Định mức tái chế bao bì cần được tính toán cho phù hợp

Liên quan đến định mức chi phi tái chế sản phẩm, bao bì nhiều ý kiến cho rằng cần tính toán phù hợp để tránh tình trạng giá thành sản phẩm tăng cao.
Giảm thiểu rác thải - Liên minh tái chế bao bì Việt Nam được thành lập Xây dựng văn hóa tái chế bao bì văn minh cùng nghệ sĩ Việt Liên minh tái chế bao bì cam kết thu gom, tái chế 13.000 tấn bao bì trong năm 2023 Thu gom và tái chế bao bì đã qua sử dụng: Tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường

Quan điểm tiến bộ nhưng cần phải được xem xét kỹ lưỡng

Ngày 28/6, Vụ Pháp chế - Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội tái chế chất thải Việt Nam tổ chức Hội thảo “Góp ý dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức chi phi tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì và chi phí quản lý hành chính phục vụ quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu”.

Định mức tái chế bao bì cần được tính toán cho phù hợp
Yêu cầu nhà sản xuất có trách nhiệm trong việc thu gom, xử lý, tái chế sản phẩm (EPR) là điểm rất tiến bộ trong Luật Bảo vệ Môi trường.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế, VCCI cho biết, yêu cầu nhà sản xuất có trách nhiệm trong việc thu gom, xử lý, tái chế sản phẩm (EPR) là điểm rất tiến bộ trong Luật Bảo vệ Môi trường. Tuy vậy, nếu định mức chi phí tái chế (gọi tắt là Fs) không phù hợp thì EPR khó có thể được triển khai.

Theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường, bắt đầu từ năm 2024, nhà sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR). Thực hiện trách nhiệm này, doanh nghiệp được lựa chọn hình thức tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì hoặc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế.

Khi lựa chọn đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam, số tiền doanh nghiệp phải đóng được tính theo công thức F = R.V.Fs. Trong đó F là tổng số phải đóng; R là tỷ lệ tái chế bắt buộc của từng loại sản phẩm, bao bì; V là khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất, đưa ra thị trường và nhập khẩu trong năm thực hiện trách nhiệm tái chế; Fs là định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì.

Đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì và chi phí quản lý hành chính phục vụ quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu (gọi tắt dự thảo Fs). Bộ cũng đang lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo quyết định. Tuy nhiên, dù đã có quá trình tham vấn khá kỹ lưỡng nhưng khi dự thảo được công bố vẫn còn nhiều điểm bất cập.

Tại hội thảo, các đại biểu đều khẳng định, yêu cầu nhà sản xuất có trách nhiệm trong việc thu gom, xử lý, tái chế sản phẩm (EPR) là một điểm rất tiến bộ khi đề cập trong của Luật Bảo vệ Môi trường nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Tuy vậy, nếu định mức chi phí tái chế (Fs) không phù hợp thì EPR khó có thể được triển khai.

Doanh nghiệp kiến nghị cần tính toán lại cho hợp lý

Tại hội thảo, nhiều Hiệp hội, doanh nghiệp cho rằng, định mức chi phí tái chế hiện tại như dự thảo rất cao. Hiện tại nếu tính như dự thảo thì các sản phẩm sẽ tăng thêm 1,36% với nước uống đóng chai; 0,6% với bia lon; 0,2% đối với bịch sữa. Chính điều này sẽ thêm gánh nặng cho doanh nghiệp cũng như cho người tiêu dùng.

Định mức tái chế bao bì cần được tính toán cho phù hợp
Bà Chu Thị Vân Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Bà Chu Thị Vân Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho rằng, dự thảo định mức chi phí tái chế Fs có nhiều bất cập. Ví như, Fs cho bao bì nhôm là 6.180 đồng/kg, cao hơn gần 5 lần so với trung bình các nước là 1.250đồng/kg; Fs cho giấy là 2.750 đồng/kg, trong khi trung bình thế giới là 1.900 đồng/kg.

Bà Vân Anh cho biết: “Nếu tính định mức Fs như trong dự thảo thì 1 lon bia sẽ phải tính thêm 41 đồng; chai bia tăng thêm 51 đồng”.

Như vậy, định mức tái chế rất cao dẫn đến nguy cơ giá sản xuất và tiêu dùng tăng cao.

Hơn nữa, Fs đề xuất chưa theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn do chưa trừ đi giá trị vật liệu thu hồi được. Hiện nay, nhiều vật liệu có giá trị thu hồi cao như nhôm, bao bì giấy, chai nhựa cứng, trong thực tiễn chúng đã được thu hồi hầu như hoàn toàn, không có nguy cơ với môi trường, nhà tái chế đã có lãi. Do vậy, nếu yêu cầu nhà sản xuất đóng góp để hỗ trợ nhà tái chế đang có lãi là chưa hợp lý.

Còn những vật liệu giá trị thu hồi thấp, như túi nilon, bao bì giấy hỗn hợp ít được tái chế vì lỗ, nguy cơ với môi trường cao thì mới cần nhà sản xuất đóng góp hỗ trợ nhà tái chế.

Về chi phí quản lý hành chính, bà Vân Anh cho rằng theo dự thảo là 3% là một số tiền rất lớn, và chưa phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Bởi Luật không quy định khoản đóng góp này được dùng để chi trả cho chi phí quản lý hành chính. Mặt khác, theo Điều 82 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì chi phí quản lý hành chính trích từ lãi tiền gửi ngân hàng của khoản đóng góp, chứ không phải trích trực tiếp từ khoản đóng góp.

Từ thực tế trên, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) kiến nghị, áp dụng Fs = 0 cho các bao bì, sản phẩm có giá trị vật liệu thu hồi được cao hơn chi phí tái chế như bao bì giấy, bao bì nhựa cứng, bao bì kim loại. Các vật liệu có giá trị thu hồi thấp như bao bì nilon, bao bì giấy hỗn hợp giá trị Fs cần phù hợp, nhưng không cao hơn so với thế giới. Đồng thời, bỏ chi phí quản lý hành chính 3%.

Đại diện Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (Amcham Việt Nam) cho biết, nhiều đề xuất định mức tái chế Fs ở mức rất cao bất hợp lý, cụ thể như Fs đề xuất cho bao bì giấy hỗn hợp đang cao hơn 4,3 lần; nhôm cao gấp 4,9 lần Fs trung bình của các nước khác. Định mức tái chế rất cao này sẽ dẫn đến việc giá cả hàng hóa tăng cao bất hợp lý, gây khó khăn cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Amcham Việt Nam kiến nghị trong hai năm đầu tiên (2024 và 2025), tập trung vào hướng dẫn thi hành, chưa áp dụng xử phạt, chỉ truy thu khoản nộp thiếu nếu doanh nghiệp kê khai chưa đủ hoặc chưa đúng, trừ trường hợp cố tình không kê khai hoặc cố tình gian lận.

Đặc biệt, dự thảo Nghị định cần cho phép thay đổi cách thức nộp từ tạm ứng đóng góp hỗ trợ tái chế từ đầu năm 2024, sang quyết toán theo số lượng thực tế khi kết thúc năm 2024. Như vậy doanh nghiệp vẫn thực hiện đầy đủ trách nhiệm về môi trường, đồng thời giảm được khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp.

Đồng thời, cho phép các doanh nghiệp thực hiện kết hợp cả hình thức tự tái chế và nộp tiền hỗ trợ tái chế trong cùng năm, thay vì bắt buộc chọn một trong 2 hình thức. Thực tế, nhiều loại bao bì, sản phẩm hiện chưa có giải pháp tái chế hiệu quả. Các doanh nghiệp vẫn đang tìm giải pháp tái chế phù hợp. Quá trình này có thể mất nhiều thời gian để thử nghiệm, và trong khi thử nghiệm, chưa thể xác định được số lượng được tái chế.

