Doanh nghiệp, ngành hàng: Trông đợi gì từ chính sách?

Cộng đồng DN xác định phải thay đổi tư duy, ứng dụng công nghệ, hướng đến sản xuất xanh, đồng thời kỳ vọng chính sách sẽ phát huy hiệu quả trong thực tế.
Chính phủ sẽ tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, phục vụ tốt nhất cho cộng đồng doanh nghiệp

Ông Đỗ Hà Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA): Mong cơ chế về tỷ giá, lãi suất ổn định

Doanh nghiệp, ngành hàng: Trông đợi gì từ chính sách?

Có thể khẳng định, năm 2022 tiếp tục là một năm khá thành công của những nhà xuất khẩu và sản xuất lương thực Việt Nam, khi đầu năm giá gạo đi xuống và phải đến quý III, giá gạo mới tăng lên. Theo đó, ước đến hết năm 2022, Việt Nam xuất khẩu được trên 7 triệu tấn gạo - con số những người làm trong ngành không ai nghĩ sẽ đạt.

Về triển vọng năm 2023, dự báo, xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục khả quan bởi lương thực là mặt hàng thiết yếu. Bên cạnh đó, với giá gạo cao vào cuối vụ và đặc biệt cuối năm 2022, sẽ tạo đà thuận lợi để các doanh nghiệp đàm phán hợp đồng cho năm 2023 tốt hơn.

Cùng với thuận lợi, cộng đồng doanh nghiệp nói chung, sản xuất, xuất khẩu lương thực nói riêng sẽ phải đối mặt với một số thách thức liên quan đến vốn và room tín dụng. Tài chính đang là khó khăn lớn nhất với các doanh nghiệp, ảnh hưởng tới những doanh nghiệp muốn mở rộng hoặc thu mua dự trữ. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước dù bắt đầu mở thêm room tín dụng nhưng mức độ rất nhỏ, dẫn tới rủi ro cho doanh nghiệp. Do đó, chúng tôi mong muốn, cơ chế về tỷ giá, lãi suất phải có tính ổn định. Bởi khi doanh nghiệp lên phương án kinh doanh, sản xuất, đều phải dựa trên tỷ giá và khi tỷ giá lên - xuống đột ngột, những tính toán của doanh nghiệp đều sẽ không còn chính xác, dẫn đến thua lỗ. Thêm vào đó, tính ổn định nguồn vốn cũng rất quan trọng, giúp đảm bảo định hướng sản xuất và Ngân hàng Nhà nước cần có cơ chế cấp vốn cho doanh nghiệp lúa, gạo.

Ông Phạm Ngọc Hưng - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đổi mới và Phát triển bền vững: Thay đổi để thích ứng hoàn cảnh mới

Doanh nghiệp, ngành hàng: Trông đợi gì từ chính sách?

Các doanh nghiệp đã có sự "bứt phá" trong năm 2022, đặc biệt doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Ước tính, GDP thành phố tăng 9% trong năm 2022. Đặc biệt, nhiều ngành gặp khó khăn trong dịch Covid-19, đều đã vươn lên và phục hồi. Tuy nhiên, từ những tháng giữa năm đến cuối năm 2022, không ít doanh nghiệp thuộc lĩnh vực giày da, may, thời trang, chế biến gỗ… khó khăn về thị trường và vốn.

Trong khó khăn của năm 2022, doanh nghiệp đã có cơ hội để thay đổi và thích nghi. Các thói quen tiêu dùng, cách sử dụng sản phẩm, kinh doanh, sản xuất... đã thay đổi. Rất nhiều doanh nghiệp áp dụng kinh tế số có hiệu quả, kinh doanh trên nền công nghệ thương mại điện tử được thực hiện rất tốt và tăng doanh số của doanh nghiệp. Với khả năng, trình độ hiện nay, đặc biệt tại TP. Hồ Chí Minh - nơi có nhân lực, điều kiện để ứng dụng kinh tế số vào trong sản xuất, kinh doanh cũng như phân phối - sẽ tạo ra một bước ngoặt rất lớn.

Ngoài ra, năm vừa qua, sản xuất đã đi theo kinh tế xanh. Cụ thể, trước đây, xuất khẩu gạo của chúng ta thua Thái Lan, nhưng nay đã vượt lên. Hay, những sản phẩm trái cây, nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm sạch ngày càng được nhiều thị trường thế giới chấp nhận.

Trong năm 2023, với sự phát triển của công nghệ số, tôi cho rằng, công tác xúc tiến thương mại nên có sự đổi mới, thực hiện trên nền tảng công nghệ điện tử, giúp hàng hóa xuất khẩu sang nhiều nước hơn và chi phí rẻ nhất.

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau, Quả Việt Nam (Vinafruit): Năm đột phá thị trường của rau, quả

Doanh nghiệp, ngành hàng: Trông đợi gì từ chính sách?

Năm 2022 được xem là một năm đột phá của ngành rau, quả Việt Nam khi chúng ta mở cửa được thị trường cho 7 mặt hàng rau, quả. Cụ thể, như đàm phán ký kết thành công Nghị định thư với Trung Quốc cho xuất khẩu chính ngạch sầu riêng và chuối. Ngoài Trung Quốc, Việt Nam đã xuất khẩu lô bưởi đầu tiên sang thị trường Mỹ, mở ra triển vọng phát triển quả bưởi của Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng đã cho phép chúng ta xuất khẩu chính thức nhãn vào thị trường nước này, hay New Zealand đã đồng ý cho Việt Nam xuất khẩu quả chanh và quả bưởi...

Với những đột phá trên, ước cả năm 2022, xuất khẩu rau, quả của Việt Nam đạt 3,4 tỷ USD. Mặc dù mức này có sự giảm nhẹ hơn so với năm 2021 song trong bối cảnh thị trường lớn của Việt Nam là Trung Quốc áp dụng chính sách Zero-Covid, đồng thời bắt buộc phải đăng ký mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói mới được phép vào Trung Quốc, kết quả này là sự nỗ lực lớn.

Về triển vọng năm 2023, chúng tôi đánh giá có nhiều tích cực cho các mặt hàng rau, quả. Theo đó, dự báo, tăng trưởng rau, quả xuất khẩu sẽ ở mức 20% so với năm 2022 với con số đạt khoảng 4 tỷ USD. Cơ sở để chúng tôi đưa ra dự báo này xuất phát từ việc thị trường Trung Quốc đang dần mở cửa khi việc kiểm soát dịch Covid-19 bớt chặt, tạo điều kiện cho xuất nhập khẩu tốt hơn. Cùng với đó, khó khăn về logistics và vận chuyển sẽ được tháo gỡ giúp giảm giá cước, cùng các thị trường mới mở ra thông qua Nghị định thư cùng 15 Hiệp định thương mại đã được ký kết chắc chắn sẽ tạo ra động lực lớn cho xuất khẩu rau, quả.

Ông Nguyễn Đình Tùng - CHủ tịch HĐQT Tập đoàn Vina T&T: Bám sát thông tin của thị trường nước ngoài

Doanh nghiệp, ngành hàng: Trông đợi gì từ chính sách?

Mặc dù còn nhiều khó khăn do lạm phát, nhu cầu giảm, nhưng xuất khẩu rau, quả đang phục hồi ở nhiều nước, đặc biệt là các thị trường như Mỹ, Australia, Canada. Đây là cơ sở để có thể lạc quan về tình hình xuất khẩu trái cây trong năm 2023.

Tuy nhiên, quý I, II/2023, chúng ta cũng phải cẩn trọng hơn bởi lạm phát cũng đã tăng cao ở các nước. Do đó, về hàng hóa, phải đặt chất lượng lên hàng đầu. Nông sản của các nước trên thế giới sản xuất đồng nhất về chất lượng, kích cỡ, lô hàng nào cũng ổn định như nhau. Đó chính là điều mà vùng nguyên liệu của Việt Nam còn hạn chế. Nông sản Việt Nam trong nước giá rẻ, nhưng bán sang nước ngoài giá trị tăng gấp hàng chục lần. Điều đó chứng tỏ, giá bán không phải là yếu tố quyết định, mà các thị trường yêu cầu chúng ta phải đảm bảo chất lượng và uy tín. Tuy kết quả trước mắt có thể khích lệ ngành xuất khẩu rau, củ, quả của nước ta, nhưng trong tương lai gần, phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của nhiều nước, nên các doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị kỹ.

Đối với Vina T&T, thị trường có rất nhiều tín hiệu lạc quan, nhưng không vì thế mà chủ quan. Theo đó, chúng tôi rất cẩn trọng trong xuất khẩu để vừa bảo vệ được uy tín đối với bà con nông dân, vừa có thể xây dựng được thương hiệu rõ ràng hơn và minh bạch hơn với nhà nhập khẩu. Đồng thời, chúng tôi cũng cố gắng liên kết cộng đồng doanh nghiệp để cùng nhau xây dựng thương hiệu cho trái cây Việt Nam.

Với chung cộng đồng doanh nghiệp, tôi cho rằng, các doanh nghiệp có thể tận dụng hệ thống tham tán thương mại Việt Nam tại các nước để biết được hình thức hoạt động, kinh doanh của đối tác. Những năm gần đây, tham tán thương mại Việt Nam hoạt động rất hiệu quả, nhờ đó, Vina T&T đã nhận được nhiều hỗ trợ tích cực cho hoạt động xuất khẩu tại các thị trường.

Bà Đoàn Thị Thanh Trà - Giám đốc Tiếp thị Truyền thông Saigontourist: Kỳ vọng sự phục hồi của du lịch trong 2023

Doanh nghiệp, ngành hàng: Trông đợi gì từ chính sách?

Năm 2022 nhiều khó khăn nhưng cũng có không ít cơ hội cho các doanh nghiệp lữ hành như Saigontourist. Với chiến lược kinh doanh linh hoạt, xác định đúng trọng tâm, sự nỗ lực, gắn kết của toàn thể nguồn nhân lực trong toàn hệ thống, Saigontourist đã triển khai hơn 2.000 đoàn MICE, phục vụ hơn 350.000 lượt khách MICE trên toàn quốc, góp phần quan trọng vào sự phục hồi của ngành du lịch Việt Nam, tạo thêm công việc ổn định cho nguồn nhân lực trong ngành du lịch.

Trải qua năm bản lề 2022 đầy thách thức, năm 2023 sẽ là cột mốc đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch Việt Nam. Đây sẽ là cơ hội để Saigontourist phục hồi mạnh mẽ mảng du lịch quốc tế, vốn bị ảnh hưởng nặng nề do đợt dịch vừa qua.

Cùng với thuận lợi, năm 2023, dự báo ngành du lịch thế giới và Việt Nam sẽ còn đối mặt nhiều thách thức, do đó, chúng tôi đề cao nội dung và chất lượng của các hành trình, tiếp tục mang lại những sản phẩm, dịch vụ sáng tạo, đa dạng và chất lượng, đẩy mạnh khai thác du lịch MICE bên cạnh khách du lịch thuần túy. Bên cạnh đó, Saigontourist tiếp tục đẩy mạnh triển khai các sản phẩm, dịch vụ đường hàng không, đường biển, đường sông, đường bộ, đặc biệt là du lịch tàu biển. Đối với mảng này, bên cạnh khách du lịch thuần túy đa quốc tịch, khách hàng cao cấp, Lữ hành Saigontoruist tập trung khai thác nguồn khách MICE quốc tế vào mùa cao điểm du lịch quốc tế 2023.

Chúng tôi xác định, việc chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của ngành du lịch Việt Nam trong năm 2023 và sẽ chú trọng hoàn tất việc chuyển đổi số hóa trong quy trình kinh doanh, quản trị nhân sự, đặc biệt là mảng thương mại điện tử để giúp khách hàng của Lữ hành Saigontourist trên toàn cầu có thể dễ dàng tra cứu thông tin điểm đến, đặt tour du lịch trọn gói.

Ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An: Cần cơ chế vốn cho nông nghiệp xuất khẩu

Doanh nghiệp, ngành hàng: Trông đợi gì từ chính sách?

Kết thúc năm 2022, Trung An xuất khẩu gần 200 nghìn tấn gạo với giá bình quân 600 USD/tấn, trong đó, một số loại gạo chất lượng cao được thị trường ưa chuộng như ST24, ST25 có giá tới 1.200 USD/tấn. Đây tiếp tục được xem là năm thành công với xuất khẩu gạo của chúng tôi.

