Thứ bảy 23/11/2024 05:29

Đến làng Bhơ Hôông hòa vào không khí ngày Tết của đồng bào Cơ tu

Trong những ngày Tết, ngoài sinh hoạt chung tại nhà Gươl, người dân trong làng Bhơ Hôông (Sông Kôn – Đông Giang) cũng đến thăm nhà người thân, hàng xóm chúc phúc lẫn nhau với kỳ vọng mùa màng tươi tốt, cuộc sống tốt đẹp hơn trong năm mới.

Uống rượu, nghe nói lý, hát lý đầu Xuân

Cùng với cả nước, những ngày này, đến làng Bhơ Hôông (Sông Kôn, Đông Giang, Quảng Nam) sắc xuân rực rỡ. Theo chân Phó Chủ tịch xã Sông Kôn – ông A Râl Trung đến chúc tết người dân làng Bhơ Hôông, qua khỏi cây cầu treo, làng Bhơ Hôông hiện ra xanh mướt với nhà Gươl ở ngay vị trí trung tâm của làng.

Đến làng Bhơ Hôông (Sông Kôn, Đông Giang, Quảng Nam) những ngày này sẽ thấy sắc xuân rực rỡ

Già làng Bhơ Hôông cùng những người có uy tín trong làng cùng nhiều nam thanh, nữ tú trong trang phục thổ cẩm truyền thống của người Cơ tu đều đã có mặt ở nhà Gươl quây quanh mâm cỗ chung của làng.

Già BNướch Bao - Già làng Bhơ Hôông (Sông Kôn – Đông Giang) cho biết, trước đây người Cơ Tu không có ăn Tết Nguyên đán như bây giờ. Kết thúc năm của người Cơ Tu bằng lễ hội ăn cơm mới. Nhà nào có gì mang nấy đến tại Gươl cùng ăn uống, chung vui với nhau. Đây là lễ hội to nhất để kết thúc năm cũ, đón chào năm mới. Lễ ăn cơm mới thường diễn ra vào tháng 11 dương lịch hằng năm. Đó là thời gian bà con gặt lúa, tổ chức ăn cơm mới. Tuổi của người Cơ Tu cũng được tính theo mùa rẫy, không tính theo lịch.

Theo chiều lịch sử, văn hóa của người Cơ tu cũng dần dung hòa với Tết Cổ truyền dân tộc, dù vẫn giữ những nét văn hóa riêng có của người Cơ tu, tết của người Cơtu không còn phổ biến như trước kia nữa, thay vào đó, người Cơ tu cũng đón Tết Cổ truyền như khắp nơi trong cả nước.

Chỉ trong những ngày Tết, người trong làng mới tập trung đông đủ, bởi ngày thường ai cũng đi nương rẫy, ở lại trên nương, khi nào có việc mới về nhà.

Do lối sản xuất tự cung, tự cấp, mâm cỗ của người Cơ tu đều là những sản vật núi rừng do người dân tự chuẩn bị gồm gà, thịt heo nướng, sóc rừng, za zá, xôi, rượu cần….

Già làng Bhơ Hôông cùng những người có uy tín, nhiều thanh niên nam nữ trong làng tề tựu tại nhà Gươl quanh mâm cỗ truyền thống cùng đón khách, cùng hòa trong không khí vui tươi ngày Tết

Tiết trời ngày đầu năm mới Nhâm Dần 2022 tại Sông Kôn se lạnh, trong sự đón tiếp ấm tình của đồng bào, sau khi lãnh đạo xã chúc Tết bà con, mọi người đều ngồi quây quần bên mâm cỗ truyền thống của người Cơ tu, vừa thưởng thức ẩm thực của đồng bào, vừa được thưởng thức văn hóa đặc sắc ngày Tết của người Cơ tu đó là nói lý, hát lý.

Già BNướch Bao năm nay đã 92 tuổi. Lớn lên trong những điệu hát lý, nói lý, trở thành người có uy tín và bây giờ là già làng, nhiều năm nay, mỗi lần Tết đến Xuân về, dưới nhà Gươl, thế hệ người Cơ tu trẻ của làng lại được nghe già BNướch Bao lại ngâm nga hát lý. Không phải ai cũng có thể hát lý, nói lý. Bởi những câu hát, lời nói mỗi lần mỗi khác nhau, ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sa về kinh nghiệm cuộc sống.

Sau khi cùng sinh hoạt chung tại nhà Gươl, người dân trở về nhà và cùng nhau đến thăm họ hàng, hàng xóm. “Năm mới đến, dân làng phấn khởi lắm. Đây là dịp để bà con thăm hỏi, chúc phúc lẫn nhau, các gia đình nhìn lại cuộc sống trong năm cũ, chào đón và kỳ vọng cuộc sống tốt đẹp hơn trong năm mới”, Già BNướch Bao chia sẻ.

Già BNướch Bao (ở giữa) - Già làng Bhơ Hôông (Sông Kôn – Đông Giang) nói về những nét văn hóa của người Cơ tu ngày Tết

Làng Bhơ Hôông chờ đón khách du lịch trở lại

Làng Bhơ Hôông là làng du lịch cộng đồng nổi tiếng. Khi dịch Covid – 19 xuất hiện, mỗi năm, làng đón hơn 2.000 lượt khách, phần nhiều trong đó là khách quốc tế (khách Âu Mỹ) đi tour du lịch từ Hội An – Mỹ Sơn lên thưởng thức văn hóa Cơ tu và ở lại các homestay tại làng.

Ông A Râl Trung cho biết, du khách đến Bhơ Hôông đều yêu thích thưởng thức ẩm thực và tìm hiểu các nét văn hóa của người Cơ tu như nói lý hát lý; trải nghiệm các nghề truyền thống như đan lát, cồng chiêng, bắn nỏ, múa tung tung dá da; trải nghiệm thác, tắm suối nước nóng, tham gia các hoạt động văn hóa với người dân. “Người Cơ tu ở làng Bhơ Hôông đã bắt đầu biết làm du lịch chuyên nghiệp. Du lịch giúp các hoạt động văn hóa ở làng diễn ra sôi động hơn, người dân cũng có thêm thu nhập lại bảo tồn được các nét văn hóa”, PCT xã Sông Kôn nói.

Bác Bling Blóo (64 tuổi) – người có uy tín trong làng cho biết, khi du khách đến, bà con phục vụ khách, luyện tập các bài hát, điệu múa dân tộc nhiều hơn, giúp văn hóa của người Cơ tu không bị mai một.

“Du lịch vừa giúp quảng bá của dân tộc Cơ tu, vừa giúp lớp trẻ mặn mà hơn với các văn hóa truyền thống. Khách du lịch đến thường xuyên, trẻ nhỏ trong làng cũng hào hứng học múa với người lớn. Bởi vậy, du lịch cộng đồng gắn với trải nghiệm văn hóa Cơ tu thực sự giúp bảo tồn, gìn giữ, lưu truyền các nét văn hóa đặc sắc của người Cơ tu”, Bác Bling Blóo nói.

Làng du lịch cộng đồng Bhơ Hôông đã sẵn sàng đón du khách quay trở lại

Theo ông A Râl Trung, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên năm 2021 làng hầu như không có khách du lịch. Hiện nay, trong trạng thái thích ứng với dịch Covid – 19, làng Bhơ Hôông đã sẵn sàng đón khách trở lại an toàn. Song song với đó, để bảo tồn văn hóa Cơ tu, xã đã làm đề án bảo tồn, duy trì 1 tháng sinh hoạt 1 lần, để già làng, người có uy tín, các nghệ nhân dạy lớp trẻ các điệu nói lý, hát lý, đánh cồng chiêng.

“Trước đây, Tết đến, người dân trong làng sẽ cùng chúc nhau những điều tốt đẹp, mùa màng tươi tốt. Bây giờ cũng vậy, nhưng ai cũng mong muốn và đều chúc nhau dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi để du lịch khôi phục lại như trước đây, để các điệu múa cồng chiêng tung tung dá dá được biểu diễn thường xuyên hơn, để văn hóa Cơ tu được bảo tồn và phát huy tốt hơn; và để đời sống của người dân tốt hơn”, ông A Râl Trung nói.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Tin cùng chuyên mục

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Tàu biển tuyến Bắc Hải (Trung Quốc) - Hạ Long tiếp tục đưa 400 du khách đến với Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Du lịch âm nhạc 'hút' khách

Làng rau Trà Quế - Làng Du lịch tốt nhất thế giới năm 2024

Tiếp cận thị trường, thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam

Thêm đường bay thẳng từ Singapore: Phú Quốc ngày càng hấp dẫn với khách quốc tế và chuyên gia nước ngoài

Lai Châu: Sắp diễn ra Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường “Về miền đỗ quyên”

Quảng Ninh và hành trình khôi phục du lịch 'thần tốc' dịp cuối năm

Thành phố Đà Lạt ‘chạy nước rút’ chỉnh trang đô thị, chào mừng Festival Hoa lần thứ X – năm 2024

Nhiều vấn đề cần cải thiện để ngành Du lịch tỉnh Khánh Hoà phát triển

Lào Cai: Sắp diễn ra Festival Bắc Hà 'Nghiêng say mùa Đông'

Ninh Bình lên kế hoạch đón khách du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025

Hoàng Kim Group ra mắt mảng dịch vụ du lịch gia đình

Bay dù lượn: Cần được kiểm soát chặt, phòng tránh các rủi ro

Du khách nô nức ‘check-in’ thiên đường hoa dã quỳ ở núi lửa Chư Đang Ya, Gia Lai

Khai mạc Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 ở Gia Lai

Du lịch Bình Thuận và lộ trình xanh hóa đến phát triển bền vững

Làm sao để tour du lịch kiến trúc Đà Lạt không còn dừng lại ở tiềm năng?

Hơn 14,1 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng 2024

Ngắm hoa dã quỳ khoe sắc trên triền núi lửa Chư Đang Ya mùa lễ hội