Thứ năm 07/11/2024 23:36

Đề xuất thêm ưu tiên cho phát triển điện khu vực nông thôn, hải đảo

Chiều 7/11/2024, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Khuyến khích nhiều thành phần kinh tế đầu tư dự án điện nông thôn, miền núi, hải đảo

Góp ý cho dự án Luật Điện lực (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Hữu Thông - đoàn Bình Thuận thống nhất với chính sách phát triển điện lực của Nhà nước. Trong đó, thống nhất cao với các chính sách ưu đãi về đầu tư, tài chính của Nhà nước cho phát triển điện lực vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông - Đoàn ĐBQH Bình Thuận. Ảnh: Quốc hội

Tuy nhiên, đối với chính sách phát triển điện ở các đảo, đại biểu Nguyễn Hữu Thông cho rằng, rất khó khăn, do các đảo phần lớn ở cách xa đất liền vài chục tới vài trăm km, để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho người dân cũng như phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh Nhà nước phải đầu tư rất nhiều chi phí để xây dựng các nhà máy điện diezen, điện gió, điện mặt trời hoặc kéo điện ra đảo.

Để đảm bảo việc phát triển điện tại các đảo, qua nghiên nghiên cứu phát triển điện tại đảo Phú Quý, đại biểu tỉnh Bình Thuận đề xuất, Chính phủ có chính sách cho phép người dân trên đảo được lắp đặt điện mặt trời mái nhà, được phát công suất điện dư thừa lên lưới, bởi hệ thống lưới điện trên các đảo độc lập, không kết nối với hệ thống lưới điện quốc gia. “Nếu áp dụng cơ chế này, riêng tại đảo Phú Quý mỗi Megawatt khách hàng lắp đặt điện gió, điện mái nhà sẽ tiết kiệm chi phí khoảng 12 tỷ đồng/năm”, đại biểu Nguyễn Hữu Thông nhấn mạnh.

Cùng nội dung này, đại biểu Hoàng Đức Chính - đoàn Hòa Bình, bày tỏ, việc cung cấp điện cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao đời sống và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội còn khó khăn của nước ta.

Tuy nhiên, việc cấp điện cho những vùng này đang gặp nhiều khó khăn và thách thức, do đây là những địa bàn có địa hình hiểm trở phức tạp, chi phí đầu tư lớn, sản lượng tiêu thụ điện không cao và việc bảo trì lưới điện gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các dự án điện đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số thường phụ thuộc vào nguồn ngân sách Nhà nước và các chương trình hỗ trợ, tài trợ trong khi nguồn này có giới hạn hoặc không thể đáp ứng đủ nhu cầu cho tất cả các khu vực trong thời gian ngắn.

Từ những lý do trên, đại biểu đoàn Hòa Bình đề nghị, Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung chính sách nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các dự án điện tại vùng nông thôn, vùng đồng dân tộc thiểu số miền núi biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn như sau:

Đại biểu Hoàng Đức Chính - Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Quốc hội

Thứ nhất, nên giữ lại và kế thừa các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về vốn đầu tư, lãi suất vay vốn đầu tư và các dự án, các ưu đãi về thuế được quy định tại luật hiện hành và giao cho Chính phủ quy định chi tiết các nội dung này.

Thứ hai, Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ đối với các dự án điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối và thủy điện nhỏ vì các dự án này phù hợp với điều kiện địa lý và tài nguyên đã có của các địa phương miền núi, hải đảo và có thể được triển khai dễ dàng hơn so với việc kéo thị trường quốc gia.

Thứ ba, bổ sung chính sách về đào tạo và nâng cao kỹ năng cho người dân địa phương để họ có thể tham gia vào quá trình vận hành và bảo trì hệ thống điện tại địa phương mình.

Thứ tư, bổ sung quy định về giá mua điện ưu đãi cho các dự án điện lực vùng nông thôn, miền núi, hải đảo để khuyến khích các nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia. Đồng thời, xây dựng các chính sách hỗ trợ giá bán điện từ các nguồn năng lượng tái tạo ở miền núi, hải đảo, đảm bảo lợi nhuận cho các nhà đầu tư khi cung cấp điện tại các khu vực này.

Làm rõ thêm quy định liên quan đến pháp luật đầu tư

Liên quan đến nội dung lựa chọn nhà đầu tư dự án điện, các đại biểu đưa ra nhiều kiến nghị. Trong đó, đại biểu Nguyễn Hữu Thông nêu, dự án Luật Điện lực (sửa đổi) quy định các dự án được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo pháp luật về đầu tư, đề nghị quy định rõ hơn các dự án lưới điện phục vụ phát triển kinh tế-xã hội công cộng do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư phù hợp với quy hoạch thì không phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư.

Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi- Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre. Ảnh: Quốc hội

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông lý giải, bởi các dự án điện lưới phục vụ cho lợi ích kinh tế - xã hội, lợi ích quốc gia là dự án đầu tư theo quy hoạch, muốn thực hiện thủ tục chấp thuận đầu tư, chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đòi hỏi từng vị trí móng trụ phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn… Trong khi công trình điện kéo dài qua nhiều xã, huyện, muốn thực hiện chấp thuận chủ trương đầu tư phải điều chỉnh các quy hoạch trên dẫn đến các công trình có thể chậm tiến độ, ảnh hưởng tới việc cấp điện phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và an ninh năng lượng.

Đối với nội dung đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án điện không thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công – tư, đầu tư công tại Điều 27, Khoản 4 trong dự án Luật Điện lực (sửa đổi), đề nghị bổ sung thêm loại hình điện gió ngoài khơi trong các loại hình điện để làm cơ sở cho triển khai thực hiện.

Trên thực tế, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi, hiện có nhiều nhà đầu tư xin chủ trương đầu tư vào loại hình này nhưng chưa có quy định trong dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Bên cạnh đó, cũng cần phải có một điều khoản nhằm hạn chế các nhà đầu tư điện gió ngoài khơi chuyển nhượng dự án, cho phép đối tác khác.

Góp ý cho dự án Luật Điện lực (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi- đoàn Bến Tre cũng cho rằng, đầu tiên, quy định về các phần chủ trương đầu tư dự án điện lực, tại Điều 19, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền có trách nhiệm lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân các tỉnh còn lại trong thời gian 3 ngày. Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Yến Nhi, 3 ngày là quá ngắn để thẩm định hồ sơ dự án đầu tư, do đó nên đề xuất thời gian nâng lên 7 ngày.

Đồng thời, về thanh toán tiền điện trong trường hợp mua bán điện có thời hạn sử dụng, dự án Luật Điện lực (sửa đổi) quy định bên mua điện không trả tiền điện theo quy định và đã được thông báo hai lần thì bên bán có thể ngừng phát điện, đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi cho rằng cần quy định chặt chẽ về điều này để người dân nắm rõ.

Nhóm phóng viên
Bài viết cùng chủ đề: Luật Điện lực (sửa đổi)

Tin cùng chuyên mục

Luật Điện lực (sửa đổi): Tháo gỡ chính sách, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình vấn đề đại biểu nêu về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Trao huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ Cuba Hernandez Guillén đến chào từ biệt

Thủ tướng: Việt Nam tiếp tục tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình phát triển ACMECS

Điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Sự cố máy bay Yak-130: Bộ trưởng Phan Văn Giang gửi thư khen hai phi công bản lĩnh, tự tin

Đại biểu Quốc hội thống nhất sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu 2 giữa Trung tướng Phạm Hồng Chương và Thiếu tướng Trần Văn Bắc

Thủ tướng đề xuất cùng xây dựng tiểu vùng Mekong mở rộng đổi mới, sáng tạo

Kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024) - Cuộc cách mạng của nhân dân

Bảo đảm nguồn cung, ổn định giá những tháng cuối năm 2024

Xử lý SCB, Vạn Thịnh Phát, FLC cho thấy có trách nhiệm của tổ chức kiểm toán

Ông Nguyễn Đình Việt được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La

Công điện của Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Thiết kế 'luồng xanh' để hút vốn đầu tư

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp song phương với Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam