Thứ tư 27/11/2024 03:27

Doanh nghiệp Hà Nội và Italia “bắt tay” nâng tầm sản phẩm công nghiệp chủ lực

Tối 7/6, diễn ra Hội nghị kết nối doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội với doanh nghiệp Italia.

Sự kiện do Sở Công Thương Hà Nội chủ trì, phối hợp với Phòng Thương mại Italia tại Việt Nam - Hiệp hội doanh nghiệp Italia tại Việt Nam (ICHAM) và Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội (HAMI) tổ chức nhằm quảng bá cơ hội hợp tác, đầu tư giữa hai nước, kết nối các hoạt động sản xuất đặc biệt là các sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội với các doanh nghiệp Italia.

Hỗ trợ kết nối, thúc đẩy xuất khẩu

Theo Sở Công Thương Hà Nội, tính đến hết năm 2021, thành phố Hà Nội có 117 sản phẩm của 81 doanh nghiệp đạt danh hiệu sản phẩm công nghiệp chủ lực, trong đó: 10 doanh nghiệp thuộc ngành công nghệ cao; 20 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực điện – điện tử; 8 doanh nghiệp lĩnh vực dệt may – da giày; 32 doanh nghiệp thuộc ngành cơ khí chế tạo và ngành khác; 05 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thực phẩm; 6 doanh nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ; 25 doanh nghiệp nằm trong TOP 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam,… Doanh thu năm 2021 của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực đạt gần 200.000 tỷ đồng (gần 10 tỷ USD), kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2 tỷ USD.

Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp chủ lực

Nhằm thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh, trong thời gian qua thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh thực hiện các chương trình, nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực với mục tiêu “Tập trung phát triển nhanh một số sản phẩm công nghiệp chủ lực có giá trị gia tăng cao, công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, từng bước đưa sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội trở thành một thương hiệu có uy tín, có sức lan tỏa trong cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Ông Nguyễn Mạnh Quyền - Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - cho biết, trong lĩnh vực công nghiệp, thành phố Hà Nội đã ban hành và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án về phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực Thành phố đến năm 2025 đảm bảo phù hợp với Chiến lược phát triển công nghiệp Quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. "Hội nghị hôm nay là một hoạt động hết sức thiết thực, tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội tiếp xúc, giao lưu, hợp tác, kết nối kinh doanh với các doanh nghiệp Italia nhằm đẩy mạnh các hoạt động giao thương, xuất - nhập khẩu và phát triển thị trường", ông Nguyễn Mạnh Quyền chia sẻ.

Các đại biểu trao đổi bên lề Hội nghị kết nối doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Thành phố Hà Nội và doanh nghiệp Italia

Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Quyền, thành phố Hà Nội mong muốn Hội doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội và Hiệp hội doanh nghiệp Italia tại Việt Nam sẽ phát triển mối quan hệ liên doanh, liên kết và hợp tác ngày càng chặt chẽ trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Qua đó góp phần đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế giữa Hà Nội và các vùng của Italia, đồng thời giới thiệu, quảng bá hình ảnh, văn hóa và con người Hà Nội đến với Italia.

Trong năm 2021 mặc dù dịch Covid-19 gây nhiều khó khăn cho sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu, nhưng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 16 tỷ USD, tăng 0,9%; kim ngạch nhập khẩu đạt 35 tỷ USD, tăng 20,7%.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Italia đạt 230 triệu USD (chiếm 1,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội năm 2021). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Italia năm 2021 bao gồm: Khoáng sản (chiếm 44,3%); Cơ kim khí (chiếm 13,1%); dệt may (chiếm 10,1%). Kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội từ thị trường Italia năm 2021 đạt 220 triệu USD (chiếm 0,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội năm 2021). Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu bao gồm: Cơ kim khí (chiếm 40,7%); dược phẩm (chiếm 14,7%); Dệt may (chiếm 9,9%).

Tại Hội nghị, doanh nghiệp Hà Nội và Italia giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và nhu cầu hợp tác giữa Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội (HAMI) và Hiệp hội doanh nghiệp Italia tại Việt Nam (ICHAM). Đồng thời, các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi nhu cầu hợp tác trực tiếp.

Bắt tay hợp tác trong 5 lĩnh vực

Ngay tại Hội nghị, HAMI và ICHAM đã tổ chức ký kết Biên bản ghi nhớ với nội dung kết nối, trao đổi thông tin hoạt động của hai bên, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Hội viên với 5 nội dung.

Cụ thể, hỗ trợ tìm hiểu thị trường, xúc tiến và kết nối thương mại dành cho các doanh nghiệp là hội viên của hai bên. Kết nối, hợp tác đầu tư, sản xuất, kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nước, đặc biệt là cá doanh nghiệp Italia và đối tác của các nước có nền công nghiệp phát triển (G7); Hợp tác trong đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào sản xuất; Hợp tác trong phát triển sản phẩm mới, sản phẩm thân thiện môi trường; Hợp tác trong sản xuất, tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng, phân phối với các doanh nghiệp Italia và các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới; Mở rộng xuất khẩu, tham gia hệ thống phân phối vào thị trường Italia, thị trường EU, tận dụng lợi thế của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh châu Âu (EU) (Hiệp định EVFTA) mang lại….

Ký kết Biên bản ghi nhớ giữa HAMI và ICHAM

Nói về lợi ích mà hoạt động ký kết hợp tác giữa HAMI và ICHAM mang lại cho doanh nghiệp, ông Lê Vĩnh Sơn - Chủ tịch Công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà – Chủ tịch Hội doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội (HAMI) – cho biết, sự kiện kết nối doanh nghiệp chủ lực với Italia hôm nay sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Thành phố Hà Nội được tiếp xúc, giao lưu, hợp tác, kết nối kinh doanh với các doanh nghiệp Italia nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cũng như giúp các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ, thiết bị hiện đại của các nhà sản xuất Italia, tạo cầu nối hợp tác giữa kinh tế Hà Nội và các vùng của Italia.

Thông qua hội nghị, thành phố Hà Nội và Đoàn công tác Cộng hòa Italia do của ngài Manlio Di Stefano Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác kinh tế Cộng hòa Italia tại Việt Nam là trưởng đoàn tin tưởng HAMI và ICHAM sẽ đẩy mạnh liên kết, hợp tác và trở thành cầu nối quan trọng hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên phát huy năng lực, thế mạnh, tận dụng lợi thế của Hiệp định EVFTA mang lại, trở thành đối tác quan trọng, tin cậy, bền vững trong hợp tác đầu tư, sản xuất, kinh doanh, tham gia vào các chuỗi sản xuất, kinh doanh, cung ứng của các doanh nghiệp Italia, các tập đoàn đa quốc gia, phát triển thị trường, góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp của thành phố phát triển theo định hướng phát triển ngành công nghiệp ưu tiên của Chính phủ Việt Nam và thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2021 – 2025 và các năm tiếp theo.

Trong thời gian qua, HAMI và các doanh nghiệp thuộc hội đã đẩy mạnh hoạt động với tôn chỉ “Gắn kết - Tiên phong”, gắn kết cộng đồng doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực, là cầu nối với cơ quan quản lý nhà nước và Thành phố Hà Nội nhằm biến thách thức thành cơ hội đầu tư, kinh doanh. Các doanh nghiệp tham gia Hội đã không ngừng nỗ lực, sáng tạo, luôn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm áp dụng công nghệ tiên tiến để hội nhập kinh tế quốc tế, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của công nghiệp Thủ đô.

Về phía ICHAM - Hiệp hội doanh nghiệp Italia tại Việt Nam là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập tại Việt Nam vào năm 2008 và năm 2013 được Chính phủ Italia công nhận là một tổ chức thành viên của Assocamerestero - Hiệp hội các Phòng Thương mại Italia tại nước ngoài. Tính đến 06/2021 ICHAM đã xây dựng mạng lưới doanh nghiệp gồm gần 100 hội viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau và trải rộng trên nhiều tỉnh thành tại Việt Nam.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Thị trường châu Âu châu Mỹ

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển