Liên minh tái chế bao bì cam kết thu gom, tái chế 13.000 tấn bao bì trong năm 2023
Phát triển bền vững 24/03/2023 21:51 Theo dõi Congthuong.vn trên
Giảm thiểu rác thải - Liên minh tái chế bao bì Việt Nam được thành lập Xây dựng văn hóa tái chế bao bì văn minh cùng nghệ sĩ Việt |
Tại cuộc họp thường niên của Liên minh tái chế bao bì PRO Việt Nam ngày 24/3, 18 thành viên liên minh hiện tại là những đơn vị sản xuất kinh doanh hàng đầu trong nước và 3 thành viên mới đã cùng đưa ra cam kết thu gom và tái chế hơn 13.000 tấn bao bì trong năm 2023. Đồng thời, PRO Việt Nam cũng thông báo về việc xây dựng nền tảng cơ bản cho các mô hình thu gom và tái chế bao bì có khả năng nhân rộng, phù hợp với việc thực thi Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR- Extended Producer Responsibility) vào năm 2024.
![]() |
PRO Việt Nam đã cùng các thành viên trong liên minh thí điểm xây dựng các mô hình theo hướng tuần hoàn phù hợp với điều kiện thị trường và thói quen tiêu dùng tại Việt Nam. |
Đợt hội nghị này, PRO Việt Nam đã chính thức kết nạp thêm 3 thành viên mới tham gia liên minh, đưa tổng số thành viên tham gia tổ chức Liên minh tái chế bao bì PRO Việt Nam lên 21 thành viên.
Ông Phạm Phú Ngọc Trai - Chủ tịch của PRO Việt Nam cho biết: Nguyên tắc chỉ đạo của PRO Việt Nam được xây dựng dựa theo các các khung định hướng của mô hình kinh tế tuần hoàn để đảm bảo được thực hiện nguyên tắc tiếp cận 3R - Giảm thiểu (Reduce), Tái sử dụng (Reuse) và Tái chế (Recycle) rác thải.
Những nỗ lực này sẽ đảm bảo an toàn thực phẩm và điều kiện sẵn có được cân bằng với việc làm cho Việt Nam sạch, xanh và phát triển bền vững.
“Khát vọng của PRO Việt Nam là tất cả sản phẩm của các thành viên sản xuất và phân phối ra thị trường Việt Nam, sẽ được tái chế và phục hồi hoàn toàn tại Việt Nam vào năm 2030”- ông Trai cho biết thêm.
Trong kế hoạch năm 2023, PRO Việt Nam cũng thống nhất với các mục tiêu cụ thể như tự nguyện đăng ký trở thành tổ chức trung gian được ủy quyền theo quy định tại nghị định 08/2022/NĐ-CP và sẽ được Bộ Tài nguyên và Môi trường công nhận trong thời gian tới. Trước mắt, PRO Việt Nam sẽ thu gom và tái chế hơn 13 ngàn tấn bao với chi phí cạnh tranh hợp lý và khả năng gia tăng sản lượng; tiếp tục truyền thông thay đổi nhận thức về tiêu dùng; thu gom và tái chế rác thải nhựa; hỗ trợ người lao động hoạt động trong lĩnh vực thu gom. Ngoài ra, PRO Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với chính phủ trong việc triển khai thực thi EPR, triển khai các điều kiện bắt buộc tuân thủ về trách nhiệm thu gom và tái chế bao bì từ các doanh nghiệp thành viên, một cách hiệu quả nhất.
Là đơn vị tiên phong trong việc thực thi trách nhiệm xã hội ,môi trường và quản trị (ESG), trong thời gian qua PRO Việt Nam đã cùng các thành viên trong liên minh thí điểm xây dựng các mô hình theo hướng tuần hoàn phù hợp với điều kiện thị trường và thói quen tiêu dùng tại Việt Nam.
Sự tăng cường nhận biết và hiệu quả của PRO Việt Nam được cụ thể hoá bằng hơn 3.000 tấn bao bì (nhựa PET và vỏ hộp giấy) đã thu gom và được tái chế trong 2022, nhiều nghiên cứu thương mại hoá các sản phẩm/ nguyên liệu tái chế và đặc biệt là mong muốn tham gia của nhiều doanh nghiệp.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hà Nội: Kết nối mạng lưới cung ứng và phân phối bán lẻ sản phẩm thân thiện môi trường

Giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất giấy bao bì

Hình thành sản xuất và tiêu dùng bền vững qua nhận diện thực phẩm minh bạch

Giảm nghèo bền vững: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Tiêu dùng xanh thúc đẩy chuỗi sản xuất bền vững
Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Áp dụng mô hình liên kết hiệu quả, thúc đẩy sản xuất sạch hơn

Hội thảo khởi động nghiên cứu xây dựng Chương trình làm mát xanh quốc gia

Sàn giao dịch tín chỉ carbon: Phép thử cho các doanh nghiệp Việt Nam

Huyện Hoà An – Cao Bằng: 100% xã có điện lưới quốc gia và đường ôtô đến trung tâm

Giảm nghèo đa chiều trong tình hình mới

Giảm nghèo còn nhiều thách thức

Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ hàng tỷ USD chống biến đổi khí hậu

Thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Việt Nam: Cần bắt đầu từ thay đổi nhận thức!

Ứng dụng BAEMIN thử nghiệm xe máy điện dành cho đối tác tài xế

Phát triển ngành công nghiệp thực phẩm bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu

Phát triển rừng bền vững tại khu vực Bắc Trung Bộ

Thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Việt Nam: Cần những bước đi đột phá, quyết liệt hơn

Phát triển đô thị bền vững: Kinh nghiệm từ nước Pháp với 3 nguyên tắc cơ bản

Lạng Sơn: Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số

Giảm nghèo bền vững: Ưu tiên “vùng lõi”

Luật Đất đai (sửa đổi): Nghiên cứu, xác định cụ thể đối tượng hỗ trợ ở các tỉnh vùng núi

Thực hành áp dụng ESG: Cơ hội cho doanh nghiệp “nâng tầm” giá trị

Trồng và phát triển dược liệu: Giải pháp sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Hà Nội: Xây dựng mô hình liên kết bền vững
