09/05/2025 12:35

Doanh nghiệp Nhật Bản yên tâm trước sự kiểm soát dịch Covid-19 của Việt Nam

Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, đang dấy lên nhiều lo ngại về tác động tiêu cực của dịch bệnh đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.    

Trước vấn đề này, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến, thương mại Nhật Bản (Jetro) văn phòng Hà Nội - ông Takeo Nakajima đã có cuộc trao đổi nhanh với báo chí tại buổi họp báo công bố kết quả Khảo sát thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam, ngày 14/2.

Ông Takeo Nakajima - Trưởng đại diện Jetro Hà Nội

Hiện tỷ lệ thu mua nguyên liệu tại Việt Nam của các doanh nghiệp Nhật Bản đang ở mức thấp, vậy trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát đã có tác động đến sản xuất, nguồn cung nguyên liệu của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam như thế nào, thưa ông?

Dịch Covid-19 đang diễn ra hết sức phức tạp, song để đánh giá ảnh hưởng của dịch bệnh chúng ta cần có thời gian. Nhưng hiện đang có những phát sinh đối với doanh nghiệp Nhật Bản, như doanh nghiệp phải gia tăng biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân viên, người lao động…

Về hoạt động sản xuất, hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn duy trì bình thường do vẫn còn nguồn hàng lớn đang tồn kho. Hiện nay, hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và chỉ 10% xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, nên việc tạm dừng, hay hạn chế các hoạt động vận chuyển, giao thương là chưa thể đánh giá được tác động một cách cụ thể, vì hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc không phải là nhiều.

Tuy nhiên, nếu dịch kéo dài thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu sản xuất, nhất là các nguyên phụ liệu thu mua từ Trung Quốc. Đặc biệt, khi doanh nghiệp Trung Quốc bị ngừng trệ hoạt động, sản xuất do thiếu lao động thì chắc chắn là tác động nhất định trong dài hạn.

Trong trường hợp dịch kéo dài, Jetro sẽ có biện pháp gì để hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, nhất là các hoạt động tiếp cận các nguồn thu mua nguyên liệu, tìm thị trường xuất khẩu mới?

Với chức năng nhiệm vụ của mình, Jetro là đầu mối thu nhận thông tin, ý kiến của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam để nắm các khó khăn mà họ đang gặp phải do tác động của dịch Covid-19. Hiện nhiều doanh nghiệp khá lo ngại khi như nhà máy bị đóng cửa, hàng hóa không dịch chuyển được, lao động tạm thời ngừng cấp phép làm việc… Dựa trên thực tế này, chúng tôi sẽ kiến nghị tới Chính phủ Việt Nam để xem xét cách thức, giải pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp cho doanh nghiệp theo quy định.

Ngoài ra, theo dự kiến, Jetro sẽ triển khai nhiều chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại trong năm 2020, song với tình hình dịch bệnh hiện nay chúng tôi đã có kế hoạch thay đổi cách thức triển khai nhằm hạn chế thấp nhất sự gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, kế hoạch một số hoạt động dự kiến sẽ tổ chức quy mô, có tính mở rộng, tránh yếu tố rủi ro thì nay sẽ được chúng tôi thực hiện hẹp hơn, mang tính chất cá biệt hơn.

Dịch Covid-19 vẫn đang hết sức phức tạp, ông có thể đưa ra dự đoán nào về ảnh hưởng của dịch đối với quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản ?

Mới đây, chúng tôi cũng đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin việc đưa ra các kịch bản về tác động của dịch Covid-19 đối với kinh tế Việt Nam. Theo kịch bản, nếu dịch kéo dài sang quý II thì sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, và doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cũng sẽ bị tác động không nhỏ. Và thực tế, hiện nay Nhật Bản cũng là quốc gia chịu tác động của dịch bệnh này. Do đó, theo suy đoán, dịch Covid-19 có thể làm trì trệ hoạt động thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản trong ngắn hạn.

Thời gian qua và cho đến thời điểm này, các biện pháp kiểm soát nhằm hạn chế tác động tiêu cực của dịch Covid-19 của Chính phủ Việt Nam là hết sức nhanh chóng và kịp thời, điều này cũng khiến cho các doanh nghiệp Nhật Bản rất yên tâm với các chính sách của Việt Nam. Tuy nhiên, việc hạn chế đi lại của người dân, du khách cũng như vận chuyển hàng hóa theo tính toán sẽ có tác động đến hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, khi dịch kéo dài, phức tạp hơn thì Chính phủ Việt Nam cần đưa ra giải pháp khoa học, hỗ trợ kịp thời, phù hợp nhất cho doanh nghiệp.

Xin cảm ông!

Hoa Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Vị thế đồng USD được củng cố nhờ động thái mới của Fed

Thông tin về tàu ngầm 'điệp viên' của Israel

Lộ diện loạt vũ khí mới trong Lễ duyệt binh tại Nga

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 8/5: Lính đánh thuê Ukraine tử nạn

Cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Ấn Độ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 8/5: Nga bắt giữ sĩ quan NATO

Mời tham dự Webinar 'Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong ngành dệt may'

Việt Nam tham dự Triển lãm quốc tế InDEX 2025 tại Kerala

Nga nâng cấp xe tăng T-90M và trình làng UAV tự sát thế hệ mới

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 7/5: Sĩ quan Ukraine tử nạn ở Donetsk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 7/5: Điệp viên Ukraine tử nạn ở Dnieper

Saudi Arabia chi khủng mua tên lửa không đối không AIM-120C-8

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 6/5: Đặc nhiệm Ukraine rút lui ở Zaporizhia

Tuần hàng Việt tại Malaysia: Cà phê, nông sản tới tấp người mua

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 6/5: Lính đánh thuê NATO tử nạn ở Sumy

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 5/5: Hàng loạt lính Ukraine đầu hàng ở Kursk

Brazil gỡ lệnh cấm, cá rô phi Việt Nam trở lại 'đường đua' xuất khẩu

Nước mắm Việt 'theo chân' cơm tấm chinh phục thị trường Nhật Bản

Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113

Ba Lan chi 'khủng' hiện đại hóa phi đội máy bay F-16