Thứ hai 25/11/2024 07:34

Diễn đàn thường niên lần thứ 15 “Tối ưu nguồn lực, vượt qua thách thức”

Diễn đàn thường niên lần thứ 15 với chủ đề “Tối ưu nguồn lực, vượt qua thách thức” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức ngày 11/1/2023

Diễn đàn thường niên lần thứ 15 được tổ chức với chủ đề “Tối ưu nguồn lực, vượt qua thách thức”. Bên cạnh Phiên khai mạc, tham luận, thảo luận, Diễn đàn năm nay diễn ra phiên đặc biệt – phiên tranh biện giữa các chuyên gia kinh tế với hai cặp tranh biện về chủ đề nhận định các chiều hướng của thách thức và đánh giá khả năng xoay chuyển, hóa giải thành công của Việt Nam cũng như của cộng đồng doanh nghiệp.

Trên cơ sở tham khảo các nhận định và phân tích của các chuyên gia, Phiên thảo luận với chủ đề “Tối ưu nguồn lực, sẵn sàng vượt qua thách thức” được đại diện các bộ, ngành cùng lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp trao đổi cụ thể, ứng với thực tiễn hiện trạng hoạt động của từng lĩnh vực, thị trường và khu vực doanh nghiệp.

Quang cảnh Diễn đàn

Tại Diễn đàn thường niên năm nay, nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc nâng cao sức chống chịu và cả “va đập” cho nền kinh tế, Việt Nam cần tận dụng và biết tận dụng tốt những cơ hội mới đang xuất hiện. Từ đó tiếp tục duy trì cũng như nối dài nhịp tăng trưởng.

Theo ông Nguyễn Minh Vũ, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, hiện các cơ hội và thách thức cho tăng trưởng là đan xen nhau trong với các đặc trưng: kinh tế thế giới đang mất đần động lực tăng trưởng, đứng trước nguy cơ suy thoái kỹ thuật trong khi các động lực tăng trưởng như xuất khẩu– đầu tư – tiêu dùng toàn cầu dự báo sẽ suy giảm; các chuyển đổi mang tính cơ cấu sẽ tiếp tục tạo ra các “va đập”, “tái cấu trúc” và định hình các nguyên tắc, “luật chơi” mới trong quản trị kinh tế toàn cầu.

Đáng chú ý khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á, được đánh giá là trọng tâm của kinh tế thế giới, là động lực tăng trưởng, đồng thời là trung tâm của nhiều liên kết, sáng kiến kinh tế mới của các nước.

Trong bối cảnh đó Việt Nam cần duy trì tốt 3K: kiên định- kiên quyết- kiên trì. Theo đó cần kiên định về ổn định chiến lược, kiên quyết về giữ vững “tự chủ”, “tự cường” và kiên trì về phát triển bền vững.

Thảo luận giữa các chuyên gia

Theo kinh tế trưởng của Ngân hàng BIDV Cấn Văn Lực, “phong cách” tăng trưởng của năm 2023 của Việt Nam tiếp tục mang dấu ấn của việc mở cửa trở lại khá sớm; các động lực tăng trưởng phục hồi khá đồng đều và tăng trưởng so với nền thấp của năm trước.

Cũng theo vị chuyên gia này, kinh nghiệm phòng chống dịch, quản trị rủi ro, các kinh nghiệm xử lý những khủng hoảng của Việt Nam đã được tích lũy tương đối tốt thời gian vừa qua, rủi ro tài khóa ở mức trung bình sẽ góp phần quan trọng tạo thêm dư địa cho năm 2023.

Diễn biến được các chuyên gia kinh tế cho rằng đáng chú ý nhất của năm 2023 là việc Trung Quốc mở cửa lại nền kinh tế sau 3 năm đóng cửa do thực thi chính sách zero-Covid. Diễn biến này được đánh giá là ẩn chứa nhiều yếu tố “nghịch” hơn là thuận.

Ở khía cạnh tích cực, ông Nguyễn Xuân Thành, Đại học FulBright Việt Nam nhìn nhận, khoảng tháng 4 và tháng 5/2023, Trung Quốc sẽ “tự tin” hơn vào chính sách mở cửa, tạo cú hích về khôi phục tổng cầu nội địa. Khi đó thực tế sẽ tạo cơ hội xuất khẩu cho Việt Nam sang Trung Quốc và du lịch của Trung Quốc vào Việt Nam.

Phân tích vấn đề này ở khía cạnh tiêu cực, nhiều chuyên gia cho rằng, việc nền kinh tế thứ hai thế giới mở cửa có thể khiến cho giá dầu thế giới tăng thêm đến 20% cùng việc lạm phát một số nền kinh tế chủ chốt trong đó có cả Mỹ có thể tăng thêm vào cuối năm. Chuyên gia Cấn Văn Lực thì lưu ý, tác động liên quan đến việc phòng chống về dịch bệnh sẽ phải đề phòng hơn và cạnh tranh với Trung Quốc quyết liệt hơn.

Một số chuyên gia cũng cho rằng, trong khó khăn của những bất định của năm 2023, Việt Nam vẫn có “cửa” để có thể đổi chiều chích sách và giải quyết được những khó khăn trong nội tại của nền kinh tế Việt Nam khi các điều kiện bên ngoài cho phép.

Kỳ vọng vào đầu tư công, tiêu dùng dân cư trong nước để bù đắp cho suy giảm xuất khẩu, nhưng cần nhấn mạnh rằng phải tăng tốc giải ngân vốn FDI cùng với giải ngân đầu tư công thì mới có bức tranh sáng cho tăng trưởng kinh tế”- ông Thành nói.

Chia sẻ từ góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Chánh Trung, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Long cho rằng doanh nghiệp cần luôn duy trì tinh thần khởi nghiệp, dám tạo ra sự khác biệt

Nghiên cứu chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn, đặc biệt luôn duy trì tinh thần khởi nghiệp, và tạo ra những sản phẩm mang tính khác biệt là những kinh nghiệm để doanh nghiệp vượt qua thách thức, thích ứng với những thay đổi của thị trường...”- ông Trung nói.

Lãnh đạo Tập đoàn Tân Long cho rằng, bên cạnh vấn đề nguồn lực thì trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh mới, tái cấu trúc, doanh nghiệp còn phải đối mặt với vấn đề dôi dư lao động. Trong khi, Tân Long hiện không thâm dụng lao động phổ thông mà chủ yếu sử dụng lao động từ cấp chuyên viên, cán bộ có trình độ cao, với khoảng gần 4.000 cán bộ của doanh nghiệp hiện có trình độ cao.

Nhìn lại của quá trình chuyển đổi của Tân Long, ông Nguyễn Chánh Trung nhấn mạnh đó chính là “nghiên cứu chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn”, cụ thể, chủ động thu hẹp lĩnh vực bán buôn bởi có nhiều yếu tố khó kiểm soát, thay vào đó tập trung đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, cùng với xây dựng thương hiệu.

Ông Nguyễn Chánh Trung- Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long

Một trong những dấu ấn tạo nên sự khác biệt của Tân Long gần đây được lãnh đạo tập đoàn này chia sẻ đó là sản phẩm heo ăn chay đã ra mắt thị trường từ tháng 10/2022. Sản phẩm cam kết nguyên liệu đầu vào cho heo là ăn đạm thực vật, không có yếu tố từ các nguồn tận thu từ giết mổ vì ẩn chứa rất nhiều rủi ro.

"Bài học của chúng tôi là luôn duy trì tinh thần khởi nghiệp, Tân Long vẫn đang trong quá trình khởi nghiệp, vẫn đang tái cấu trúc doanh nghiệp, đó là định hướng lại chiến lược, ưu tiên nguồn vốn cho xây dựng chuỗi giá trị thực sự”, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Long khẳng định.

Về kế hoạch cụ thể, với ngành lúa gạo, hiện doanh nghiệp đang xây dựng chuỗi giá trị lớn kết hợp với người nông dân để đầu tư, bước đầu đã kêu gọi nguồn vốn tài trợ. Còn trong ngành chăn nuôi đó là không quá quá lệ thuộc vào các nguồn vốn vay, cũng như chủ động hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: doanh nghiệp tư nhân

Tin cùng chuyên mục

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Quần áo ‘made in Viet Nam’, rau quả ‘farm in Viet Nam’ xuất hiện nhiều tại Vương quốc Anh

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Ấn Độ tham dự triển lãm quốc tế máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Hợp tác Việt Nam - Litva: Tài chính công nghệ, hàng không, năng lượng những lĩnh vực mới, giàu tiềm năng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga

Hợp tác quốc phòng Trung Quốc - ASEAN ngày càng thực chất, hiệu quả

Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN lần thứ 25: Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Campuchia

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Tạo động lực, đưa quan hệ Việt Nam-Malaysia lên tầm cao mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/11: Nhiều lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Tổng thống Biden viện trợ 'nóng' cho Ukraine