Thứ hai 23/12/2024 16:32

Đề xuất sớm xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Lãnh đạo địa phương vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đề xuất sớm xây dựng đường sắt cao tốc Bắc– Nam tăng kết nối, thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế

Ngày 1/8, tại buổi làm việc của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIV của Đảng do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm Trưởng đoàn với 14 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, nhiều lãnh đạo các địa phương của vùng đã kiến nghị nhiệm kỳ tới, Quốc hội xem xét cho chủ trương xây dựng đường sắt cao tốc.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đề xuất sớm đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam để kết nối vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung và góp phần thúc đẩy kinh tế

Ông Nguyễn Văn Quảng – Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho rằng, phải xác định nguồn lực tập trung cho định hướng công trình, dự án có tính chất liên kết và lan tỏa vùng, cả nước. “Điển hình như trong nhiệm kỳ tới, cần có việc Quốc hội cho chủ trương phát triển đoạn cao tốc đường sắt, liên kết các địa phương trong vùng nếu muốn phát triển các lĩnh vực như du lịch,…”, ông Quảng nói.

Theo Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, phải nhìn lại sự kéo dài của cả vùng từ Thanh Hóa đến Ninh Thuận, Bình Thuận. Lãnh đạo các địa phương muốn đến các địa phương với nhau rất khó khăn. Không có kết nối về đường bay, chỉ có 1 chặng Đà Nẵng – Cam Ranh (Khánh Hòa). “Các địa phương nằm trên trục kéo dài của đất nước là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung muốn liên kết với nhau bằng hệ thống giao thông đường bộ thì đã có hệ thống cao tốc, còn muốn phát triển du lịch, muốn phát triển nhanh hơn nữa thì phải có đường sắt cao tốc”, ông Quảng nói và viện dẫn: “Bài học kinh nghiệm vừa rồi cho thấy, khi đường hàng không có vấn đề như vé đắt, thiếu máy bay thì du lịch phát triển nhờ đưa đón bằng đường sắt như mở đường tàu du lịch Huế - Đà Nẵng.”.

Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu nhận định việc nếu có thể đầu tư tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam sẽ thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ

Đồng tình với đề xuất này, trao đổi với báo Công Thương, ông Lê Trường Lưu – Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế cho rằng, việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc là một vấn đề rất quan trọng trong việc kết nối các địa phương. Đặc biệt là kết nối giữa các trung tâm du lịch của cả nước, thuận lợi cho việc đi lại giao lưu giữa các địa phương trong cả nước nói chung, khu vực miền Trung nói riêng, góp phần rút ngắn khoảng cách, thời gian, sẽ hỗ trợ cho phát triển kinh tế của địa phương rất lớn.

Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế cho hay, đợt vừa qua khi tình hình vé máy bay tăng cao, thực hiện chủ trương liên kết vùng, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đã phối hợp tổ chức chuyến tàu du lịch. “Tôi đánh giá đây là mô hình rất tốt. Nó đã điều tiết khoảng cách gần lại hơn giữa các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách trong qúa trình du lịch. Đặc biệt, chuyến tàu đi qua khu vực đèo Hải Vân - một cảnh quan rất đẹp của Việt Nam, cũng là một hình thức quảng bá du lịch trên tuyến này”, ông Lê Trường Lưu chia sẻ và nói thêm “Chúng tôi hi vọng nếu xây dựng được hệ thống tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam sẽ tạo đột phát mới trong việc phát triển kinh tế của các địa phương, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, điều tiết nhân lực giữa các địa phương thuận lợi hơn”.

Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý nhận định xây dựng dự án đường sắt cao tốc sẽ là bước đột phá cho phát triển kinh tế các địa phương

Ông Thái Thanh Quý – Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An thì nhận định một trong những giải pháp tạo đột phá phát triển kinh tế các địa phương và vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung đó là xây dựng tuyến đường sắt cao tốc. “Chúng ta đã có cao tốc đường bộ, thì phía Tây chúng ta tập trung làm đường sắt tốc độ cao, chưa được cao tốc cũng được. Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An cũng đề xuất đưa vào Nghị quyết Đại hội mở tuyến cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn (Lào), từ đó mở toang tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây. Không chỉ kết nói đến Viêng Chăn mà còn kết nối đến Đông bắc Thái Lan, Myanmar.

Tương tự, ông Hoàng Trung Dũng – Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh cũng thống nhất đề xuất “Ngoài cao tốc đường bộ phải sớm triển khai cao tốc đường sắt”.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề xuất sớm triển khai đường sắt cao tốc

Trong phiên họp chuyên đề pháp luật của Chính phủ hồi cuối tháng 7/2024, các thành viên Chính phủ cơ bản thống nhất chủ trương để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo hướng xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam hiện đại với chiều dài dự kiến 1.541km, kế hoạch hoàn thành vào năm 2035.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo