Petrovietnam tăng cường các giải pháp tạo tín chỉ carbon

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) chung tay cùng Chính phủ trong việc bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Petrovietnam thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong các hoạt động Đến năm 2025, Petrovietnam dự kiến cắt giảm 15,55 triệu tấn CO2 Petrovietnam có nhiều lợi thế lớn trong quá trình chuyển dịch năng lượng

Với vai trò là cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam, thông qua hàng loạt các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng xanh trong hoạt động của mình, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã và đang nỗ lực vận dụng tất cả năng lực, kinh nghiệm, tiềm năng sẵn có để chung tay cùng Chính phủ trong việc bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt. Giảm lượng khí thải nhà kính là điều cần thiết để bảo vệ môi trường và đảm bảo tương lai bền vững. Tín chỉ carbon (carbon credit) là một công cụ quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững và đạt được mục tiêu Net Zero. Các doanh nghiệp và các tổ chức trên thế giới đang đẩy mạnh thực hiện các biện pháp giảm lượng khí thải phát sinh bằng cách đầu tư vào các dự án thân thiện với môi trường như năng lượng tái tạo, trồng rừng hoặc sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng. Sau khi thực hiện các dự án, doanh nghiệp sẽ được cấp tín chỉ carbon tương ứng với lượng khí thải được giảm. Tín chỉ carbon này có thể được mua bán trên thị trường bởi các doanh nghiệp hoặc tổ chức cần bù đắp cho lượng khí thải phát ra của mình.

Tại Việt Nam, phát thải khí nhà kính (KNK) đang vào khoảng 400 triệu tấn CO2 tương đương, trong đó lĩnh vực năng lượng chiếm khoảng 2/3, còn lại là các lĩnh vực khác. Với những cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam tại COP26, thị trường tín chỉ carbon trong nước được dự báo sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới. Từ nay đến hết năm 2027, Việt Nam sẽ xây dựng các hệ thống quy định, chính sách tạo nền tảng cho thị trường, cũng như thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon và sẽ chính thức vận hành từ năm 2028.

Lộ trình giảm phát thải khí nhà kính của Petrovietnam

Theo đánh giá, lượng phát thải trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của Petrovietnam chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng lượng phát thải ngành năng lượng. Điều này đạt được là do các hệ thống thiết bị, công nghệ sản xuất của Petrovietnam hiện đại so với mặt bằng chung của ngành năng lượng Việt Nam. Theo số liệu năm 2020, tỷ trọng phát thải của Petrovietnam chỉ chiếm khoảng 7% phát thải KNK của lĩnh vực năng lượng (19,5/273 triệu tấn CO2 tương đương).

Nhà máy điện Nhơn Trạch 2
Nhà máy điện Nhơn Trạch 2

Mặc dù vậy, trong giai đoạn đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050, nếu không có các biện pháp giảm phát thải thì tỷ trọng phát thải của Petrovietnam sẽ tăng nhanh chủ yếu ở lĩnh vực điện. Hiện Tập đoàn đang cập nhật kế hoạch giảm phát thải KNK theo các cam kết mới của Việt Nam. Theo đó, đến năm 2025, Petrovietnam dự kiến sẽ cắt giảm 15,55 triệu tấn CO2 so với phát thải cơ sở năm 2010. Giai đoạn 2031-2050, kế hoạch của Petrovietnam là sẽ triển khai các giải pháp “xanh hóa" các nhà máy điện than, các dự án công nghệ thu hồi, sử dụng, lưu trữ carbon (CCS/CCUS); tiếp tục thực hiện các dự án sản xuất năng lượng sạch như hydrogen “xanh”, NH3 “xanh” có tính khả thi; phát triển chuỗi giá trị thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS), hydrogen “xanh”, NH3 “xanh” trong nước và hướng tới tham gia thị trường khu vực, thế giới; triển khai chuyển đổi nhiên liệu sạch cho các phương tiện vận tải biển.

Chung tay thực hiện nhiều giải pháp

Thực hiện chủ trương của Petrovietnam, nhiều đơn vị thành viên của tập đoàn cũng đang tích cực chuyển đổi xanh.

Với đặc điểm của các nhà máy điện là sử dụng lượng nhiên liệu rất lớn và lượng phát thải khí nhà kính cũng rất lớn, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) đặc biệt tập trung tìm giải pháp giảm thiểu phát thải hiệu quả. Từ nay đến năm 2030, PV Power đặt mục tiêu có 12 giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thực hiện tại các nhà máy điện và theo tính toán của Petrovietnam, dự kiến sẽ giảm thiểu được 160.884 tấn CO2e trong giai đoạn 2018-2025 và 72.150 tấn CO2e trong giai đoạn 2026-2030. Các giải pháp đăng ký đa phần thuộc giải pháp tiết kiệm, giảm thiểu năng lượng sử dụng trong sản xuất và sử dụng năng lượng mặt trời.

Để phát triển bền vững, PV Power định hướng ưu tiên và khuyến khích sử dụng các công nghệ mới, công nghệ tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chú trọng phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) và tích cực nghiên cứu, tìm hiểu các loại nhiên liệu sạch, nhiên liệu thay thế và các công nghệ giảm thiểu phát thải tiên tiến khác để kịp thời đáp ứng chuyển dịch năng lượng, hướng tới mục tiêu giảm thiểu phát thải ròng của Chính phủ.

Doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp khí thuộc Petrovietnam - PV GAS cũng đã xây dựng, triển khai lộ trình chuyển dịch năng lượng với những định hướng chính bao gồm nghiên cứu, áp dụng các giải pháp tiết giảm tối ưu sử dụng năng lượng, nhiên liệu, giảm phát thải KNK trong các cơ sở sản xuất; phát triển các dự án nhập khẩu LNG theo hình thức các "Hub nhập khẩu" kết nối với các tổ hợp nhà máy điện khí và phân phối LNG cho các thị trường hiện hữu, mở rộng thị trường mới, thay thế các loại nhiên liệu than, dầu có mức phát thải cao hơn khí; nghiên cứu tham gia chuỗi sản xuất, kinh doanh hydrogen “xanh”, NH3 “xanh” trên cơ sở tận dụng tối đa hạ tầng hiện hữu và đầu tư các hạ tầng mới…

Kho cảng LNG Thị Vải.
Kho cảng LNG Thị Vải.

Còn Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đặt ra lộ trình giảm phát thải ròng đến năm 2030 giảm 20%, năm 2040 giảm 50% và Net Zero vào năm 2050. Để đạt được mục tiêu đó, PVEP đã đề ra các giải pháp bao gồm nỗ lực giảm thiểu phát thải trực tiếp từ các công trình hiện hữu, phát triển các dự án CCS/CCUS, mở rộng năng lượng tái tạo và các giải pháp carbon thấp, tối ưu hóa việc sử dụng bù đắp carbon trên cơ sở trồng rừng… Trong đó, giải pháp được PVEP quan tâm trong kế hoạch dài hạn là CCS - thu hồi CO2 từ các nguồn phát thải, sau đó vận chuyển đến các điểm lưu giữ lâu dài.

CCS (công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon) được xem là một trong các biện pháp quan trọng để giảm phát thải KNK của các doanh nghiệp dầu khí. Hiện tổng cộng có 34 mỏ dầu khí ở ngoài khơi Việt Nam đã được đánh giá tiềm năng lưu trữ CO2. Nếu chỉ xét đến các mỏ có tiềm năng lưu trữ lớn hơn 10 triệu tấn CO2, khả năng lưu trữ hiệu quả của các mỏ dầu khí ở 4 bể trầm tích đang có mỏ khai thác của Việt Nam là 1,15 Gt CO2, với mỏ lớn nhất là hơn 300 triệu tấn CO2. Các mỏ dầu khí sắp cạn kiệt có thể tận dụng làm nơi lưu trữ, chôn lấp CO2, đồng thời có thể tận dụng các hạ tầng đường ống thu gom hiện tại để vận chuyển CO2. Ngoài ra, công nghệ bơm ép CO2 vào tầng chứa, vận chuyển CO2 bằng tàu thủy là thế mạnh của Petrovietnam. Các kỹ thuật, công nghệ tìm kiếm các đối tượng địa chất để lưu trữ CO2 (tầng chứa khoáng hóa, than…) tương tự như công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí. Petrovietnam còn có thế mạnh sử dụng, tái chế CO2 như: sử dụng CO2 cho nâng cao hệ số thu hồi dầu, sản xuất đạm, nhiên liệu tổng hợp, hóa chất, vật liệu…

Dự án áp dụng công nghệ nâng cao thu hồi dầu mới lần đầu tiên được áp dụng và mang lại hiệu quả cao tại mỏ Rạng Đông
Dự án áp dụng công nghệ nâng cao thu hồi dầu mới lần đầu tiên được áp dụng và mang lại hiệu quả cao tại mỏ Rạng Đông

Một lợi thế quan trọng khác đó là tiềm lực tài chính lớn và ổn định sẽ giúp Petrovietnam hoàn toàn có khả năng đầu tư vào các dự án CCS với quy mô lớn và hiệu quả cao. Đây cũng là cơ hội để Petrovietnam mở ra hướng kinh doanh mới, tạo ra tín chỉ carbon đến từ việc thu hồi và lưu trữ CO2 tại các mỏ dầu khí ngoài khơi, tiên phong trong triển khai CCS, tạo ra lợi ích kinh tế và đem lại lợi nhuận từ việc bán tín chỉ carbon hoặc tham gia vào thị trường carbon, cũng như tăng cường vị thế của Petrovietnam, góp phần tăng uy tín tuân thủ các quy định về chống biến đổi khí hậu và giảm KNK của ngành Dầu khí Việt Nam.

Nỗ lực trồng rừng đóng góp cho tiềm năng tín chỉ carbon

Bên cạnh việc sử dụng các giải pháp khoa học công nghệ để giảm các loại phát thải KNK, trồng cây gây rừng là giải pháp chính yếu thứ hai giúp các doanh nghiệp tích lũy tín chỉ carbon để được quy đổi tỷ lệ phát thải.

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng khẳng định: “Đối với doanh nghiệp việc trồng cây, gây rừng không chỉ là trách nhiệm với xã hội mà còn đưa lại những lợi ích cho doanh nghiệp khi được công nhận, cấp tín chỉ carbon bù đắp phần phát thải.” Các hoạt động trồng rừng, phục hồi rừng trong những năm vừa qua cũng đã thể hiện hành động mạnh mẽ của Petrovietnam và các đơn vị thành viên nhằm khẳng định ý thức bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực bởi biến đổi khí hậu, góp phần cùng cả nước đạt được cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Năm 2022, Petrovietnam đã phát động toàn thể cán bộ nhân viên, người lao động dầu khí trồng 3 triệu cây xanh trên các công trình, địa phương có hoạt động dầu khí giai đoạn 2022-2025. Trong 2 năm qua, các đơn vị thành viên, trực thuộc Petrovietnam đã trồng mới và chăm sóc 615.135 cây xanh, tiêu biểu như: PVEP phối hợp với địa phương/đơn vị trồng hơn 260.000 cây xanh trên 76 ha rừng tại Cà Mau, Thái Bình, Nghệ An; Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) hướng dẫn các đơn vị trực thuộc đánh giá tác động của các loại cây trồng đối với môi trường và đã hỗ trợ 100.000 cây phi lao giống cùng các vật tư đi kèm để chuyển tới các đảo Trường Sa trong chương trình “Xanh hóa Trường Sa”; Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cam kết cùng tỉnh Quảng Ngãi trồng 1 triệu cây xanh trên địa bàn tỉnh... Nhiều đơn vị đã tổ chức đánh giá, tính toán tác động tích cực đối với môi trường từ hoạt động trồng cây, từ những loại cây cụ thể để lựa chọn trồng cây phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, địa bàn nhằm thực hiện có hiệu quả việc trồng cây xanh như PVFCCo, PVCFC, PVEP…

Vào tháng 4/2024 vừa qua, PVEP và PVCFC (Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau) đã ký Biên bản ghi nhớ cùng Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau trồng mới 40 ha rừng và 250.000 cây xanh trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Biên bản ghi nhớ đánh dấu sự hợp tác giữa các đơn vị của Petrovietnam với Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ, nhằm mục đích khai thác lợi thế của mỗi bên trong các hoạt động trồng và bảo vệ rừng, hướng tới các mục tiêu chính như bảo vệ môi trường, đối phó với biến đổi khí hậu, trung hòa carbon và phát triển các cơ chế quy đổi tín chỉ carbon. Năm 2024 được xác định là năm quan trọng then chốt để Petrovietnam tăng tốc hoàn thành mục tiêu trồng 3 triệu cây xanh đến năm 2025 và lượng hóa việc giảm thải CO2 vào môi trường, làm cơ sở đón đầu xu hướng miễn, giảm thuế/phí môi trường, chống phát thải, biến đổi khí hậu./.

Trúc Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

PC Huế:  Bàn giao 2 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

PC Huế: Bàn giao 2 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

PC Huế phối hợp cùng chính quyền địa phương bàn giao 2 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo trên địa bàn thành phố Huế.
Acecook Việt Nam - Hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước

Acecook Việt Nam - Hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước

Acecook Việt Nam kỷ niệm 30 năm ngày bán hàng đầu tiên, cũng là hành trình đồng hành cùng sự phát triển của đất nước trong ba thập kỷ qua.
Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Tân Cảng Container chính thức trở thành thành viên của TCDA - tổ chức uy tín trong lĩnh vực khai thác dịch vụ logistics, Isotank tại Trung Quốc.
PC Huế: Đảm bảo cấp điện Chương trình Huế - Kinh đô ẩm thực

PC Huế: Đảm bảo cấp điện Chương trình Huế - Kinh đô ẩm thực

PC Huế đã triển khai các phương án đảm bảo cấp điện chương trình “Huế - Kinh đô Ẩm thực” năm 2025.
Thủy điện Trung Sơn sẵn sàng huy động tối đa công suất cho mùa khô 2025

Thủy điện Trung Sơn sẵn sàng huy động tối đa công suất cho mùa khô 2025

Trước cao điểm mùa khô 2025, Thủy điện Trung Sơn đã chủ động tích nước, bảo dưỡng thiết bị, sẵn sàng vận hành tối đa, đảm bảo cung ứng điện ổn định.

Tin cùng chuyên mục

Delta Group không ngừng đổi mới, khẳng định vị thế hàng đầu

Delta Group không ngừng đổi mới, khẳng định vị thế hàng đầu

Delta Group tiếp tục chứng minh bản lĩnh và năng lực vượt trội khi xuất sắc giữ vững vị trí Top 4 trong Bảng xếp hạng Top 10 nhà thầu xây dựng uy tín năm 2025.
Hồng Châu Yến và dấu hỏi sau những lọ yến

Hồng Châu Yến và dấu hỏi sau những lọ yến 'thuần Việt'

Hồng Châu Yến, trong mọi lời quảng bá, luôn tô đậm hình ảnh thương hiệu 'thuần Việt'. Nhưng, thực tế có hoàn toàn như vậy?
Rạng Đông vươn mình bứt phá trong kỷ nguyên công nghệ số

Rạng Đông vươn mình bứt phá trong kỷ nguyên công nghệ số

Ngày 26/4/2025, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông tổ chức Ngày hội sáng tạo Techday 11, với chủ đề “Rạng Đông trong kỷ nguyên vươn mình bứt phá”
PVCFC nâng cấp Data Center, tăng tốc chuyển đổi số toàn diện

PVCFC nâng cấp Data Center, tăng tốc chuyển đổi số toàn diện

Nhằm thực hiện hóa định hướng phát triển hạ tầng số, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) triển khai đầu tư nâng cấp Trung tâm dữ liệu (Data Center).
Mô hình trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau

Mô hình trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau

Tăng 20,68% lợi nhuận, giảm 7,69% chi phí, mô hình canh tác bón phân khoa học với NPK Cà Mau Gold 20-10-10 công nghệ Poly Phosphate đã mang đến vụ mít hiệu quả.
PVFCCo-Phú Mỹ và TGS hợp tác phát triển chuỗi giá trị xanh

PVFCCo-Phú Mỹ và TGS hợp tác phát triển chuỗi giá trị xanh

Vùa qua, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo–Phú Mỹ) và Công ty Cổ phần Tập đoàn The Green Solutions (TGS) ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược.
PVOIL tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

PVOIL tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

Ngày 25/4, tại TP.Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Dầu Việt Nam–CTCP (PVOIL) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 theo hình thức trực tuyến.
Ống thép luồn dây điện EMT của Vietconduit chống cháy lan

Ống thép luồn dây điện EMT của Vietconduit chống cháy lan

Trong bối cảnh toàn cầu đang hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero), Việt Nam đã chứng kiến sự bùng nổ của các công trình xanh.
Imexpharm đặt mục tiêu tăng trưởng đột phá tại ĐHĐCĐ 2025

Imexpharm đặt mục tiêu tăng trưởng đột phá tại ĐHĐCĐ 2025

Tại ĐHĐCĐ 2025, Imexpharm đặt mục tiêu tăng trưởng đột phá, là năm bản lề tạo đà bứt phá mạnh mẽ trong chiến lược dài hạn.
Khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo tại Nhiệt điện Quảng Ninh

Khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo tại Nhiệt điện Quảng Ninh

Vừa qua, Lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và EVN thăm, tặng quà, động viên người lao động Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh nhân Tháng Công nhân năm 2025.
Takao tự hào khi đạt cú đúp giải thưởng lớn năm 2025

Takao tự hào khi đạt cú đúp giải thưởng lớn năm 2025

Công ty Cổ phần Takao được vinh danh Top 5 công ty vật liệu xây dựng uy tín và lọt Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2025.
PV Drilling tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025

PV Drilling tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025

Vừa qua tại TP.Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.
Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty Phát điện 2

Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty Phát điện 2

Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty Phát điện 2 lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025–2030 diễn ra thành công tốt đẹp.
Tập đoàn Masan bước vào quỹ đạo tăng trưởng có lợi nhuận

Tập đoàn Masan bước vào quỹ đạo tăng trưởng có lợi nhuận

Quý I năm 2025, Tập đoàn Masan đạt lợi nhuận sau thuế sau phân bổ cổ đông thiểu số đạt 394 tỷ đồng, tăng 279% tiến tới lộ trình hoàn thành kế hoạch năm
Vượt sóng thị trường: Điện lực TKV báo lãi hơn 750 tỷ

Vượt sóng thị trường: Điện lực TKV báo lãi hơn 750 tỷ

Với lợi nhuận trước thuế đạt trên 750 tỷ đồng, vượt 10,39%, dự kiến năm 2024 Tổng công ty Điện lực TKV-CTCP chia cổ tức đạt tỷ lệ 5%.
Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý: Tri ân thế hệ anh hùng qua sản phẩm bạc thỏi đặc biệt

Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý: Tri ân thế hệ anh hùng qua sản phẩm bạc thỏi đặc biệt

Tập đoàn Vàng bạc đá quý Phú Quý đã trao tặng sản phẩm bạc thỏi '50 năm Thống nhất đất nước' cho nhà báo Trần Mai Hưởng và những người lính xe tăng 846.
BSR và 3 chữ An

BSR và 3 chữ An

Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) tiếp tục khẳng định trách nhiệm của mình bằng việc góp sức bảo đảm an ninh quốc phòng và an sinh xã hội.
PC Lào Cai: Hướng đến an toàn, hiệu quả và phục vụ tốt hơn

PC Lào Cai: Hướng đến an toàn, hiệu quả và phục vụ tốt hơn

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn – Giám đốc PC Lào Cai: Hệ thống điện cần được vận hành như một cỗ máy tinh vi mà từng linh kiện đều được chăm sóc kỹ lưỡng...
PV Power không ngừng mở rộng hợp tác, tăng tốc đầu tư

PV Power không ngừng mở rộng hợp tác, tăng tốc đầu tư

Trong làn sóng chuyển mình của ngành điện Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP (PV Power) không chỉ đứng vững mà còn chủ động tăng tốc.
Thủy điện Sông Bung 4 thay thế hệ thống điều khiển và giám sát tổ máy

Thủy điện Sông Bung 4 thay thế hệ thống điều khiển và giám sát tổ máy

Nhà máy Thủy điện Sông Bung 4 thay thế hệ thống điều khiển và giám sát tổ máy (DCS) - bước chuyển đổi hướng tới vận hành hiện đại và tin cậy các tổ máy.
Mobile VerionPhiên bản di động