Chủ nhật 22/12/2024 14:02

Doanh nghiệp đồ uống đề xuất lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

Các doanh nghiệp đồ uống bày tỏ mong muốn Chính phủ lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt trong điều kiện doanh nghiệp đồ uống đang gặp khó khăn.

Chia sẻ tại hội nghị “Gặp mặt các doanh nghiệp hội viên VBA tại Hà Nội”, chiều ngày 15/3, ông Nguyễn Duy Hưng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), bày tỏ mong muốn các cơ quan chức năng lưu tâm, xem xét, cân nhắc và đánh giá các chính sách một cách hài hòa, phù hợp với điều kiện thực tế. Các chính sách ban hành cần kèm theo các giải pháp đồng bộ, phù hợp thực tiễn để chính sách pháp luật có thể đi vào cuộc sống.

Toàn cảnh hội thảo (Ảnh: Hoài Anh)

Ông Nguyễn Duy Hưng bày tỏ mong muốn Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành xem xét lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, ít nhất từ năm 2025 trở đi. Qua đó, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp phục hồi, ổn định và dần phát triển trở lại.

Theo các doanh nghiệp đồ uống, trong mấy năm trở lại đây, ngành bia, rượu, nước giải khát gặp rất nhiều khó khăn do COVID-19 và từ các cuộc xung đột trên thế giới. Các doanh nghiệp trong ngành đã tìm mọi cách vượt qua khó khăn bằng nhiều giải pháp để tăng sức chống chịu, ổn định sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, doanh nghiệp khó tìm được cơ hội phục hồi và tăng trưởng trở lại nếu không có những chính sách, giải pháp hỗ trợ mang tính đột phá của Quốc hội, Chính phủ.

Ngành đồ uống và các doanh nghiệp luôn cam kết đóng góp tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội; đóng góp ngân sách, bảo vệ môi trường, ổn định an sinh xã hội, công ăn việc làm cho người lao động”, ông Hưng nói.

Trong khi đó, ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) chia sẻ về bức tranh về sức khỏe doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành đồ uống. Vì thế rất cần sự thấu hiểu từ phía các cơ quan hoạch định chính sách.

Ông Đậu Anh Tuấn cho hay, thời gian qua nhu cầu tiêu thụ đồ uống giảm, ngành du lịch đang hồi phục, trong khi đó chi phí năng lượng tăng, các cuộc xung đột địa chính trị trên thế giới đã gia tăng tình trạng lạm phát, đứt gãy chuỗi cung ứng, làm cho kết nối vận tải giữa châu Âu với các nước, trong đó có Việt Nam gặp nhiều khó khăn, chi phí sản xuất tăng cao. Đó là chưa kể đến hiệu ứng từ Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt cũng như tác động từ Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường trong đó quy định mở rộng trách nhiệm thu hồi xử lý sản phẩm thải bỏ của doanh nghiệp sản xuất và nhà nhập khẩu.... cùng với các chính sách khác về thuế giá trị gia tăng, quảng cáo.... đều làm tăng chi phí của doanh nghiệp.

Từ những phân tích trên, tại hội nghị, các chuyên gia cùng đồng thuận, trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều thách thức, đơn hàng giảm, người dân, doanh nghiệp còn khó khăn, giải pháp bây giờ cần “khoan thư sức doanh nghiệp”. Quốc hội, Chính phủ cần tiếp tục các chính sách giảm thuế, phí và các khoản phải nộp.

Đồng thời, các chuyên gia khuyến nghị, các chính sách dự kiến sửa đổi thời gian tới cũng cần cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng thời điểm trong bối cảnh nhiều khó khăn hiện nay.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: ngành đồ uống Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Tăng cường quản lý hoạt động hoá chất có trọng tâm, trọng điểm