Thứ năm 26/12/2024 21:29

Dệt may lại “nóng” với quy định xuất nhập khẩu tại chỗ

Hiệp hội Dệt may Việt Nam mới đây lại đề xuất liên quan đến quy định về xuất nhập khẩu tại chỗ nhằm không ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Tại Lễ ra mắt Sách Trắng 2024 và Hội nghị đối thoại cùng doanh nghiệp về thủ tục hành chính do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam tổ chức gần đây, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay, ngành dệt may có độ mở lớn với 80-85% sản lượng dành cho xuất khẩu. Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách tốt, trong đó có việc hình thành nên chuỗi cung ứng trong nước nhằm tối đa hóa chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, ông Trương Văn Cẩm cũng cho hay, có một số quy định đang gây khó cho quá trình này như quy định về xuất nhập khẩu tại chỗ. Cụ thể, theo Nghị định 18/2021/NĐ-CP (Nghị định thay thế cho Nghị định 134/2016/NĐ-CP) quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, doanh nghiệp nội địa xuất khẩu tại chỗ sản phẩm cho doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu phải nộp thuế xuất khẩu cho sản phẩm xuất ra. Đồng thời, doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm tại chỗ cũng phải nộp thuế nhập khẩu cho sản phẩm nhập tại chỗ. Như vậy, một đối tượng hàng hóa cả 2 doanh nghiệp đều phải nộp thuế.

Dệt may lại “nóng” với quy định xuất nhập khẩu tại chỗ. Ảnh minh họa

Thực tế hàng nhập khẩu tại chỗ sử dụng để sản xuất xuất khẩu sau cùng cũng xuất ra nước ngoài, không tiêu thụ trong thị trường Việt Nam thì theo quy định phải được miễn thuế.

Vấn đề nộp thuế ngay sau đó được hoàn lại khi chứng minh là thực sự xuất khẩu rất khó khăn,/chu-de/doanh-nghiep-viet.topic phải huy động một số tiền lớn để đóng thuế và mất rất nhiều thời gian để hoàn thành các thủ tục nộp và hoàn thuế sau đó.

Mặt khác, gây ra sự bất bình đẳng giữa hàng gia công xuất khẩu và hàng sản xuất xuất khẩu. Hàng nhập khẩu tại chỗ để gia công xuất khẩu được miễn thuế mà hàng nhập tại chỗ để sản xuất xuất khẩu lại không được miễn thuế.

Đai diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng cho hay, Bộ Tài chính cũng đã đề nghị đóng góp ý kiến về việc sửa đổi bổ sung điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ về xuất nhập khẩu tại chỗ, trong đó đưa ra đề xuất sẽ bãi bỏ mục c, khoản I, điều 35: “Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam”.

Với đề xuất này, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng sẽ gây ra xáo trộn rất lớn, các doanh nghiệp đã khó khăn càng khó khăn hơn. Về phía Nhà nước cũng phải sửa đổi luật pháp liên quan như Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Thương mại, Luật Quản lý Ngoại Thương và các văn bản hướng dẫn thi hành...

Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, ông Trương Văn Cẩm đề nghị: Giữ nguyên, không bỏ điểm c, khoản 1, điều 35 của Nghị định 08/2015/NĐCP và cho phép làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ thực hiện bình thường với hoạt động mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài (có hiện diện hoặc không hiện diện tại Việt Nam) và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với một doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

Bỏ quy định doanh nghiệp phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu tại chỗ cho hàng hóa nhập khẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu (cần bình đẳng với quy định đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để gia công xuất khẩu) tránh tình trạng đọng vốn của doanh nghiệp khi chờ hoàn thuế.

Với đề nghị này của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, đại diện Bộ Tài chính bày tỏ sự chia sẻ, đồng thời thông tin, việc đề nghị giữ nguyên quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP là không phù hợp với pháp luật về thương mại, pháp luật về quản lý ngoại thương và bản chất của giao dịch này. Khi bỏ thủ tục Hải quan đối với hoạt động mua bán hàng hóa quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐCP, doanh nghiệp sẽ bớt được một thủ tục hành chính trong hoạt động mua bán, giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp và từ đó cũng sẽ góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Đối với các phản ánh, vướng mắc khó khăn của doanh nghiệp, liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu trong quá trình thực hiện sửa đổi điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp hội dệt may Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Giám đốc kinh doanh Home Credit Việt Nam: Khách hàng là trọng tâm của mọi chiến lược

Công ty Thủy điện Sông Bung: Ứng dụng công nghệ giám sát máy biến áp theo thời gian thực

PC Thừa Thiên Huế: Thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa trong tháng Tri ân khách hàng

Vĩnh Phúc: Công ty cổ phần Hoàng Anh Agritech kỷ niệm 5 năm ngày thành lập

Petrolimex trao giải chương trình ‘Hóa đơn trao tay - Vận may bất ngờ’ khu vực Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh

Dược phẩm Napharco: Đem tới sản phẩm chất lượng chăm sóc sức khỏe Việt

Nhà máy Dược phẩm Napharco: Hiện đại hóa, tiên phong vì sức khỏe người Việt

13 kỹ sư EVNCPC được vinh danh 'Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN' năm 2024

Cần rõ ràng các điều kiện về thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia

Hà Nội tôn vinh 109 doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long năm 2024

Nhiệt điện Phả Lại tổ chức ngày hội hiến máu nhân đạo hưởng ứng ''Tuần lễ hồng EVN lần thứ X''

Tôn Đông Á đạt giải Vàng Chất lượng Quốc gia

Mộc Châu Milk ứng dụng tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý và chăn nuôi bò sữa

Chính thức cung cấp dịch vụ 5G tốc độ nhanh nhất hiện nay, VNPT bước vào không gian phát triển mới

Doanh nghiệp sữa Cô gái Hà Lan được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia

EVN tiếp tục nâng cao chất lượng kinh doanh, dịch vụ khách hàng năm 2025

Bảo hiểm số OPES mang lại kết quả ‘xanh-bền’ từ cây sinh kế gieo tặng bà con Lộc Tân

PC Đắk Nông: Nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa dịp cuối năm

Saigon Co.op tặng 900 vé xe 0 đồng cho người lao động về quê đón Tết Nguyên đán 2025

Grab và DatVietVAC hợp tác gia tăng quyền lợi cho người dùng tại Việt Nam