Thứ sáu 08/11/2024 14:27

Vì sao Lâm Đồng cho lò đốt rác y tế tiếp tục hoạt động khi không còn phù hợp quy hoạch?

Mặc dù cơ sở đốt rác chất thải y tế tại TP. Đà Lạt hiện không phù hợp quy hoạch nhưng tỉnh Lâm Đồng vẫn cho hoạt động, vì chưa có cơ sở khác để thay thế.

Ngày 14/5, trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, mặc dù vị trí lò đốt rác thải y tế tại phường 5, TP. Đà Lạt về mặt quy hoạch hiện nay không còn phù hợp. Tuy nhiên, địa bàn TP. Đà Lạt hiện chỉ có duy nhất lò đốt rác y tế này và đang có nhiệm vụ xử lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế trên địa bàn TP. Đà Lạt và TP. Bảo Lộc.

UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu TP. Đà Lạt sớm đề xuất phương án đầu tư cơ sở xử lý chất thải nguy hại thuộc nhà máy xử lý rác thải Xuân Trường. (Ảnh: Lê Sơn)

Ngoài ra, trong thời gian sắp tới khả năng phải tiếp nhận chất thải y tế từ huyện Đức Trọng, từ đó, UBND tỉnh Lâm Đồng nhận thấy việc xử lý triệt để chất thải y tế là yêu cầu cần thiết, bắt buộc trong khi đến nay vẫn chưa có cơ sở khác để thay thế. Do vậy, trước mắt việc tiếp tục duy trì hoạt động lò đốt Cam Ly là yêu cầu khách quan, phù hợp với thực tiễn.

UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao UBND TP. Đà Lạt khẩn trương rà soát, sớm đề xuất phương án đầu tư cơ sở xử lý chất thải nguy hại thuộc nhà máy xử lý rác thải Xuân Trường theo quy định và quy hoạch, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Đồng thời, UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở: Xây dựng, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; UBND các huyện, thành phố rà soát, lập, trình phê duyệt phương án, lộ trình di dời các cơ sở xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh vào các khu xử lý chất thải tập trung được quy hoạch, làm cơ sở quản lý lĩnh vực đạt hiệu quả, đúng định hướng.

Trước đó, Công ty Cổ phần dịch vụ đô thị Đà Lạt đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh cho phép Công ty Cổ phần dịch vụ đô thị Đà Lạt tiếp tục được tạm thời hoạt động lò đốt rác thải y tế tại vị trí phường 5, TP. Đà Lạt (như hiện nay) để phục vụ công tác xử lý rác thải y tế nguy hại cho TP. Đà Lạt và các huyện (khi có nhu cầu) cho đến khi tỉnh có chủ trương di dời hoặc chấm dứt hoạt động của lò đốt theo quy định.

Theo Công ty Cổ phần dịch vụ đô thị Đà Lạt, lò đốt rác thải y tế tại phường 5, TP. Đà Lạt được đầu tư xây dựng từ năm 2008 (công suất 1 tấn/ngày), hoạt động từ năm 2009, nhiệm vụ là xử lý chất thải y tế nguy hại và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 871 ngày 13/5/2010 (vị trí lò đốt phù hợp với Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt tại Quyết định số 1900 ngày 15/9/2014).

Thế nhưng, ngày 15/4/2022, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 659 về việc chấm dứt hiệu lực Quyết định số 1900 ngày 15/9/2014 của UBND tỉnh nên hiện nay vị trí lò đốt không còn phù hợp với quy hoạch.

Còn Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cho rằng, theo quy định thì việc di dời lò đốt rác y tế không còn phù hợp với quy hoạch cũng cần sớm phải thực hiện. Trước đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã yêu cầu rà soát các cơ sở xử lý chất thải nguy hại hiện đang hoạt động để lồng ghép vào quy hoạch tỉnh hoặc có phương án, lộ trình di dời các cơ sở này vào các khu xử lý chất thải tập trung được quy hoạch.

Tuy nhiên, theo quy hoạch chung xây dựng TP. Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 704 ngày 12/5/2014, Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1848 ngày 27/12/2018 thì giai đoạn đầu chất thải rác y tế được xử lý tại các bệnh viện lớn như hiện nay, giai đoạn dài hạn xử lý tại các khu xử lý chất thải rác của tỉnh. Đối với TP. Đà Lạt dự kiến đóng cửa lò đốt Cam Ly và bổ sung lò đốt chất thải nguy hại tại nhà máy rác Xuân Trường, tuy nhiên đến nay vẫn chưa đầu tư bổ sung được theo quy hoạch.

Theo Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng, về mặt quy hoạch thì hiện nay vị trí lò đốt rác thải y tế nêu trên là không còn phù hợp. Tuy nhiên, do công trình xây dựng và hoạt động từ năm 2008-2009 và theo Luật Quy hoạch đô thị 2009 “Công trình xây dựng hiện có, không phù hợp với quy hoạch đô thị thì phải di dời theo kế hoạch, tiến độ thực hiện quy hoạch đô thị”; vì vậy, việc cho phép công trình tồn tại đến khi đầu tư, đưa vào hoạt động lò đốt chất thải nguy hại tại nhà máy rác Xuân Trường (để có thể di dời, thay thế) hoặc triển khai thực hiện quy hoạch đô thị tại vị trí lò đốt rác thải y tế phường 5, TP. Đà Lạt là không trái với quy định.

Lê Sơn
Bài viết cùng chủ đề: TP. Đà Lạt

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh phát triển du lịch cộng đồng từ bản sắc văn hóa độc đáo

Nam Định công nhận thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Xây dựng Quảng Ninh thành trung tâm nhân lực hàng đầu phía Bắc

Cầu ở Hà Giang bất ngờ đổ sập trong lúc đang thi công

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chi tiết lịch cắt điện từ ngày 7/11 đến ngày 9/11

Bắc Ninh: Số doanh nghiệp thành lập mới và ‘hồi sinh’ tăng mạnh

Nam Định: Chứng nhận đăng ký đầu tư mới và điều chỉnh tăng vốn cho 29 dự án FDI

Đường Trường Sơn Đông đoạn qua tỉnh Kon Tum sạt lở gây ách tắc giao thông

Chuyển đổi số nâng cao chất lượng dạy và học ở Quảng Ninh

Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Nguyễn Ngọc Lương làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai

Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của Bắc Ninh giảm mạnh?

Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

Ông Nguyễn Ngọc Thiện giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Vĩnh Phúc: Công bố quyết định bổ nhiệm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên

Thừa Thiên Huế: Diễn tập cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dừng thí điểm cho doanh nghiệp quản lý, khai thác chợ truyền thống

Nam Định: Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 67,4%

Đến tháng 6/2025, Bắc Ninh sẽ có tối thiểu 30 điểm sạc xe điện

10 tháng năm 2024, Bắc Ninh thu hút 350 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

Nam Định: Vận tải hàng hóa, hành khách tháng 10 tiếp đà tăng