Nguyễn Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tái chế bao bì

Tin cùng chuyên mục

Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng

Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng

TDG Global tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên năm 2024

TDG Global tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên năm 2024

PV Power 17 năm xây dựng và phát triển: Vững bước với hành trình "thắp sáng tương lai"

PV Power 17 năm xây dựng và phát triển: Vững bước với hành trình "thắp sáng tương lai"

Lan tỏa tinh thần “Nhiệt huyết người dầu khí” tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Lan tỏa tinh thần “Nhiệt huyết người dầu khí” tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Lưu giữ khoảnh khắc quý giá bên gia đình với gói cước mới từ MobiFone

Lưu giữ khoảnh khắc quý giá bên gia đình với gói cước mới từ MobiFone

“Tăng gắn kết –tạo giá trị” tại các đơn vị thuộc lĩnh vực công nghiệp khí và lọc hóa dầu

“Tăng gắn kết –tạo giá trị” tại các đơn vị thuộc lĩnh vực công nghiệp khí và lọc hóa dầu

Những trải nghiệm sống đẳng cấp lần đầu tiên xuất hiện tại Móng Cái

Những trải nghiệm sống đẳng cấp lần đầu tiên xuất hiện tại Móng Cái

PV Power: Nhân lực mạnh - Phát triển vững

PV Power: Nhân lực mạnh - Phát triển vững

PV GAS triển khai hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP – Giai đoạn 1

PV GAS triển khai hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP – Giai đoạn 1

Petrovietnam và VRG chia sẻ kinh nghiệm trong công tác truyền thông

Petrovietnam và VRG chia sẻ kinh nghiệm trong công tác truyền thông

Than Đèo Nai-Vinacomin và Than Cọc Sáu-Vinacomin thông báo phát hành cổ phiếu để hoán đổi theo hợp đồng hợp nhất

Than Đèo Nai-Vinacomin và Than Cọc Sáu-Vinacomin thông báo phát hành cổ phiếu để hoán đổi theo hợp đồng hợp nhất

Khởi công Dự án “Công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân" do PVI tài trợ

Khởi công Dự án “Công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân" do PVI tài trợ

Chào mừng Tháng Công nhân, các đơn vị PV GAS tổ chức nhiều sự kiện quan trọng

Chào mừng Tháng Công nhân, các đơn vị PV GAS tổ chức nhiều sự kiện quan trọng

Petrovietnam tăng cường các giải pháp tạo tín chỉ carbon

Petrovietnam tăng cường các giải pháp tạo tín chỉ carbon

DELTA Group và hành trình xây dựng những ngôi trường ước mơ

DELTA Group và hành trình xây dựng những ngôi trường ước mơ

Đoàn lãnh đạo doanh nghiệp khu vực Gia Lai – Kon Tum tham quan nhà máy Đạm- NPK Phú Mỹ

Đoàn lãnh đạo doanh nghiệp khu vực Gia Lai – Kon Tum tham quan nhà máy Đạm- NPK Phú Mỹ

Hợp đồng thuê đất Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4: PV Power bị đẩy vào thế khó!

Hợp đồng thuê đất Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4: PV Power bị đẩy vào thế khó!

Công ty Cổ phần Than Đèo Nai - Vinacomin thông báo về việc hoán đổi cổ phiếu để thực hiện hợp nhất

Công ty Cổ phần Than Đèo Nai - Vinacomin thông báo về việc hoán đổi cổ phiếu để thực hiện hợp nhất

Bamboo Capital (BCG) chốt danh sách cổ đông để chào bán 266 triệu cổ phiếu

Bamboo Capital (BCG) chốt danh sách cổ đông để chào bán 266 triệu cổ phiếu

Những “Giọt nước nghĩa tình” giữa cao điểm hạn mặn tại miền Tây

Những “Giọt nước nghĩa tình” giữa cao điểm hạn mặn tại miền Tây

Xem thêm