Thứ hai 23/12/2024 16:28

Điện lực Hà Tĩnh đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác hiện trường

Điện lực Hà Tĩnh phát huy mạnh mẽ chuyển đổi số, trong công tác sản xuất kinh doanh và điều hành hệ thống đem lại nhiều lợi ích thiết thực.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi số trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh, thời gian qua, Công ty Điện lực Hà Tĩnh (PC Hà Tĩnh) đã tích cực triển khai số hóa dữ liệu, số hóa quy trình nghiệp vụ, đặc biệt chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác hiện trường nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại đơn vị, hướng đến mục tiêu phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.

Giao diện ứng dụng hiện trường phần mềm CmisMobile

Nhiều lợi ích từ chuyển đổi số

Theo PC Hà Tĩnh, nếu như trước đây công tác kiểm tra giám sát mua bán điện và treo tháo thiết bị đo đếm tại hiện trường đều được thực hiện bằng hình thức thủ công. Dẫn đến tốn nhiều thời gian, công tác lưu trữ hồ sơ, giấy tờ không được đảm bảo an toàn, quá trình ghi chép biên bản, cập nhập dữ liệu vào phần mềm quản lý khách hàng (CMIS 3.0) cũng dễ gây ra tình trạng sai sót.

Để hạn chế các sơ suất trong quá trình cập nhập dữ liệu, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và tăng năng suất lao động, PC Hà Tĩnhđã triển khai sâu rộng đến các đơn vị trực thuộc ứng dụng phần mềm CmisMobile, áp dụng đối với công tác kiểm tra giám sát mua bán điện, thay công tơ định kỳ và phát triển khách hàng mới. Đây là bộ giải pháp cung cấp các ứng dụng trên thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android có kết nối với máy in bluetooth nhằm hỗ trợ cho nhân viên tác nghiệp ngay tại hiện trường.

Công nhân Điện lực thị xã Hồng Lĩnh thực hiện treo tháo công tơ bằng ứng dụng hiện trường

Là một trong những đơn vị triển khai hiệu quả ứng dụng hiện trường CmisMobile, Điện lực Kỳ Anh đã tích cực khai thác các chức năng trên ứng dụng này. Ông Đặng Đôn Sơn - Giám đốc Điện lực Kỳ Anh cho biết "Trong quá trình triển khai, bước đầu nhân viên hiện trường tiếp xúc với công nghệ nên không tránh khỏi bỡ ngỡ. Tuy nhiên sau khi được tập huấn và hướng dẫn từ các bộ phận chức năng công ty, lực lượng kiểm tra viên điện lực và nhân viên treo tháo công tơ đã thao tác nhuần nhuyễn, khai thác triệt để các chức năng trên ứng dụng, nhờ đó công việc được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn...". Kết quả, từ đầu năm 2023 đến nay, Điện lực Kỳ Anh đã thực hiện 5.746 lượt kiểm tra áp dụng app hiện trường.

Thành tựu trong chuyển đổi số

Chia sẻ về hiệu quả của ứng dụng CmisMobile đối với công tác kiểm tra giám sát mua bán điện, ông Trần Xuân Sâm - Trưởng phòng kiểm tra giám sát mua bán điện PC Hà Tĩnh cho biết: Trước đây, việc thực hiện các loại biên bản, hồ sơ kiểm tra sử dụng điện tại hiện trường được lập theo biểu mẫu in trên giấy, sau khi hoàn thiện xong sẽ chuyển về nhập vào phần mềm quản lý.

Tuy nhiên, từ khi triển khai ứng dụng này, lực lượng kiểm tra viên điện lực chỉ cần sử dụng thiết bị di động có cài app CmisMobile để thao tác các bước kiểm tra; biên bản, thông tin khách hàng và trình tự kiểm tra đều được thao tác ngay trên app. Việc đưa phần mềm CmisMobile vào ứng dụng tại hiện trường đã góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ điện, giảm thời gian thực hiện, tạo trải nghiệm số hóa cho khách hàng qua hình thức ký số OTP (mã được gửi về số điện thoại của khách hàng), đảm bảo sự liên kết chặt chẽ của các chu trình công việc so với trước kia, tạo bước tiến mới trên hành trình chuyển đổi số của ngành điện.

Phòng Kinh doanh Điện lực Đức Thọ truyền số liệu vào app ứng dụng hiện trường giao cho nhân viên treo tháo thực hiện

Đặc biệt, tháng 6/2023 vừa qua, việc app CmisMobile được cập nhật phiên bản mới, ngoài các chức năng cũ như kiểm tra giám sát mua bán điện, kiểm tra thiết bị đo đếm…App được xây dựng thêm các chức năng mới như cấp điện - dịch vụ điện, treo tháo thiết bị đo đếm… đây cũng là bước đệm trong công tác triển khai Chương trình CMIS 4.0.

Đánh giá cao hiệu quả của ứng dụng này đối với công tác treo tháo công tơ tại hiện trường, anh Trịnh Anh Sơn - Phó phòng kinh doanh Điện lực Đức Thọ cũng cho biết: “Trước đây, khi chưa triển khai ứng dụng phần mềm CmisMobile, để hoàn thành công tác treo tháo công tơ định kỳ hoặc phát triển khách hàng mới chúng tôi phải tiến hành qua nhiều bước thủ công. Giờ đây, khi triển khai ứng dụng này, mọi thủ tục lập biên bản treo, tháo công tơ được thực hiện qua máy tính bảng, các thông tin về chỉ số treo, chỉ số tháo hay chữ ký của các bên đều được số hóa, hình ảnh thực tế của công tơ cũng được lưu giữ… nhờ đó đảm bảo tính công khai, minh bạch, hạn chế sự nhầm lẫn trong quá trình làm việc”.

Có thể thấy, trong bối cảnh thực hiện mạnh mẽ công tác chuyển đổi số như hiện nay, việc ứng dụng và khai thác các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác hiện trường là hết sức cần thiết.

Theo PC Hà Tĩnh, thời gian tới đơn vị tiếp tục khai thác và sử dụng hiệu quả các phần mềm, ứng dụng hiện có; tăng cường nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo và đúc rút kinh nghiệm từ thực tế để áp dụng vào các công tác khác, tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh, hướng tới mục tiêu ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ điện năng, nâng cao sự tin cậy và độ hài lòng của khách hàng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn đổi mới và hội nhập.

Với những thành công đạt được về chuyển đổi số, Công ty Điện lực Hà Tĩnh sẽ tiếp tục phấn đấu để hoàn thành xuất sắc lộ trình chuyển đổi số tại đơn vị, góp phần cùng Tổng công ty Điện lực miền Bắc trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Tin cùng chuyên mục

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

EVN tiếp tục nâng cao chất lượng kinh doanh, dịch vụ khách hàng năm 2025

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

EVNNPT tăng cường khả năng truyền tải điện cho nhiều tỉnh miền Trung - Nam

Hội nghị Người lao động EVNGENCO2 năm 2024: Phát huy quyền dân chủ của người lao động

Gỡ vướng năng lượng tái tạo: Doanh nghiệp đánh giá cao 6 nhóm giải pháp của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Nhà máy Thủy điện Quảng Trị tích nước phục vụ sản xuất kinh doanh và cấp nước hạ du năm 2025

Hoà lưới thành công tổ máy 2 thuỷ điện Ialy mở rộng vượt tiến độ 18 ngày

Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 kỷ niệm 20 năm hoạt động

Long An và EVNNPT tìm giải pháp gỡ vướng hàng loạt dự án truyền tải điện

Đánh thức giấc mơ 'ngủ đông' điện hạt nhân: Bài 5 - Xây dựng nguồn nhân lực tự chủ - cách nào?