Thứ sáu 29/11/2024 08:57

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 3/1/2024: Giá vàng tiếp tục biến động loạn xạ

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 3/1: Giá vàng tiếp tục biến động loạn xạ; sôi động dịch vụ tour Tết 2024; NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 15%...

Giá vàng tiếp tục biến động loạn xạ

Ngược chiều với diễn biến trên thị trường thế giới, /chu-de/cap-nhat-gia-vang-hom-nay.topic trong nước hôm nay 3/1 tăng mạnh. Hiện tại, giá vàng miếng thương hiệu SJC niêm yết ở mức 72 triệu đồng/lượng mua vào và 75,02 triệu đồng/lượng bán ra. Như vậy, so với rạng sáng qua, giá vàng SJC đã được điều chỉnh tăng 1 triệu đồng/lượng.

Giá vàng hôm nay tiếp tục biến động loạn xạ

Giá vàng thế giới hôm nay giảm nhẹ với vàng giao ngay giảm 5,3 USD xuống 2.058,7 USD/ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.067,6 USD/ounce, giảm 4,2 USD so với rạng sáng qua.

Sôi động dịch vụ tour Tết 2024

Tại thời điểm này, nhiều gia đình đã bắt đầu lên kế hoạch đi du lịch Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Trong nước có các sản phẩm đường bộ với chi phí hợp lý khoảng 590.000 - 1.690.000 đồng/du khách (tới các địa điểm miền Bắc), các sản phẩm đến vùng nắng ấm như Quy Nhơn, Nha Trang, Phú Quốc với chi phí trên dưới 10 triệu đồng/du khách...

Với thị trường nước ngoài, nhiều công ty du lịch cho biết: Các tour Tết, đặc biệt với thị trường xa từ Nhật Bản đổ lên đến thời điểm này đã đóng toàn bộ tour vì liên quan đến yếu tố visa. Còn lại các thị trường từ Hàn Quốc trở xuống cho đến du lịch trong nước, nhận được trên 80% số lượng chỗ đã giữ.

Cùng với đơn vị lữ hành, nhiều địa phương cũng đang lên kế hoạch tổ chức các sự kiện văn hóa, ẩm thực, du lịch đặc sắc nhằm đáp ứng nhu cầu vui xuân đón Tết Nguyên đán 2024 của người dân và du khách.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê, doanh thu du lịch lữ hành năm 2023 ước đạt 37,8 nghìn tỷ đồng, tăng 52,5% so với cùng kỳ năm 2022, với mức tăng trưởng này, các công ty du lịch dự đoán càng gần Tết, thị trường này sẽ ngày càng sôi động hơn nữa.

Bộ Tài nguyên và Môi trường vận hành hơn 1.800 trạm quan trắc

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận, quản lý thống nhất số liệu quan trắc môi trường tự động từ các trạm quốc gia và địa phương, doanh nghiệp với tổng 1.879 trạm thông qua phần mềm Envisoft. Dữ liệu từ các trạm quan trắc được truyền về liên tục với tần suất 60 phút/lần, thậm chí 5 phút/lần.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, hệ thống các trạm quan trắc tự động đã cung cấp chuỗi số liệu liên tục thông tin về diễn biến chất lượng môi trường cho cộng đồng một cách kịp thời.

Số liệu từ các trạm quan trắc đã cung cấp một phần bức tranh hiện trạng môi trường không khí, nước trên phạm vi toàn quốc, giúp cơ quan quản lý nhận diện những nơi ô nhiễm để điều chỉnh chính sách và đưa ra các giải pháp quản lý thiết thực.

Đến nay, toàn ngành tài nguyên và môi trường đã kiểm soát được khoảng 80% vấn đề môi trường. Đảm bảo xử lý đúng thời hạn gần 90% kiến nghị của doanh nghiệp, địa phương.

Việt Nam thu 2,89 tỷ USD từ xuất khẩu cao su

Ước tính năm 2023, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 2,14 triệu tấn, trị giá 2,89 tỷ USD, giảm 0,04% về lượng và giảm 12,7% về trị giá so với năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.350 USD/tấn, giảm 12,7% so với năm 2022.

Năm 2023, xuất khẩu cao su sang các thị trường phần lớn vẫn sụt giảm so với cùng kỳ năm 2022, nhất là các thị trường lớn như Ấn Độ, Mỹ, Đức, Đài Loan (Trung Quốc), Thổ Nhĩ Kỳ, Sri Lanka, Nga, Indonesia, Tây Ban Nha…

Tuy nhiên, xuất khẩu sang một số thị trường tăng trưởng tốt về lượng như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Hà Lan, Singapore, Cộng hòa Czech...

Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 15%

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Văn bản số 10167/NHNN-CSTT gửi các tổ chức tín dụng về kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2024 là 15% được giao cho các ngân hàng ngay đầu năm 2024.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng cung ứng nguồn vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Nhà nước giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng 15% và yêu cầu tổ chức tín dụng kiểm soát tăng trưởng tín dụng năm 2024.

Trong năm 2024, Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát diễn biến, tình hình thực tế để điều hành tăng trưởng tín dụng chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, khoa học, bám sát tình hình để qua đó hỗ trợ hệ thống các tổ chức tín dụng đảm bảo cung ứng đủ vốn tín dụng phục vụ nền kinh tế và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, gắn với thúc đẩy ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Điểm tin kinh tế - thị trường

Tin cùng chuyên mục

Từ ‘cơn sốt’ vé ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’: Âm nhạc chất lượng sẽ thắng trên ‘sân nhà’

Để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hòa vào 'dòng chảy' cung ứng toàn cầu

'Dẹp loạn' quảng cáo sai sự thật: 'Cuộc chiến' chưa hồi kết trên không gian mạng

Thành phố Hà Nội sẽ làm gì để chống “mùa” bụi mịn?

Xét tuyển đại học bằng học bạ khó phản ánh năng lực thực chất của học sinh, dễ nảy sinh tiêu cực

Quỹ Tấm lòng Việt: ''Viết tiếp ước mơ đến trường'' của nhiều học sinh nghèo vượt khó

Lòng yêu nước 'cháy rực' trên sân trường: Hiệu ứng tích cực từ 'Anh trai vượt ngàn chông gai'

Doanh nghiệp dệt may phát huy sức sáng tạo của người lao động

Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những 'giọt hồng' yêu thương

Giải pháp để ngành Công Thương tiến nhanh trên hành trình chuyển đổi số

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ kỷ niệm truyền thống 50 năm

Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực 'tiếp sức' cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế

Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?