Thứ ba 06/05/2025 04:40

Đồ uống có đường: Càng nhiều đường càng nên đánh thuế cao

Bộ Y tế đề xuất, tất cả đồ uống có đường theo định nghĩa của WHO đều cần chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, mức thuế căn cứ hàm lượng đường trong 100 ml.

Đồ uống có đường, theo định nghĩa của WHO là tất cả loại đồ uống có chứa đường tự do (đường thêm vào), gồm nước ngọt không chứa cồn có ga hoặc không có ga; nước ép trái cây rau củ, đồ uống từ trái cây rau củ dưới dạng đồ uống; chất cô đặc dạng lỏng và bột, nước có pha chế hương liệu, nước tăng lực và đồ uống cho người chơi thể thao; trà pha sẵn; cà phê pha sẵn và đồ uống sữa có pha chế hương liệu.

Đồ uống càng nhiều đường nên đánh thuế càng cao

Thời gian qua, mức tăng trưởng tiêu dùng các loại nước uống này tại Việt Nam rất cao, Bộ Y tế dự báo tăng trưởng dương 3-5% trong 5 năm nữa. Điều này tiếp tục góp phần làm tăng lượng đường tiêu thụ ở Việt Nam. Đáng e ngại, đồ uống có đường liên quan đến nhiều bệnh tật không lây nhiễm như thừa cân béo phì, sâu răng, đái tháo đường type 2, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, các rối loạn chuyển hóa, một số bệnh ung thư...

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, thực trạng trên đã đặt ra yêu cầu bức thiết cần giảm lượng tiêu thụ đồ uống có đường, từ đó góp phần giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong, đặc biệt là bảo vệ sức khỏe trẻ em. Kinh nghiệm quốc tế cũng như kinh nghiệm từ việc phòng, chống tác hại của thuốc lá, rượu, bia cho thấy, để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường thì can thiệp về thuế và giá được chứng minh rất hiệu quả.

WHO cũng khuyến cáo đánh thuế đối với đồ uống có đường là chính sách quan trọng nhằm giảm mức tiêu thụ, từ đó ngăn ngừa thừa cân, béo phì và tác hại đến sức khỏe.

Vì thế, Bộ Y tế đề xuất, tất cả các đồ uống có đường theo định nghĩa của WHO có mặt trên thị trường đều cần chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Việc áp dụng đánh thuế dựa trên hàm lượng đường trong đồ uống. Cụ thể, sử dụng phương thức đánh thuế theo hàm lượng đường trong 100 ml đồ uống và sẽ quy định ngưỡng, dưới ngưỡng không đánh thuế, trên ngưỡng này thì đánh thuế và đánh theo mức thuế càng nhiều đường càng cao.

Một số sản phẩm dinh dưỡng (sữa, các sản phẩm từ sữa...) có hàm lượng đường thấp được đề xuất chưa áp thuế tiêu thụ đặc biệt. Việc áp thuế sẽ giúp giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong, từ đó giảm áp lực lên hệ thống y tế, tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước. Giải pháp thuế khiến tăng mức giá bán lẻ ngày càng cao thì lợi ích thu được về là sức khỏe cộng đồng và nguồn thu ngân sách sẽ càng lớn.

Hiện, Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành liên quan đang xây dựng dự thảo về thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: ngành đồ uống Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Hội Nông dân 5.0: Chuyển đổi số để bắt kịp xu thế mới

Xe tang cháy dữ dội trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Dự kiến địa phương nào giảm cấp xã, phường nhiều nhất?

Lào Cai tổ chức thi trực tuyến ‘Pháp luật với mọi người’ năm 2025

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

38 trường dùng điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội

Lịch sử ‘thức dậy’ trên nền tảng số với Gen Z

Bộ Nội vụ lên tiếng về mộ 'liệt sỹ 6 tuổi'

Rà soát, phân định thẩm quyền 346 thủ tục hành chính

Thời tiết hôm nay 5/5: Nhiều khu vực mưa rào và dông

Thời tiết biển hôm nay 5/5/2025: Vịnh Bắc Bộ có gió yếu

Phương tiện đổ về Thủ đô tăng mạnh, không ùn tắc trên toàn tuyến

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Hà Nội: Giao thông thông thoáng trong ngày nghỉ lễ cuối cùng

Người dân ùn ùn trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ

Cảnh đông đúc, lộn xộn quanh bến xe Mỹ Đình cuối kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Hậu ‘concert quốc gia’: Khi giới trẻ yêu nước bằng cách riêng

Nông thôn mới vùng dân tộc: Giữ bản sắc trong hiện đại hóa