Thứ ba 26/11/2024 18:36

Đề xuất giảm thuế nhập khẩu ngô và lúa mì để giảm giá thức ăn chăn nuôi

Giá ngô, lúa mì liên tục tăng, mức tăng trung bình từ 30-35% điều này khiến thức ăn chăn nuôi tăng giá mạnh, Bộ Tài chính đề nghị giảm thuế nhập khẩu ngô và lúa mì.

Do sản xuất đang hồi phục ở nhiều quốc gia, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản gần đây đã tăng kỷ lục. Trong khi đó, tình trạng hạn hán ở một số quốc gia cũng đang có những ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất các mặt hàng này, dẫn đến giá tăng.

Theo Bộ Tài chính từ tháng 10/2020 đến nay, giá các loại nguyên liệu chính như ngô, lúa mì liên tục tăng cao với mức tăng trung bình từ 30-35%. Việc tăng giá nguyên liệu chủ yếu do dịch Covid-19 tác động tới logistics toàn cầu kéo theo việc tăng giá mạnh cước vận chuyển nhiều loại hàng hóa.

Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. Mỗi năm, ngành nông nghiệp trong nước chỉ có thể cung cấp 4 triệu tấn cám, 4 triệu tấn sắn trong khi nhu cầu lên tới 27 triệu tấn các loại. Do đó, Việt Nam nhập khẩu khoảng 70 - 80% nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, nhất là các mặt hàng như ngô, lúa mì, đỗ tương.

Đề xuất giảm thuế nhập khẩu ngô và lúa mì để giảm giá thức ăn chăn nuôi

Hiện khoảng 45-50% trang trại gia cầm lớn treo chuồng và khoảng 70-75% gia trại và số hộ chăn nuôi tạm ngừng tái đàn do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Tình trạng này nếu tiếp tục kéo dài sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn cung trong nước về sản phẩm gia cầm.

Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi MFN của mặt hàng lúa mì và ngô. Để góp phần giảm giá thành đầu vào sản xuất trong nước với ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Đối với mặt hàng lúa mì, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu xuống 0%. Còn đối với mặt hàng ngô, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu xuống 3% (trước đây là 5%).

Việc giảm thuế nhập khẩu mặt hàng ngô và lúa mì sẽ không chịu tác động lớn đến ngành nông nghiệp trong nước. Nguyên nhân Việt Nam chưa trồng được lúa mì và mặt hàng ngô trồng trong nước cơ bản cũng chỉ phục vụ cho người./.

vov.vn

Tin cùng chuyên mục

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phương án nào là phù hợp?

Việc sửa đổi Biểu thuế thu nhập cá nhân sẽ được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng

LPBank ra mắt giải pháp ưu việt 'Tài khoản sinh lời lộc phát'

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay của bạn

Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia: Cần phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

Thẻ tín dụng LPBank - 'Bí kíp' chi tiêu thông minh cuối năm

'Giấc mơ hồng' Bitcoin: Càng sát mốc kỷ lục 100.000 USD, nhà đầu tư càng nên cẩn trọng

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG