Thứ hai 23/12/2024 06:31

Đến cuối năm 2021, Vĩnh Phúc thu hút 7,1 tỷ USD với 429 dự án FDI

Bên cạnh vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng giao thông đồng bộ, nguồn lao động dồi dào, tỉnh Vĩnh Phúc còn có lợi thế rất lớn trong thu hút đầu tư trong và ngoài nước nhờ những chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư yên tâm hoạt động, triển khai dự án.

Tính hết năm 2021, toàn tỉnh Vĩnh Phúc thu hút được 429 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đầu tư 7,1 tỷ USD đến từ 20 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Cùng với đó là 824 dự án đầu tư trong nước (DDI), tổng vốn đầu tư gần 110 nghìn tỷ đồng, tăng 421 dự án FDI và 823 dự án DDI so với thời điểm năm 1998.

Tại các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn, nếu trước đây, tỷ lệ lấp đầy còn thấp thì nay, tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp bình quân trên 63%. Vĩnh Phúc cũng thu hút được nhiều doanh nghiệp đến từ các quốc gia có thế mạnh về vốn, công nghệ như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia, Australia, New Zealand, Hà Lan, Tây Ban Nha, Pháp.

Vĩnh Phúc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động

Riêng trong năm 2020 và 2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào tỉnh Vĩnh Phúc vẫn rất khả quan. Cụ thể, năm 2021, tỉnh Vĩnh Phúc thu hút được 1,025 tỷ USD vốn FDI, tăng 51,5% so với cùng kỳ 2020; thu hút vốn DDI đạt 21,8 nghìn tỷ đồng, tăng 143,07% so với năm trước.

Theo ông Lê Duy Thành – Phó Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2021, địa phương đã thu hút được rất nhiều các dự án lớn đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, hạ tầng KCN, cụm công nghiệp, đô thị, nông nghiệp. Điển hình là các dự án KCN (Sông Lô I; Sông Lô II; Tam Dương I – KV2; Nam Bình Xuyên) và các cụm công nghiệp Hợp Thịnh, Hoàng Lâu, Đình Chu… Đây là những dự án được xác định là động lực tăng trưởng cho tỉnh trong thời gian tới.

Để có được kết quả trên, những năm qua, ngoài thực hiện triệt để phương châm “Tất cả các nhà đầu tư đến Vĩnh Phúc đều là công dân của tỉnh Vĩnh Phúc”, lãnh đạo địa phương còn tận dụng thời cơ, thế mạnh của tỉnh, thể hiện tầm nhìn, sự quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, thu hút các dự án đầu tư bằng các chương trình, dự án cụ thể, phù hợp với từng thời kỳ. Tỉnh cũng đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư phù hợp với bối cảnh thực tế của địa phương. Đó là lựa chọn các nhà đầu tư đủ năng lực để đầu tư hạ tầng khu công nghiệp; giảm giá thuê đất và gia hạn nộp thuế đất; ban hành chính sách đất dịch vụ, huy động nguồn kinh phí để giải phóng mặt bằng nhanh; ban hành chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ; đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng; hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về thu hút đầu tư, tập trung hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào các KCN.

Năm 2022, Vĩnh Phúc tập trung thu hút những dự án có công nghệ cao

Nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước hiệu quả, tháng 7/2021, tỉnh Vĩnh Phúc còn thành lập Tổ giúp việc Chủ tịch UBND tỉnh, nhằm thích ứng linh hoạt trong công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua việc chủ động tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư; xây dựng quy trình đầu tư mới, rút ngắn khoảng 20% thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tăng cường giải quyết thủ tục hành chính chính trực tuyến. Sau mấy tháng hoạt động, Tổ giúp việc của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã trực tiếp giải quyết, báo cáo Chủ tịch chỉ đạo giải quyết nhanh, bảo đảm không quá 24 giờ gần 1.000 cuộc gọi điện thoại của doanh nghiệp, chủ yếu đề nghị tỉnh tháo gỡ khó khăn trong việc xuất nhập cảnh của chuyên gia, việc lưu thông hàng hóa, đưa đón lao động…

Bên cạnh đó, để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tìm hiểu thông tin về tỉnh, cơ quan chuyên môn thường xuyên cập nhật, bổ sung cơ sở dữ liệu, thiết kế mới bộ tài liệu xúc tiến đầu tư thành 5 ngôn ngữ (Tiếng Việt, Anh, Nhật, Hàn, Trung), in đĩa DVD giới thiệu quy hoạch của tỉnh. Thực hiện việc công khai các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, danh mục thu hút đầu tư, các dự án ưu tiên đầu tư. Với những nỗ lực đó, hiện tỉnh Vĩnh Phúc được đánh giá là điểm đến đầu tư an toàn, hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Theo ông Hyroyoshi Masuoka – Tổng giám đốc Công ty TNHH KCN Thăng Long Vĩnh Phúc: Tập đoàn Sumitomo Corporation chọn Vĩnh Phúc để xây dựng hạ tầng KCN bên cạnh vị trí địa lý thuận lợi, gần sây bay, có hạ tầng giao thông đồng bộ, nguồn lao động dồi dào thì còn bởi lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc luôn quan tâm, hỗ trợ, kịp thời tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận đầu tư… giúp cho việc thực hiện dự án diễn ra thuận lợi.

Năm 2022, nhằm tạo thuận lợi hơn nữa trong thu hút đầu tư trong và ngoài nước, ông Lê Duy Thành cho biết, bên cạnh tháo gỡ các điểm nghẽn về đất đai, môi trường đầu tư, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tập trung đơn giản hóa, giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số chuyển đổi số, nhằm thu hút được những dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao.

3 yếu tố quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của Vĩnh Phúc đối với các nhà đầu tư nước ngoài đó là vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, chất lượng hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư của các khu công nghiệp rất tốt; chính quyền địa phương cũng luôn đồng hành, lắng nghe và kịp thời đưa ra các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư.
Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Vĩnh Phúc

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững