Thứ tư 20/11/2024 15:29

Đề xuất mức hưởng trợ cấp thất nghiệp mới cho người lao động

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đã đưa ra một số đề xuất về mức hưởng, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp mới đối với người lao động.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, bảo hiểm thất nghiệp là loại hình bảo hiểm ngắn hạn (như bảo hiểm y tế), tính chia sẻ rủi ro cao giữa người có việc làm với người bị mất việc làm; nhiều người đóng nhưng chỉ có một số ít người mất việc làm mới được hưởng. Qua đó, nhằm hỗ trợ người lao động duy trì việc làm, đào tạo, tư vấn, giới thiệu việc làm và bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi bị mất việc làm.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Ảnh: TTXVN

Theo quy định của Luật Việc làm năm 2013, người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện, đó là: Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, xác định thời hạn; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.

Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; chết.

Mới đây, trả lời đề nghị của cử tri Vĩnh Phúc về việc nghiên cứu sửa đổi Luật Việc làm theo hướng người đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng đến khi về hưu hoặc chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được thanh toán số tiền cá nhân đã đóng bảo hiểm thất nghiệp (1%) vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp vì theo nguyên tắc của bảo hiểm là “có đóng có hưởng”, theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hiện nay, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp bình quân tháng là 6 triệu đồng, một người đóng tối thiểu là 12 tháng với số tiền là 1% x 6 triệu đồng x 12 tháng = 720.000 đồng (tương ứng 12%) có thể hưởng các chế độ lên đến khoảng gần 500% (chưa tính đến chế độ hưởng tư vấn, giới thiệu việc làm). Về nguyên tắc đóng – hưởng trong bảo hiểm thất nghiệp là nếu xảy ra rủi ro và đáp ứng đủ điều kiện, người tham gia bảo hiểm sẽ được hưởng khoản hỗ trợ đền bù về thiệt hại theo từng chế độ chứ không phải đóng tiền vào quỹ...

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, người lao động cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Ngoài ra, Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) nhằm đảm bảo quyền lợi thỏa đáng cho người lao động khi tham gia chính sách bảo hiểm thất nghiệp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đề xuất, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Theo đó, tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Trường hợp, mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Về chế độ bảo hiểm thất nghiệp mà người lao động được hưởng, gồm: Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề... Về phía người sử dụng lao động được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Người lao động cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Hiện số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp tăng qua các năm, bình quân hàng năm tăng 6,08%. Tỷ lệ số người tham gia chính sách so với lực lượng lao động trong độ tuổi tăng theo từng năm, đến năm 2023 tỷ lệ này là 31,6%, vượt so với mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết số 28-NQ/TW (đến năm 2021, khoảng 28% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp). Cũng trong giai đoạn này, bình quân mỗi năm có 826.000 người nhận trợ cấp thất nghiệp, cao nhất là năm 2020, có trên 1,087 triệu người hưởng trợ cấp thất nghiệp (chiếm khoảng 6 - 8% số lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp). Bình quân mỗi năm chi trợ cấp thất nghiệp khoảng 10.000 tỷ đồng. Xu hướng số tiền chi cho trợ cấp thất nghiệp năm sau sẽ cao hơn năm trước, vì số người tham gia tăng, mức đóng - hưởng tăng.
Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Nhiều tập thể, cá nhân Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh được Bộ trưởng Bộ Công Thương khen thưởng

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Sẵn sàng đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Hà Nội quyết tâm đưa Công viên hồ Phùng Khoang vào sử dụng trước Tết Nguyên đán

Từ 1/7/2025: Hai nhóm người cao tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

Trường Đại học Điện lực: Cầu nối giữa giảng dạy, nghiên cứu và thực tiễn sản xuất

Cận cảnh thi công con đường 2 ô tô tránh nhau là tắc ở Hà Nội

Gần 4.000 học sinh Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm toả sáng trong đêm hội Hoa Tháng Năm

Cận cảnh 'cá voi bay' gây chú ý khi xuất hiện ở sân bay Nội Bài

Cơ sở đào tạo ngành Công Thương: Tăng cường chuyển đổi số, đổi mới tư duy trong đào tạo

Nhân sự 19/11: Quốc hội ban hành nghị quyết nhân sự; Bộ Công Thương bổ nhiệm Phó Vụ trưởng

Dự báo thời tiết biển hôm nay 20/11/2024: Áp thấp nhiệt đới ở Bắc Biển Đông

Cập nhật tin thời tiết hôm nay: Bão số 9 suy yếu thành vùng áp thấp trên biển Đông

Dự báo thời tiết hôm nay 20/11/2024: Miền Bắc giảm nhiệt, trời rét vào đêm và sáng sớm

Hà Tĩnh: ‘Thầy giáo Tây’ dạy tiếng anh miễn phí cho trẻ nhỏ, mê cắt cỏ làm đẹp môi trường

Giải chạy thiện nguyện 'Run to A – Land 2024': Kết nối yêu thương, khơi nguồn hy vọng

Ban hành kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

Chưa đầy 1 tháng, hơn 200.000 lượt khách tham quan bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam

Dự báo thời tiết hôm nay: Rét đậm, rét hại kéo dài ở Bắc Bộ

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Cùng hành trình đi tới mục tiêu Net Zero 2050 của Việt Nam