Đề xuất giải pháp quản lý đất bãi bồi vùng Đồng bằng sông Hồng

Vùng đồng bằng ven biển khu vực cửa sông Hồng và sông Thái Bình có vị trí thuận lợi, gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế song hiện khai thác chưa xứng với tiềm năng, chưa được đầu tư thích đáng để phát triển kinh tế.

CôngThương - Chính vì vậy, vừa qua Viện Nghiên cứu Địa chính, Bộ TN&MT đã hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học “Cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý và bảo vệ đất có mặt nước bãi bồi ven biển vùng Đồng bằng Sông Hồng”, làm cơ sở để đưa ra những giải pháp quản lý một vùng đất giàu tiềm năng của đất nước.

Tim năng ln, qun lý lng
 
Khu vực bãi bồi, mặt nước ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng đang có xu hướng mở rộng về phía biển. Chỉ tính từ năm 2005 đến nay, diện tích  tự nhiên tăng trung bình hàng năm lên khoảng 300ha. Vùng đất này có nhiều lợi thế cho việc nuôi trồng thủy sản. Diện tích có khả năng nuôi trồng vùng trung và cao triều vào khoảng 60.000ha, ngoài ra còn có các vùng kín gió với diện tích trên 40.000ha có thể đặt các lồng nuôi nhuyễn thể, cá có giá trị kinh tế cao.
 
Đây cũng là khu vực có tiềm năng phát triển rừng ngập mặn với diện tích đất bãi bồi ngập nước ven biển chưa sử dụng còn nhiều, đất ngập mặn phù hợp với việc trồng các loại cây trang, bần, sú, vẹt, đước… Cùng với đó là lợi thế phát triển du lịch với nhiều vùng bờ biển dài, bãi biển đẹp, giàu đa dạng sinh học và di tích lịch sử. Sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên biển, đảo, hang động với phong cảnh thiên nhiên và các giá trị văn hóa - xã hội vùng ven biển đã tạo cho du lịch vùng  này có lợi thế nhiều so với các khu vực khác.
 
Bên cạnh đó, đây cũng là khu vực thuận tiện phát triển giao thông trên biển và trên sông, thuận tiện cho việc xây dựng cầu cảng, hệ thống bến bãi, kho tàng cũng như hình thành và phát triển cảng biển lớn các khu công nghiệp tập trung du lịch và dịch vụ ven biển …
 
Tuy nhiên, việc quản lý bãi bồi, mặt nước ven biển của nhiều địa phương còn bất cập khi loại hình đất này vẫn chưa được tiến hành đo đạc, xác định diện tích, ranh giới trên các bản đồ địa chính. Nếu có cũng chỉ là các loại bản đồ nhỏ, không thể dùng cho việc quy hoạch và quản lý quy hoạch. Mặt khác, công tác lập quy hoạch sử dụng đất loại này cũng chưa đồng bộ, chủ yếu mới được đề cập một phần trong các quy hoạch chuyên ngành hoặc trong các dự án chi tiết.
 
Việc khai thác đất bãi bồi, mặt nước ven biển để sử dụng vào các mục đích phát triển kinh tế còn kém hiệu quả. Chủ yếu là khai hoang đưa vào sản xuất nông nghiệp, chặt phá rừng ngập mặn, đắp đầm nuôi thủy sản, san lấp mặt bằng lập các khu dân cư, du lịch… Nhưng, tất cả các hoạt động này hầu như mang tính tự phát, thiếu quy hoạch tổng thể, quy hoạch phân phối tài nguyên cho các mục đích phát triển khác nhau dẫn đến suy giảm hệ sinh thái vùng cửa sông ven biển, sạt lở bờ biển, bồi lấp luồng lạch, xâm phạm vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,  ô nhiễm mặt nước, ô nhiễm đất…
 
Gii pháp cho phát trin bn vng
 
Để quản lý sử dụng bền vững đất có mặt nước, bãi bồi ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng, các nhà khoa học đã đưa các giải pháp phối hợp giữa quy hoạch sử dụng đất dựa vào chức năng cung cấp và giải pháp kinh tế, kỹ thuật cụ thể cho từng vùng.
 
Theo đó cần tập trung triển khai lập quy hoạch phân vùng chức năng vùng bờ biển vùng Đồng bằng sông Hồng, lập quy hoạch chi tiết sử dụng đất các vùng đặc thù, đặc biệt là các khu bảo tồn thiên nhiên có  vị trí quan trọng trong  nước và quốc tế như vùng Vườn Quốc gia Cát Bà, Xuân Thủy, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước cửa sông Văn Úc, cửa sông Thái Bình, Thái Thụy, Tiền Hải, Nghĩa Hưng và tiến hành cắm mốc chỉ giới quy hoạch đối với vùng nghiêm cấm các hành vi khai thác và xả thải bừa bãi trong khu vực này.
 
Tăng cường các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên môi trường vùng đất bãi bồi, mặt nước ven biển bằng các hoạt động đo đạc lập bản đồ địa chính đất bãi bồi ven biển, xác định ranh giới quản lý, giúp địa phương có sự phân chia vùng quản lý rõ ràng đối với các địa phương có mặt nước ven biển liền kề, thống kê, kiểm kê, đánh giá phân hạng thích nghi đất đai đối với một số các loại hình kinh tế nhất định; xây dựng  dữ liệu tài nguyên bãi bồi, mặt nước ven biển nhằm sử dụng thống nhất cơ sở dữ liệu trong việc hoạch định các chính sách quy hoạch, phát triển ngành liên quan.
 
Đối với việc quai đê lấn biển, về lâu dài vẫn phải là chiến lược phát triển quỹ đất, tuy nhiên việc quai đê chỉ tiến hành khi đất bãi bồi đã đạt đủ cao trình cho phép và công trình quai đê phải thỏa mãn điều kiện tuyến đê đi qua vùng đất tương đối ổn định, nền đất sét hoặc á sét có chiều dầy không quá nhỏ đảm bảo độ chịu tải và độ lún cho phép. Tuyến đê đắp phải thỏa mãn điều kiện không gây hủy hoại nghiêm trọng đối với môi trường và hệ sinh thái cửa sông ven biển. Bên cạnh đó, trên cơ sở đánh giá tổng hợp các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường của vùng ven biển, xây dựng hệ sinh thái lâm – ngư – nông kết hợp, tạo nên thế ổn định kinh tế của vùng đất ven biển.

Theo Báo Tài nguyên & Môi trường

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vùng Đồng bằng sông Hồng

Tin mới nhất

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Với chủ trương hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp cùng cơ chế hỗ trợ về chính sách đã giúp tỉnh Bắc Giang tạo được nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư
Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.
4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

Các chuyên gia khuyến cáo 4 giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng phân bón trong thời gian tới.
TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

Vừa qua, TKV có Báo cáo tình hình triển khai thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng bauxite thời kỳ 2021–2023 và tầm nhìn 2050.
Bộ Công Thương thông tin về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương thông tin về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương thông tin mới nhất về việc các doanh nghiệp thép gửi đề nghị điều tra chống bán phá giá thép cán nóng và nhận được sự quan tâm lớn.

Tin cùng chuyên mục

Nam Định: Gỡ vướng cho Tổ hợp dự án thép xanh gần 100.000 tỷ đồng

Nam Định: Gỡ vướng cho Tổ hợp dự án thép xanh gần 100.000 tỷ đồng

Lãnh đạo tỉnh Nam Định tiếp tục vào cuộc nhằm tháo gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng cho Tổ hợp dự án thép xanh do Tập đoàn Xuân Thiện làm chủ đầu tư.
Gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng giúp ngành công nghiệp cơ khí tự chủ nguồn nguyên liệu

Gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng giúp ngành công nghiệp cơ khí tự chủ nguồn nguyên liệu

Doanh nghiệp trong nước gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC) đã góp phần giúp ngành công nghiệp cơ khí chế tạo của Việt Nam tự chủ được nguồn nguyên liệu.
Tham vấn Cẩm nang công nghệ tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp

Tham vấn Cẩm nang công nghệ tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp

Sáng 19/3 tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương đã tổ chức tọa đàm tham vấn về công nghệ tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp Việt Nam.
Xây dựng Luật Hoá chất (sửa đổi) bao gồm 4 nhóm chính sách

Xây dựng Luật Hoá chất (sửa đổi) bao gồm 4 nhóm chính sách

Xây dựng Luật Hoá chất (sửa đổi) bao gồm 4 nhóm chính sách, trong đó có yêu cầu phát triển bền vững ngành hoá chất thành ngành công nghiệp nền tảng, hiện đại.
Từ đất hiếm đến con chip Việt Nam

Từ đất hiếm đến con chip Việt Nam

Từ 22 triệu tấn đất hiếm đến con chip kích cỡ bằng namonet là quá trình rất dài. Vậy Việt Nam đang ở đoạn nào trong tiến trình này?
Khai thác và chế biến khoáng sản: Chú trọng nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ

Khai thác và chế biến khoáng sản: Chú trọng nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ

Trong khai thác và chế biến khoáng sản, hoạt động khoa học và công nghệ đã góp phần đẩy mạnh đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành...
Công ty Môi trường - TKV: Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường

Công ty Môi trường - TKV: Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường

Công ty Môi trường - TKV vừa báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh trong năm 2023 và phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024.
Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan khẩn trương làm rõ trách nhiệm về những tồn tại, bất cập tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Một doanh nghiệp thép được cấp chứng nhận ISO 14064-1:2018 về kiểm kê khí nhà kính

Một doanh nghiệp thép được cấp chứng nhận ISO 14064-1:2018 về kiểm kê khí nhà kính

Vừa qua Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất đã được BSI cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 về kiểm kê khí nhà kính cho các sản phẩm thép.
Cần phân cấp quản lý trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản

Cần phân cấp quản lý trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản

Chiều 19/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản. Theo Phó Thủ tướng cần phân cấp quản lý lĩnh vực này.
Thủ tướng chỉ thị đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện

Thủ tướng chỉ thị đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 14/2/2024 về việc đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện trong thời gian tới.
Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa chất

Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa chất

Là ngành công nghiệp quan trọng, có độ rủi ro cao trong sản xuất, kinh doanh, do vậy nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa chất là rất cần thiết.
Lai Châu tránh khai thác tuỳ tiện, xuất khẩu thô đất hiếm

Lai Châu tránh khai thác tuỳ tiện, xuất khẩu thô đất hiếm

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị Lai Châu tránh khai thác tuỳ tiện, xuất khẩu thô đất hiếm mà đầu tư bài bản, chiến lược cho khai thác chế biến sâu.
Thị trường ô tô trong nước có bùng nổ dịp cuối năm?

Thị trường ô tô trong nước có bùng nổ dịp cuối năm?

Những tháng đã qua của năm 2023 chứng kiến thị trường ô tô mang nhiều gam màu trầm, sức tiêu thụ sụt giảm so với cùng kỳ năm 2022.
Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Tháo gỡ nhiều điểm chồng lấn

Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Tháo gỡ nhiều điểm chồng lấn

Trong quy hoạch khoáng sản làm vật liệu mới công bố, Bộ Xây dựng nhấn mạnh đã giải quyết cơ bản những vướng mắc, chồng lấn trong các quy hoạch khác.
Bộ Xây dựng công bố quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Bộ Xây dựng công bố quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Ngày 12/1, Bộ Xây dựng đã công bố Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn 2050.
Lâm Đồng: THACO Trường Hải muốn đầu tư hơn 100.000 tỷ đồng để làm siêu dự án tổ hợp bô xít

Lâm Đồng: THACO Trường Hải muốn đầu tư hơn 100.000 tỷ đồng để làm siêu dự án tổ hợp bô xít

THACO đề xuất xây tổ hợp kinh tế tuần hoàn để khai thác chế biến bô xít, alumin và nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái, với tổng vốn hơn 100.000 tỷ ở Lâm Đồng
Không để Việt Nam trở thành bãi rác công nghệ trong ngành khai khoáng

Không để Việt Nam trở thành bãi rác công nghệ trong ngành khai khoáng

Cần có yêu cầu rõ ràng về khoa học công nghệ trong khai thác khoáng sản; quy trách nhiệm đối với đơn vị quản lý cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu.
Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam: Xác định 5 nhóm giải pháp cơ bản để hoàn thành thắng lợi kế hoạch năm 2024

Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam: Xác định 5 nhóm giải pháp cơ bản để hoàn thành thắng lợi kế hoạch năm 2024

Chiều ngày 4/1, Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Bài 1:  Giáo sư, Viện Sỹ Nguyễn Quốc Sỹ: Việt Nam và giấc mơ công nghiệp bán dẫn - gần hay xa?

Bài 1: Giáo sư, Viện Sỹ Nguyễn Quốc Sỹ: Việt Nam và giấc mơ công nghiệp bán dẫn - gần hay xa?

Với giá trị doanh thu khổng lồ, liệu Việt Nam có những lợi thế và khó khăn gì nếu tham gia vào chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu?
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động