Thứ bảy 28/12/2024 14:17

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 15/12/2023: Giá vàng hôm nay tiếp đà tăng sốc

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 15/12: Giá vàng hôm nay tiếp đà tăng sốc; siết chặt quản lý hóa đơn điện tử kinh doanh xăng dầu...

Giá vàng hôm nay tăng sốc

Cùng chiều với diễn biến thị trường vàng thế giới, /chu-de/cap-nhat-gia-vang-hom-nay.topic trong nước hôm nay 15/12, tăng vượt ngưỡng 74 triệu đồng/lượng. Hiện tại, giá vàng miếng thương hiệu SJC niêm yết ở mức 73,3 triệu đồng/lượng mua vào và 74,32 triệu đồng/lượng bán ra. Như vậy, so với rạng sáng qua, giá vàng SJCđã được điều chỉnh tăng 500.000 đồng ở cả 2 chiều.

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 15/12/2023: Giá vàng hôm nay tiếp đà tăng sốc

Vàng nhẫn cũng tăng cao so với ngày hôm qua. Vào lúc 9h sáng nay, vàng nhẫn tại Bảo Tín Minh Châu giao dịch quanh mức 61,47 triệu đồng/lượng mua vào và 62,52 triệu đồng/lượng bán ra.

Địa phương tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Nhiều tỉnh thành, địa phương đang tập trung giải quyết khối lượng lớn công việc trong tháng cuối năm 2023. Trong đó, hai nhiệm vụ hàng đầu đang được đề cao là tập trung toàn lực thu ngân sách và giải ngân vốn đầu tư công.

Tính đến hết tháng 11, cả nước đã giải ngân được 550 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công, tăng hơn 22%, tương ứng với 100 nghìn tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 75% kế hoạch vốn đầu tư công được giao năm nay.

Để hoàn thành 100% vốn thực hiện theo kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ giao thì trong tháng này, các đơn vị cần phải giải ngân gấp hơn 2 lần so với tháng 11, tức là khoảng 160 nghìn tỷ đồng.

Siết chặt quản lý hóa đơn điện tử kinh doanh xăng dầu

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh vừa có công văn gửi doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên địa bàn về việc đẩy mạnh thực hiện quy định xuất hóa đơn điện tử theo từng lần bán.

Theo đó, hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho cá nhân không kinh doanh không nhất thiết phải có các chỉ tiêu tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua; chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định.

Trường hợp hóa đơn điện tử được lập không có ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn có sai sót thì người bán chỉ thực hiện điều chỉnh mà không thực hiện hủy hoặc thay thế.

Thúc đẩy thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt Nam dù trải qua một năm 2023 nhiều thách thức, nhưng năm nay thị trường đã có sự phát triển đúng theo định hướng của Chính phủ, Bộ Tài chính.

Theo giới chuyên gia, hiện nay, Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, những diễn biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam không chỉ chịu tác động bởi những thông tin trong nước mà còn chịu tác động bởi những thông tin về kinh tế, tài chính trên thế giới, và trong bối cảnh tình hình còn nhiều khó khăn, trong năm 2024 sẽ tiếp tục tăng cường công tác xem xét chặt chẽ các hồ sơ niêm yết, giám sát hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết, giám sát việc tuân thủ các quy định trong giao dịch; phổ biến, cập nhật các quy định/thông lệ tốt về quản trị công ty đến các công ty niêm yết, hướng đến phát triển bền vững.

Giá heo hơi giảm mạnh cuối năm

Thông thường, dịp cuối năm, giá bò và heo hơi sẽ tăng mạnh do nhu cầu cao, tuy nhiên, năm nay người chăn nuôi lỗ nặng vì giá lao dốc. Hiện, mỗi kg heo hơi tại các hộ nuôi đang giảm xuống 46.000 đồng – mức thấp nhất 2 năm qua, còn bò hơi cũng hạ 24% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các hộ chăn nuôi tính toán, một con bò lai giống có khối lượng 100 kg, nuôi khoảng một năm đến khi xuất bán nặng 400 - 450kg, người nuôi tốn các loại chi phí như: Con giống từ 18 - 20 triệu đồng, thức ăn 15 triệu đồng, nhân công, điện, nước, thuốc thú y... Theo đó, để có lời, giá thành mỗi kg bò hơi bán ra phải đạt 85.000 đồng một kg. Còn với mức giá hiện nay, các hộ nuôi đang lỗ đậm.

Không giảm mạnh như heo, nhưng gần hai tuần nay, giá gà cũng liên tục đi xuống. Giá gà lông màu miền Bắc về 58.000 - 60.000 đồng/kg, giảm 3.000-5.000 đồng so với tháng trước. Tương tự, giá gà lông màu miền Nam còn 35.000-38.000 đồng.

Thêm nhiều nông sản rộng cửa vào Trung Quốc

Dừa tươi, bơ, na, roi, hoa quả có múi và trái cây đông lạnh sẽ là những nông sản Việt tiếp theo được Trung Quốc thúc đẩy mở cửa thị trường. Các mặt hàng khác như dược liệu đông y có nguồn gốc thực vật, thịt bò, thịt heo, sản phẩm từ gia súc, gia cầm cũng được Trung Quốc tạo điều kiện nhập khẩu.

Ngược lại, Việt Nam sẽ tăng nhập cá tầm từ Trung Quốc, trao đổi và thúc đẩy lĩnh vực, nghề liên quan phát triển lành mạnh.

Những năm gần đây, Việt Nam chú trọng nâng cao chất lượng, truy xuất nguồn gốc nông sản, nên sản lượng các mặt hàng nhóm này xuất sang Trung Quốc tăng vọt. 10 tháng qua, Trung Quốc chi hơn 3,2 tỷ USD nhập rau quả từ Việt Nam, đưa kim ngạch nhập nông sản trên 7,5 tỷ USD.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Điểm tin kinh tế - thị trường

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Bộ Công Thương rà soát, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính