Thứ bảy 16/11/2024 07:22

Dệt may Việt Nam: Chuyển đổi kịp thời trước xu thế 4.0

Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Lê Tiến Trường - Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam - xoay quanh câu chuyện về ngành dệt may trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0).

Có nhận định cho rằng, ngành dệt may Việt Nam đang chịu rất nhiều áp lực và thách thức trước CMCN 4.0. Là người trong cuộc, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Thực tế, tất cả các ngành sản xuất đều cạnh tranh bằng năng suất, đặc biệt những ngành xuất khẩu (XK), không chỉ là cạnh tranh với các doanh nghiệp (DN) trong nước với nhau, mà còn cạnh tranh với các DN nước ngoài. Dệt may là một ngành điển hình vừa sử dụng nhiều lao động, lại XK 90% sản lượng và cạnh tranh trực tiếp với các quốc gia có quy mô lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh.

Trong suốt hơn 20 năm làm XK, tôi thấy dệt may chỉ có thể thành công nếu giải quyết được vấn đề năng suất, thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm. Năng suất hiện nay cạnh tranh chủ yếu bằng khoa học và công nghệ (KH&CN), chứ không bằng kỹ năng của người lao động thông thường như trước. Bởi không có một kỹ năng nào có thể bù lại được tiến bộ KH&CN. Nói cách khác, không ai có thể tăng năng suất lên 10 lần như năng suất kỹ thuật được.

Chính vì vậy, thời điểm này, vai trò của KH&CN không phải là cho dài hạn, cho nghiên cứu định hướng, mà đi trực tiếp vào xây dựng năng lực cạnh tranh cho DN. Đối với ngành dệt may, đây là bài học rất lớn, nếu không chuyển đổi kịp thời trong 4 năm vừa qua, sẽ không thể có chuyện tăng trưởng tốt như năm 2018, trong khi các quốc gia đông dân, lương rẻ như Ấn Độ, Bangladesh lại phải suy giảm về kim ngạch.

Vậy ngành dệt may đã có những bước chuẩn bị gì để đón nhận cơ hội cũng như ứng phó với thách thức của CMCN 4.0, thưa ông?

Trước hết, chúng tôi nhận diện quá trình này từ cách đây 4 - 5 năm, khi các khách hàng từ Mỹ và châu Âu có xu thế dịch chuyển sang các quốc gia như Ấn Độ, Bangladesh - những quốc gia rất đông dân, có lực lượng lao động dồi dào và thu nhập người lao động thấp hơn Việt Nam. Chúng tôi thấy rằng, nếu tại thời điểm đó, tiếp tục sử dụng phương án cạnh tranh bằng lao động giá hợp lý thì không thể duy trì sự phát triển của dệt may Việt Nam.

Do đó từ năm 2014, mô hình đầu tư của ngành dệt may đã đi theo hướng sử dụng ít lao động và đặt ra chỉ tiêu: Doanh thu, kim ngạch XK trên đầu người phải tăng ít nhất gấp đôi so với mức độ tăng của số người lao động và chúng tôi đã hoàn thành mục tiêu này. Năm nay, chúng tôi đặt ra mục tiêu mới, đó là tăng trưởng về doanh thu trên đầu người phải gấp 3 lần tăng trưởng về số người lao động.

Đây là cách chúng tôi chuẩn bị ứng phó trước tác động của CMCN 4.0 và cũng chính từ mục tiêu trên, phải tìm kiếm các công nghệ sử dụng ít lao động, đặc biệt, ứng dụng robot trong nâng cao năng suất lao động. Chúng tôi đã đầu tư từ năm 2014, 2015 những nhà máy sợi chỉ có 20 công nhân trên 1 vạn cọc sợi, trước đây là 100 công nhân… Hay, ứng dụng về công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI) để chuyển giao dữ liệu từ nơi sản xuất tại Việt Nam tới tất cả người mua hàng dù ở Mỹ, Australia hay Nhật Bản... Tức là họ có thể quản lý bằng thời gian thực quá trình sản xuất tại Việt Nam, biết được bao giờ hàng dệt may của Việt Nam sẽ lên tàu và tới được các siêu thị để phục vụ nhu cầu.

Mô hình đầu tư của ngành dệt may đang đi theo hướng sử dụng ít lao động

Trong bối cảnh CMCN 4.0 đang tiến nhanh như vũ bão, theo ông cần có chính sách hỗ trợ như thế nào để thúc đẩy DN đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ?

Tôi cho rằng, đầu tư cho công nghệ mới thì đương nhiên là yêu cầu về vốn lớn hơn rất nhiều so với đầu tư công nghệ cổ điển sử dụng nhiều lao động. Trong khi đó, DN Việt Nam còn yếu về tiềm lực tài chính, ngoài ngân hàng thương mại, không có các nguồn vốn khác như các quỹ hỗ trợ đầu tư cho phát triển công nghệ, quỹ đầu tư rủi ro cho công nghệ mới... Ngay cả thị trường vốn, huy động vốn cho DN bằng trái phiếu cũng còn phát triển rất yếu ở Việt Nam. Gần như tất cả các DN Việt Nam muốn phát triển đều phải dùng tới 70 - 80% vốn ngân hàng thương mại là lượng vốn chi phí rất cao.

Vì thế, muốn thúc đẩy nhanh quá trình phát triển đầu tư cho KH&CN, trước hết phải phát triển thị trường vốn đa dạng, có chính sách hỗ trợ về vốn. Bên cạnh đó, hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước cũng phải đồng hành trong việc thay đổi công nghệ quản lý để rút ngắn thời gian xử lý các quy định mà DN phải thực hiện. Giải quyết được cả hai bài toán về thị trường vốn và cải cách hành chính là mong muốn của cộng đồng DN đối với lĩnh vực đầu tư cho KH&CN trong lâu dài.

Xin cảm ơn ông!

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

Năm 2030, lợi ích từ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp đạt 79,3 tỷ USD

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Hơn 49.000 xe Toyota bán ra thị trường trong 10 tháng qua

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần 19.500 máy bay mới

Khách mua Toyota Yaris Cross được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ

Các hãng xe ô tô tung ưu đãi nhằm kích cầu thị trường cuối năm

Triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại nhiều địa phương vào đầu năm 2025

Thị trường ô tô tháng 10: Top 5 ô tô bán chạy và 'ế khách' nhất

VinFast sẽ được 'bơm' 85.000 tỷ đồng từ Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Điều tra 1,4 triệu ô tô Honda tại Mỹ bởi liên quan lỗi động cơ

Đầu máy cũ 'lột xác' từ trí tuệ người Việt, ngành đường sắt thêm ‘sức đẩy’ mới

Thị trường ô tô tiếp tục tăng trưởng, gần 39.000 ô tô được bán ra trong tháng 10

Những thương hiệu ô tô bán chạy tại Việt Nam 10 tháng năm 2024

Về nhà an toàn - Thưởng thức bia có trách nhiệm vì ai đó cần bạn

Sau video cháy xe Porsche trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tài xế cần lưu ý gì?

Không chỉ các hãng ô tô, nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng giảm 'rót vốn' vào Trung Quốc?

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Việt Nam có thể hoàn toàn tự chủ cơ sở vật chất cho sản xuất bán dẫn

"Làn sóng" cắt giảm nhân sự tại nhiều hãng ô tô, có nơi đã đóng cửa nhà máy

Mỹ: Ngành công nghiệp ô tô thay đổi ra sao sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống