Thứ ba 26/11/2024 03:03

Doanh nghiệp cần thận trọng với những rủi ro trong thanh toán quốc tế

Thương mại quốc tế ngày càng phát triển với việc xuất hiện nhiều phương thức kinh doanh mới và tất yếu đi kèm với việc trao đổi đồng tiền trên thị trường ngoại tệ. Điều này cũng đi kèm theo lĩnh vực thanh toán quốc tế phát triển nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro, thiếu an toàn cho doanh nghiệp (DN). 

Hội thảo "Thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu"

Vì thế các DN phải cân nhắc kỹ, cẩn trọng khi lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc, gây thiệt hại cho DN.

Đây là nhận định của các chuyên gia tại hội thảo "Thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu" do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 5/12.

Theo thống kê của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, từ năm 2013 - 2016, đã có khoảng 22.000 vụ lừa đảo, thiệt hại 3,1 tỷ USD. Các vụ lừa đảo này diễn ra ở 79 quốc gia và tội phạm tập trung chủ yếu từ các tổ chức tại Đông Âu, châu Á, châu Phi và Trung Đông. Điều này cho thấy, thương mại quốc tế đã và đang đối diện với nguy cơ bị lừa đảo trong hoạt động thương mại quốc tế và thanh toán điện tử, khi cơ sở pháp lý bị giới hạn ở biên giới của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ, có thể gây rủi ro cho DN và các hợp đồng giao thương.

Hiện nay, Việt Nam có quan hệ thương mại quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu với hơn 180 nước và vùng lãnh thổ, trong đó tập trung vào một số đối tác chính như EU, Mỹ, Nhật Bản, các nước ASEAN, Trung Quốc... Trong năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 349,2 tỷ USD.

Bà Bùi Thị Thanh An, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) nhận định, trước bối cảnh thương mại quốc tế ngày càng có quy mô lớn và tăng trưởng nhanh, với trao đổi hàng hóa, dịch vụ hay thực hiện gia công không còn giới hạn trong phạm vi một quốc gia. Thương mại quốc tế cũng phát triển phức tạp hơn, thể hiện qua nhiều phương thức kinh doanh mới như: Thương mại điện tử, mua bán nợ thương mại, cho thuê tài chính...

Mặt khác, thanh toán quốc tế là một mảng không thể tách rời đối với hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, song cũng được đánh giá là lĩnh vực có nhiều rủi ro với việc lừa đảo trong hoạt động xuất nhập khẩu, gây thiệt hại không nhỏ đối với các DN kinh doanh xuất nhập khẩu.

Các DN thực hiện thanh toán quốc tế nên qua ngân hàng để đảm bảo an toàn

Đánh giá về tình hình thanh toán quốc tế tại Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm thanh toán quốc tế, Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình cho hay, từ năm 2013 đến nay, xu hướng DN chuyển sang phương thức chuyển tiền, thanh toán trực tiếp, ít sử dụng những biện pháp phòng ngừa và phương thức thanh toán qua ngân hàng hay tổ chức tín dụng để giảm chi phí. Tuy nhiên, với những phương thức này, DN đối diện với rủi ro bị tội phạm công nghệ tấn công. Các đối tượng thường tấn công vào tài khoản, tạo email giả, dẫn dụ nạn nhân gửi tiền vào các tài khoản tin tặc.

Theo bà Hằng, trong mỗi giao dịch thương mại, thanh toán quốc tế, DN đều phải bảo đảm 2 bước xử lý độc lập với điều kiện cả người soạn lệnh lẫn người phê duyệt phải kiểm tra các chi tiết thanh toán, xác thực yêu cầu thanh toán trước khi soạn lệnh hay phê duyệt để bảo đảm không có sự giả mạo, lừa đảo. Còn đối với những thanh toán tới đối tác mới hay lần đầu tiên giao dịch, cần thêm một bước xác thực thông tin tài chính, thông tin cá nhân và DN trên phương tiện thông tin đại chúng.

Một số chuyên gia lưu ý các DN về biện pháp phòng ngừa rủi ro trong mỗi giao dịch thương mại, thanh toán quốc tế đều phải đảm bảo hai bước xử lý độc lập với điều kiện cả người soạn lệnh lẫn người phê duyệt phải kiểm tra các chi tiết thanh toán và xác thực yêu cầu thanh toán trước khi soạn lệnh hay phê duyệt để đảm bảo không có sự giả mạo, lừa đảo. Còn đối với những thanh toán tới đối tác mới hay lần đầu tiên giao dịch cần thêm một bước xác thực những thông tin tài chính, thông tin cá nhân và DN trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra, các mẫu hợp đồng mua bán theo các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms) thường được in sẵn, nên để tránh sự hiểu lầm, sai sót khi ký hợp đồng mua bán, các bên phải đặc biệt chú ý đến các điều khoản áp dụng...

Ngọc Thảo

Tin cùng chuyên mục

Thẻ tín dụng LPBank - 'Bí kíp' chi tiêu thông minh cuối năm

'Giấc mơ hồng' Bitcoin: Càng sát mốc kỷ lục 100.000 USD, nhà đầu tư càng nên cẩn trọng

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max