Với tình hình thị trường như hiện nay, tôi cho rằng, năm 2023 sẽ tiếp tục là năm khả quan với doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Điều này hoàn toàn có cơ sở vì gạo là lương thực thiết yếu, trong khi nguồn cung gạo của nhiều quốc gia bị thu hẹp lại do biến đổi khí hậu. Minh chứng là chúng tôi đã ký kết và sẽ giao khoảng 30.000 tấn gạo trong quý I/2023 cho các thị trường như Malaysia, Singapore, Hàn Quốc…

Bên cạnh thuận lợi, vẫn có một số thách thức liên quan đến nội tại của ngành gạo và cần phải tháo gỡ sớm. Cụ thể, vốn dành cho sản xuất - thu mua lúa, gạo chưa được ổn định, dẫn tới việc liên kết sản xuất với nông dân khó khăn. Ngoài ra, cơ hội đem lại từ các FTA là rất lớn nhưng để tận dụng được thì chắc chắn phải đi theo xu thế bền vững. Để làm được, phải có chính sách xuyên suốt từ các cấp, ngành trong việc tuyên truyền, định hướng cho nông dân.

Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas): Các giải pháp để ngành dệt may hoàn thành mục tiêu

Doanh nghiệp, ngành hàng: Trông đợi gì từ chính sách?

Sang năm 2023, ngành dệt may đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng. Theo đó, kịch bản tích cực là xuất khẩu dệt may có thể đạt 47- 48 tỷ USD và kịch bản kém tích cực hơn là đạt khoảng 45 - 46 tỷ USD. Chúng ta có cơ sở để đặt ra tham vọng đó, như thông tin về các hiệp định thương mại là động lực thúc đẩy chuyển dịch đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam, giúp doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng.

Các giải pháp để đạt được mục tiêu đặt ra cho ngành dệt may giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn 2030. Thứ nhất, thông qua hội nghị tổng kết vào giữa tháng 12/2022, các doanh nghiệp có được những cái nhìn tổng quan về những thách thức và đưa ra những giải pháp phát triển ngành trong dài hạn. Thứ hai, để phát triển mục tiêu xanh và bền vững, VITAS đã trình Bộ Công Thương và Chính phủ xây dựng các chiến lược phát triển dệt may. Thứ ba, về nguồn tài chính đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo môi trường cho các khu công nghiệp đạt chuẩn mực để kêu gọi đầu tư. Để đạt được mục tiêu này, cộng đồng các doanh nghiệp, đứng đầu là vai trò của VITAS luôn xuyên suốt xây dựng những giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp chủ động thích ứng yêu cầu của các nhãn hàng cũng như ngành may toàn cầu. Thứ tư, các doanh nghiệp phải đưa ra cho mình một lộ trình theo từng năm để bắt kịp xu thế thị trường...

Ông Trần Quốc Mạnh - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển sản xuất - Thương mại Sài Gòn (SADACO): Ưu tiên sản phẩm có yếu tố xanh

Doanh nghiệp, ngành hàng: Trông đợi gì từ chính sách?

Những tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ có nhiều thuận lợi song từ giữa năm, thị trường giảm cầu, kéo theo đơn hàng sụt giảm. Với SADACO, may mắn là chúng tôi có khách hàng truyền thống, lâu năm. Cùng với đó, chúng tôi tìm tới một số thị trường ngách ở Trung Đông nên kim ngạch xuất khẩu trong năm 2022 vẫn tương đương với năm trước. Đáng mừng là, từ cuối năm 2022, đơn hàng đã có dấu hiệu quay trở lại, dù chưa nhiều, chưa phải số lượng lớn nhưng đó là sự tích cực để doanh nghiệp có thêm kỳ vọng trong năm 2023.

Tôi cho rằng, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ nói chung sẽ đối diện với sức ép rất lớn từ sự sụt giảm nhu cầu ở các thị trường lớn, tín dụng thắt chặt, lãi vay ngày càng tăng… Trước những áp lực này, chiến lược của doanh nghiệp gỗ cần quan tâm đến những thị trường xa như Trung Đông, châu Phi hoặc sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường. Chẳng hạn, chúng tôi dự định sẽ đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm tái chế lại từ bao bì đã sử dụng, đưa về giá thành ở mức thấp bởi đây là sản phẩm tái chế, có yếu tố xanh.

Tuy nhiên, ngoài sự chủ động của doanh nghiệp, chúng tôi đề xuất, trong năm 2023 Chính phủ có chính sách ổn định tín dụng, kéo giảm lãi vay cho doanh nghiệp có vốn yên tâm sản xuất và tạo việc làm cho người lao động. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng phải đẩy mạnh hơn khâu xúc tiến thương mại, cụ thể là tổ chức thường xuyên các đoàn xúc tiến thương mại sang thị trường mới nổi như Trung Đông; tổ chức các buổi tiếp xúc B2B cho doanh nghiệp gỗ với nhà nhập khẩu. Đặc biệt, các thương vụ, tham tán, đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài cũng cần thông tin cập nhật liên tục về tình hình thị trường cho doanh nghiệp thông qua các hiệp hội, ngành hàng, giúp doanh nghiệp nắm bắt nhanh nhất, sớm nhất, từ đó có chiến lược hoạt động phù hợp. Việc hỗ trợ để doanh nghiệp tận dụng tốt nhất các FTA trong năm 2023 cũng cần được chú trọng hơn. Cuối cùng, theo xu hướng của thế giới, các bộ, ngành, địa phương cần tích cực tuyên truyền việc chuyển đổi sang sản xuất xanh, minh bạch nguồn gốc gỗ…

Ông Nguyễn Ngọc Hòa - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh (HUBA): Tạo hệ sinh thái kết nối cộng đồng doanh nghiệp

Doanh nghiệp, ngành hàng: Trông đợi gì từ chính sách?

Năm vừa qua, cộng đồng doanh nghiệp vừa mới tạm gượng dậy sau cơn đại dịch và thời gian hồi phục chưa dài, lại chịu thêm sức ép mới từ những bất ổn của toàn cầu về chiến tranh, đứt gãy chuỗi cung ứng, lạm phát, thiếu hụt nguồn vốn… Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn đó, các doanh nghiệp cũng xác định phải nỗ lực tự cứu mình và cùng liên kết. Lúc này, vai trò cầu nối, gắn kết của Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố rất quan trọng trong việc kết nối cộng đồng doanh nghiệp lại với nhau. Đặc biệt, xu thế kết nối hiện nay không chỉ kết nối "tay đôi, tay ba", mà phải tạo thành một hệ sinh thái.

Chúng tôi xác định, trong hệ sinh thái này, làm thế nào để các doanh nghiệp khi tham gia cùng có cam kết sẽ đóng góp gì và mình hưởng lại những cái từ đóng góp của doanh nghiệp bạn. Chẳng hạn, chúng tôi đang dự kiến gắn kết giữa nhà sản xuất, với nhà phân phối, đơn vị đóng gói, đơn vị bao bì và đơn vị logistics, vận chuyển để hình thành một cụm phân phối. Tương tự, như vậy chúng tôi cũng có kế hoạch làm sao giúp cho doanh nghiệp trụ được tìm ra được những giải pháp về vốn, giải pháp về thị trường. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng hướng cộng đồng doanh nghiệp tới xu thế kinh tế tuần hoàn bằng việc đồng bộ giải pháp công nghệ, ứng dụng công nghệ số, kỹ thuật số vào sản xuất.

Trong năm 2023, sẽ có nhiều thách thức với doanh nghiệp liên quan đến dòng vốn, thị trường sụt giảm. Chúng tôi cho rằng, ở khía cạnh nguồn vốn, ngân hàng phải điều chỉnh lại các quy định về cho vay theo hướng nới lỏng hơn, để hướng dòng vốn đi vào dài hạn và có chính sách giải quyết "bài toán" lãi suất. Đồng thời, giải quyết bài toán đầu tư công, vì chỉ khi đầu tư công thực hiện mới kích hoạt nền kinh tế.

Ở góc độ đơn hàng sụt giảm, doanh nghiệp có thể chọn thị trường ngách cụ thể là thị trường Trung Đông và chọn sản phẩm đặc trưng để phát triển.

Thùy Dương - Hà Duyên - Thanh Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: doanh nghiệp tư nhân

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

SCG tiếp tục ghi dấu ấn của đơn vị tiên phong thực hành đổi mới ESG tại giải Rồng Vàng 2024

SCG tiếp tục ghi dấu ấn của đơn vị tiên phong thực hành đổi mới ESG tại giải Rồng Vàng 2024

Tại lễ trao giải Rồng Vàng 2023-2024, Tập đoàn SCG đánh dấu cột mốc đặc biệt, vươn từ top 50 các năm trước lên top 10 doanh nghiệp FDI tiêu biểu.
PC Đắk Lắk phát động thi đua

PC Đắk Lắk phát động thi đua ''Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024''

Từ ngày 1/5 đến hết ngày 31/8, PC Đắk Lắk phát động thi đua “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024”, dự kiến trao thưởng cho 300 hộ gia đình tiết kiệm điện.
Nâng tầm an toàn hệ thống điện với ống luồn dây điện G.I Cát Vạn Lợi

Nâng tầm an toàn hệ thống điện với ống luồn dây điện G.I Cát Vạn Lợi

Cát Vạn Lợi với danh tiếng vững chắc tại thị trường Việt Nam đã khẳng định vị thế nhà sản xuất và cung ứng hàng đầu về ống luồn dây điện G.I đạt chuẩn BS 4568.
Siberian Wellness lần thứ 9 nhận giải thưởng Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng

Siberian Wellness lần thứ 9 nhận giải thưởng Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng

Giải thưởng “Sản Phẩm Vàng Vì Sức Khỏe Cộng Đồng 2024” được trao bởi Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF).
Doanh nghiệp chủ động phát huy vai trò trong bảo vệ môi trường

Doanh nghiệp chủ động phát huy vai trò trong bảo vệ môi trường

Doanh nghiệp cần thể hiện trách nhiệm xã hội trong giảm thiểu tiêu cực từ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, đóng góp vào mục tiêu thực hiện cam kết Net Zero.

Tin cùng chuyên mục

PC Thừa Thiên Huế: Ủng hộ kinh phí cho "Quán cơm 5.000"

PC Thừa Thiên Huế: Ủng hộ kinh phí cho "Quán cơm 5.000"

Nữ công và Đoàn viên thanh niên PC Thừa Thiên Huế ủng hộ kinh phí 5 triệu đồng cho “Quán cơm 5.000” phục vụ cho người lao động, học sinh và sinh viên nghèo.
CEO Trường Sinh Group với tầm nhìn xây dựng thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế

CEO Trường Sinh Group với tầm nhìn xây dựng thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế

CEO Trường Sinh Group, ông Phan Thanh Thiên vừa trở thành 39 người trên toàn thế giới được sắc phong Tiến sĩ danh dự khoa học công nghệ tại Dubai, UAE.
Herbalife Việt Nam được trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2024”

Herbalife Việt Nam được trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2024”

Đây là lần thứ chín liên tiếp Herbalife Việt Nam vinh dự được xét chọn trao giải thưởng uy tín này từ hàng trăm ứng viên là các doanh nghiệp trên cả nước.
Koja Mart giành giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng”

Koja Mart giành giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng”

Koja Mart giành giải thưởng "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng" 3 năm liên tiếp, cho thấy những cống hiến không ngừng cho sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Vụ hai cô gái trẻ lộ clip: VIB khẳng định không phải nhân sự ngân hàng!

Vụ hai cô gái trẻ lộ clip: VIB khẳng định không phải nhân sự ngân hàng!

Khi sự việc đáng tiếc bị đẩy lên cao trào, VIB chính thức lên tiếng dập tắt tất cả lời đồn đoán thiếu căn cứ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của họ.
Đại hội cổ đông năm 2024 của Công ty CP Phát triển Điện lực Việt Nam: Thành công và Minh bạch

Đại hội cổ đông năm 2024 của Công ty CP Phát triển Điện lực Việt Nam: Thành công và Minh bạch

Ngày 26/4/2024, Công ty cổ phần Phát triển Điện lực Việt Nam (VNPD) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 (ĐHĐCĐ).
Chi phí tuân thủ của doanh nghiệp chưa thực sự được cắt giảm

Chi phí tuân thủ của doanh nghiệp chưa thực sự được cắt giảm

Kết quả cắt giảm điều kiện đầu tư, kinh doanh mặc dù đã đạt được kết quả nhất định, song chi phí tuân thủ của doanh nghiệp vẫn chưa thực sự được cắt giảm.
CEO Nguyễn Thị Huyền Trang – nỗ lực phát triển kinh doanh để có điều kiện hỗ trợ cộng đồng nhiều hơn

CEO Nguyễn Thị Huyền Trang – nỗ lực phát triển kinh doanh để có điều kiện hỗ trợ cộng đồng nhiều hơn

CEO Nguyễn Thị Huyền Trang không chỉ được biết đến với sự thành công trong kinh doanh mà còn với tấm lòng từ thiện cao cả góp phần vào sự phát triển cộng đồng.
Nhiệt điện Quảng Ninh đạt mốc sản lượng điện 80 tỷ kWh

Nhiệt điện Quảng Ninh đạt mốc sản lượng điện 80 tỷ kWh

Vào 20 giờ ngày 02/5/2024, Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh cán mốc sản lượng điện sản xuất đạt 80 tỷ kWh.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam có tân Phó Tổng giám đốc

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam có tân Phó Tổng giám đốc

HĐQT Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố danh sách các thành viên HĐQT Petrolimex trúng cử nhiệm kỳ 2021-2026, bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc Tập đoàn.
Phát động cuộc thi "Y tế cơ sở giỏi năm 2024"

Phát động cuộc thi "Y tế cơ sở giỏi năm 2024"

Cuộc thi "Y tế cơ sở giỏi năm 2024" nhằm nâng cao năng lực y tế cơ sở, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.
VIETSTAR bắt tay Đại học Ulsan Hàn Quốc phát triển chương trình lãnh đạo bền vững dành riêng cho doanh nghiệp Việt

VIETSTAR bắt tay Đại học Ulsan Hàn Quốc phát triển chương trình lãnh đạo bền vững dành riêng cho doanh nghiệp Việt

Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Công ty Cổ phần Tư vấn và Đào tạo Sao Việt (VIETSTAR Training & Consulting JSC) và Đại học Ulsan (Hàn Quốc) vừa diễn ra.
VPBank và Chợ Tốt Xe hợp tác triển khai gói vay mua xe 5 tốt, duyệt vay 5 phút

VPBank và Chợ Tốt Xe hợp tác triển khai gói vay mua xe 5 tốt, duyệt vay 5 phút

VPBank và Chợ Tốt Xe vừa ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai gói vay “Mua xe 5 tốt, duyệt vay 5 phút” nhằm cung cấp dịch vụ tài chính thông minh cho khách hàng
Nhựa Hoa Sen hướng đến mục tiêu phát triển bền vững

Nhựa Hoa Sen hướng đến mục tiêu phát triển bền vững

Nhựa Hoa Sen vinh dự được Hội đồng Công trình Xanh Singapore chứng nhận “Nhãn xanh” – Green Building Product cho nhóm sản phẩm Ống nhựa HDPE và Ống nhựa PP-R.
Mái ấm Gia đình Việt: Chung tấm lòng trao đi - Cùng sưởi ấm tâm hồn trẻ mồ côi

Mái ấm Gia đình Việt: Chung tấm lòng trao đi - Cùng sưởi ấm tâm hồn trẻ mồ côi

Tập đoàn Hoa Sen là đơn vị xây dựng thành công hình ảnh thương hiệu gắn kết với cộng đồng, khẳng định dấu ấn thương hiệu thông qua nhiều chương trình tài trợ.
Sắp diễn ra lễ công bố PCI và PGI 2023

Sắp diễn ra lễ công bố PCI và PGI 2023

Lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) 2023 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 9/5/2024 tại Hà Nội.
JobsGO Mini App trên Zalo: Mở ra trải nghiệm tìm việc mới cho ứng viên

JobsGO Mini App trên Zalo: Mở ra trải nghiệm tìm việc mới cho ứng viên

JobsGO - nền tảng tuyển dụng & việc làm hàng đầu Việt Nam vừa ra mắt sản phẩm mới JobsGO Mini App ngay trên ứng dụng nhắn tin phổ biến Zalo.
BSR bàn giao nhà Đại đoàn kết nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

BSR bàn giao nhà Đại đoàn kết nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

BSR phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Bình Sơn tổ chức trao tặng nhà Đại đoàn kết cho 2 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Quảng Ngãi.
PC Thừa Thiên Huế: Dịp nghỉ lễ nhưng vẫn ra quân bảo dưỡng lưới điện cho khách hàng

PC Thừa Thiên Huế: Dịp nghỉ lễ nhưng vẫn ra quân bảo dưỡng lưới điện cho khách hàng

Mặc dù trong thời gian nghỉ lễ Quốc tế lao động 1/5, nhưng PC Thừa Thiên Huế vẫn ra quân thực hiện công tác bảo dưỡng lưới điện tại Khu công nghiệp Phú Bài.
PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 3, góp phần đảm bảo nguồn cung khí cho sản xuất điện

PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 3, góp phần đảm bảo nguồn cung khí cho sản xuất điện

PV GAS đã nhận chuyến tàu LNG thứ 3, góp phần đảm bảo nguồn cung khí cho sản xuất điện trong cao điểm mùa khô 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động