Thứ sáu 27/12/2024 11:31

Dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp; cần 120.000 đơn vị máu để đáp ứng nhu cầu cấp cứu, điều trị

Bệnh truyền nhiễm trên thế giới đang diễn biến phức tạp, nhiều quốc gia ghi nhận sự gia tăng trở lại ca nhiễm Covid-19 cùng các bệnh về đường hô hấp khác…

Thông tin tại hội nghị triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024, tổ chức ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan dẫn thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, trong tháng 12/2023 thế giới ghi nhận gần 10.000 ca tử vong do Covid-19, số ca nhập viện tăng 42% so với tháng 11/2023. Dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, chưa ổn định.

Đáng chú ý, biến thể JN.1 của SARS-CoV-2 đã gia tăng nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. Qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã phát hiện biến thể phụ JN.1 của SARS-CoV-2 ở các bệnh nhân nhập viện trong tháng 12/2023 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Dịch bệnh truyền nhiễm vẫn đang diễn biến phức tạp

Ngoài sự gia tăng trở lại ca nhiễm Covid-19 còn có sự lây lan của các bệnh về đường hô hấp khác. Điển hình tại Hà Nội, thời gian qua cũng ghi nhận sự gia tăng bệnh nhân mắc cúm A, cúm B. Trong dịp Tết sắp tới, nhu cầu giao thương, du lịch ngày càng tăng; đồng thời cũng là thời điểm thời tiết có nhiều khắc nghiệt, biến đổi thất thường... là các tác nhân làm gia tăng bệnh đường hô hấp đặc biệt ở người già, người có bệnh mãn tính, trẻ em…

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, thời tiết thay đổi bất thường, nguy cơ lây lan các dịch bệnh lưu hành như tay chân miệng, sốt xuất huyết... rất lớn. Trong khi đó, thiếu thông tin, dữ liệu để hỗ trợ thực hiện phân tích, đánh giá, cảnh báo dịch. Tỷ lệ tiêm chủng ở một số nơi còn thấp, chưa đạt tiến độ đề ra, nhất là vùng sâu, vùng xa, khu vực dân tộc thiểu số sinh sống; miễn dịch giảm theo thời gian.

Trước thực trạng nêu trên, ngành y tế đã, đang nỗ lực, chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh để bảo đảm đón Tết an toàn, cũng như công tác phòng chống dịch bệnh năm 2024 chủ động, hiệu quả.

Hiện, Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-BYT về việc tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 để chỉ đạo các đơn vị ngành y tế tổ chức triển khai tổng thể công tác y tế đảm bảo đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn tiết kiệm, trong đó yêu cầu các địa phương, đơn vị triển khai biện pháp đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, các dịch bệnh thường xảy ra trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và mùa lễ hội đầu năm.

Bộ Y tế cho biết, tiếp tục theo dõi chặt chẽ, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh; đánh giá, phân tích, nhận định, dự báo tình hình dịch bệnh; đẩy mạnh công tác dự phòng, giám sát, kiểm soát dịch, tăng cường giám sát thường xuyên, giám sát dựa vào sự kiện phát hiện sớm ca bệnh, tác nhân gây bệnh ngay từ cửa khẩu, tại cơ sở y tế và trong cộng đồng để xử lý kịp thời, triệt để, triển khai công tác tiêm chủng an toàn, hiệu quả.

Tổ chức tốt phương án thu dung, điều trị bệnh nhân, thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn và triển khai hiệu quả công tác chỉ đạo tuyến, nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị; chủ động cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh, khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi bảo vệ sức khỏe và thực hiện các yêu cầu phòng chống dịch.

PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết thêm, hiện nay ở kho của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đang bảo quản hơn 432.000 liều vaccine Covid-19 Pfizer có hạn dùng đến cuối tháng 9/2024. Số vaccine Covid-19 này dự trữ cho những vùng có ổ dịch, nguy cơ cao. Theo khuyến cáo chuyên môn, những người thuộc nhóm nguy cơ cao như cán bộ y tế, người có bệnh nền, người mắc bệnh mạn tính... nên tiêm mũi 4. Chương trình tiêm chủng mở rộng đang bảo quản chặt chẽ, đúng quy trình số vaccine Covid-19 trên.

Thêm một thông tin y tế đáng chú ý, hiện khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chưa giải quyết dứt điểm được tình trạng thiếu máu nên mỗi tuần Trung tâm Máu quốc gia vẫn cung cấp khoảng 1.000 đơn vị máu cho các cơ sở y tế tại Cần Thơ và các tỉnh lân cận. Việc hỗ trợ máu cho khu vực này đã kéo dài gần 1 năm nay. Để đáp ứng nhu cầu cấp cứu và điều trị của 182 cơ sở y tế tại 31 tỉnh, thành và cung ứng cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Trung tâm Máu quốc gia cần khoảng 120.000 đơn vị máu và 12.000 đơn vị tiểu cầu.

Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương kêu gọi người dân hãy đến các điểm hiến máu cố định để hiến máu, đặc biệt người có nhóm máu O, A.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Bệnh truyền nhiễm

Tin cùng chuyên mục

LogiChain 2024: Góp sức nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành logistics

Tối 26/12, lại tìm thấy khách hàng trúng tiền tỷ Vietlott Power 6/55

Truyền thông quốc tế đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng

Công đoàn VEAM: Điểm tựa cho người lao động

Bộ Nội vụ thông tin về việc bổ sung biên chế giáo viên

Doanh nghiệp da giày, dệt may thưởng Tết Nguyên đán 2025 ra sao?

TP. Hồ Chí Minh: Vì sao 2 đơn vị vận tải Đông Á và Hồng Hà bị thu hồi giấy phép?

Lịch chi trả lương hưu tháng 1 và 2 năm 2025 tại một số địa phương trên cả nước

Đoàn viên công đoàn thực hiện nghiêm túc việc đổi mới, sắp xếp tinh giản bộ máy

Khách hàng tại Đà Nẵng trúng Vietlott Power 6/55 hơn 135 tỷ đồng cuối năm

Nhân sự 25/12: Công an Thái Bình bổ nhiệm lãnh đạo; Bắc Giang điều động hai Phó Giám đốc sở

Dự báo thời tiết biển hôm nay 26/12/2024: Vùng biển từ Ninh Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 26/12/2024: Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Công ty Thủy điện Sông Bung tri ân khách hàng: Lan tỏa yêu thương đến vùng cao

Giảm phát thải khí nhà kính: Doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng?

Tuyên dương 125 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số: Truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ vượt qua khó khăn

Cần truyền thông để doanh nghiệp hiểu đúng về thị trường carbon

TikTok Shop thúc đẩy chiến dịch GreenUP với hoạt động tham quan nhà máy Canifa

Từ năm 2025 sẽ xử phạt người hút thuốc lá điện tử?

Xe đạp igus:bike làm từ nhựa tái chế đến Việt Nam trong hành trình vòng quanh thế giới