Thứ sáu 15/11/2024 12:18

Dịch sởi có nguy cơ bùng phát tại nhiều nước

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo sự gia tăng đáng kể dịch bệnh sởi tại các nước châu Âu trong nửa đầu năm 2018. Ở Việt Nam cũng ghi nhận nhiều ca bệnh sởi.
Tiêm vaccine sởi là biện pháp hiệu quả phòng căn bệnh này. Ảnh: minh họa

Theo WHO, nửa đầu năm 2018 tại các nước châu Âu đã ghi nhận hơn 41.000 trường hợp mắc sởi, cao hơn 70% so với cả năm ngoái, trong đó có ít nhất 37 trường hợp tử vong. Số trường hợp ghi nhận mắc trong 6 tháng đã cao hơn số mắc trong 12 tháng của từng năm trong 10 năm qua.

Đặc biệt, việc ghi nhận sự lây truyền bệnh sởi xảy ra liên tục ở cả một số nước đã công bố loại trừ bệnh sởi (Đức và Nga) đã dấy lên mối lo ngại dịch bệnh này có thể quay trở lại thành dịch lưu hành ở những nước này.

Các chuyên gia y tế cho rằng, nguyên nhân dịch sởi gia tăng tại các nước châu Âu là do tỉ lệ bảo phủ vaccine sởi không đạt yêu cầu tại nhiều nước. Năm 2017, tỉ lệ bao phủ vaccine sởi toàn châu Âu đạt trung bình 90%, một số nước đạt dưới 70%, đặc biệt Ukraine chỉ đạt 31% vào năm 2016.

Trong khi đó, theo WHO, để phòng xảy ra ổ dịch sởi, việc tiêm vaccine sởi phải đạt tỉ lệ bao phủ trên 95% với 2 liều vaccine sởi hằng năm ở tất cả các cộng đồng.

Hiện nay, WHO đang yêu cầu tất cả các nước châu Âu rà soát lại tỉ lệ tiêm vaccine sởi, kể cả các nước đã công bố loại trừ bệnh sởi để thực hiện các chiến dịch tiêm bổ sung vaccine sởi cho các khu vực chưa đạt yêu cầu.

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân.

Ở nước ta, tại một số nơi vùng sâu, vùng xa và đô thị có số trẻ di biến động lớn có nhiều trẻ còn chưa được tiêm vaccine sởi đầy đủ. Vì vậy, ở Việt Nam vẫn có nguy cơ cao phát hiện ca mắc và các ổ dịch sởi tại cộng đồng.

Bộ Y tế khẳng định, tiêm vaccine sởi là biện pháp hiệu quả phòng căn bệnh này. Vì vậy, để chủ động phòng bệnh sởi, các gia đình cần chủ động đưa trẻ từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vaccine sởi, hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm.

Khi trẻ có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban… cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi. Hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.

Bệnh sởi rất dễ lây, vì thế không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

Theo Báo Chính phủ

Tin cùng chuyên mục

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh

Kẻ đi chơi xa, người ở nhà thanh lọc cơ thể chuẩn bị vào mùa bận rộn cuối năm

Bộ Y tế công bố 78 dược chất, thuốc chứa dược chất bị cấm sử dụng

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm giảm cân TIGI MAX PLUS chứa chất cấm

Trà sữa và mối liên quan tới bệnh tiểu đường, tim mạch

Bé gái Làng Nủ hồi sinh kỳ diệu sau thảm họa lũ quét

Hút thuốc lá khi lái xe: Nguy hiểm rình rập trên từng cây số

TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ viện E-star, IDE, MT Korea và loạt cơ sở bị đình chỉ hoạt động

Bộ Y tế bổ nhiệm nhân sự điều hành Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa

30.000 người Việt tử vong mỗi năm do tai nạn thương tích

Bộ Y tế liên tục gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc