Chủ nhật 22/12/2024 22:34

Dịp Tết, chùa Ba Vàng quản lý, thu gom tiền công đức ra sao?

Đoàn Giám sát của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh vừa có kết luận về công tác quản lý, tổ chức lễ hội dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn tại chùa Ba Vàng.

Ngày 16/2, Đoàn giám sát công tác quản lý, tổ chức lễ hội dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 trên địa bàn /chu-de/ubnd-tinh-quang-ninh.topic do ông Bùi Quang Nam, Chánh Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao, làm Trưởng đoàn, đã thực hiện giám sát tại chùa Ba Vàng (TP. Uông Bí).

Theo đó, Đoàn giám sát của Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Quảng Ninh đã giám sát công tác quản lý, công tác chuẩn bị tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo Luật Di sản văn hóa, Luật Tín ngưỡng tôn giáo; Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội; kịp thời ngăn chặn, phòng ngừa các vi phạm trong hoạt động lễ hội; đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi; hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc; tổ chức lễ hội gây tốn kém, lãng phí.

Báo cáo Đoàn giám sát, đại diện chùa Ba Vàng cho biết từ ngày 9/2 đến ngày 16/2 (tức từ ngày 30 Tết đến 7 tháng Giêng năm Giáp Thìn), chùa Ba Vàng đón 97.000 lượt khách đến tham quan, chiêm bái lễ Phật. Trong dịp lễ Tết, không có hiện tượng thu, đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch giá tại di tích; không có hiện tượng chèo kéo khách tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa...

Công tác tổ chức tín ngưỡng tại chùa Ba Vàng không có hiện tượng mê tín dị đoan

Đoàn giám sát cũng ghi nhận, tại nơi thờ tự, tiền thường xuyên được thu gom vào hòm công đức, không có hiện tượng cài, dắt, đặt, giải, thả tiền trên các tay tượng, cây cối, nải quả... gây mất mỹ quan.

Qua kết quả kiểm tra thực tế, Đoàn giám sát đánh giá công tác tổ quản lý di tích, tổ chức lễ hội xuân Giáp Thìn năm 2024 đã được nhà chùa quan tâm triển khai thực hiện các quy định về nếp sống văn hóa tại nơi tổ chức lễ hội, tín ngưỡng. Đoàn giám sát ghi nhận và đánh giá cao sự lực cố gắng của chính quyền địa phương và nhà chùa trong công tác tổ chức hoạt động tín ngưỡng.

Thông qua kết quả kiểm tra, Đoàn giám sát yêu cầu chùa Ba Vàng tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; thực hiện nghiêm các quy định khác có liên quan.

Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền những giá trị di sản văn hóa nâng cao tinh thần tự giác, thực hiện hành vi văn minh, lịch sự nơi công cộng theo đúng thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Hướng dẫn nhân dân trong việc cài, dắt, đặt, giải tiền đặt lễ, tiền giọt dầu, tiền công đức đúng nơi quy định, không gây phản cảm, chủ động phòng ngừa các hoạt động mê tín dị đoan tại chùa.

Cùng với đó, Đoàn giám sát đề nghị chùa Ba Vàng tiếp tục thực hiện đúng quy định về không tiếp nhận công đức các linh vật lạ, không sử dụng các sản phẩm biểu tượng, linh vật ngoại lai không phù hợp tại di tích. Thực hiện đúng quy định về việc không tổ chức các hình thức mê tín dị đoan, dâng sao giải hạn tại di tích. Giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông. Chống trộm cắp tại nơi thờ tự, bói toán, sóc thẻ, móc túi, các văn hóa phẩm (sách) có nội dung bói toán.

Đoàn giám sát cũng đề nghị chùa Ba Vàng tiếp tục thực hiện nghiêm Thông tư 04/2023/TT- BTC về việc hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo quy định pháp luật hiện hành.

Những hoạt động trên cũng nhằm thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công điện số 11/CĐ-TTg ngày 30/1/2024 về việc bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024. Đồng thời, hoạt động của chùa Ba Vàng đảm bảo các nội dung Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đề nghị các chùa, tự viện trong tổ chức đón Tết nguyên đán 2024 theo Thông bạch số 10/TB-HĐTS-VP1.

Cùng với chùa Ba Vàng, nhiều cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, thờ tự trên cả nước cũng đang được ghi nhận và đánh giá tích cực bởi chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành trong việc tổ chức lễ hội xuân Giáp Thìn 2024.

Thái Bình
Bài viết cùng chủ đề: đổi tiền lẻ

Tin cùng chuyên mục

10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Lễ hội hoa - kiểng Chợ Lách lần đầu tiên tại Bến Tre có gì đặc sắc?

Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới

Có gì hấp dẫn tại lễ hội hoa hướng dương phong cách cao bồi miền Tây ở Van Phuc City?

Tinh thần ‘Quân với dân một ý chí’ được tái hiện qua 300 tư liệu tại Bảo tàng Quân khu 9

Chiếu phim 'Đào, Phở và Piano' dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Khám phá Đà Lạt qua ống kính: Triển lãm ảnh nghệ thuật 'Những sắc màu thành phố ngàn hoa'

Bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt - Pháp’

Quảng Nam: Kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An là di sản văn hóa thế giới

Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Vẫn nhớ 'Đây A Nốp' trong phim 'Trên từng cây số'

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3: 'Dòng chảy di sản'

Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất TP. Hồ Chí Minh tại Vạn Phúc City

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm

Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới