Thứ tư 25/12/2024 08:02

Đề xuất chi trả một lần cho người lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm

Sáng 27/5, tiếp tục Chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi.

Trước khi tiến hành thảo luận, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý tại Quốc hội sáng 27/5 (Ảnh: quochoi.vn)

Theo báo cáo, Chính phủ trình Quốc hội 2 phương án chi trả bảo hiểm cho người lao động. Cụ thể:

Phương án 1: Đối với nhóm 1, báo cáo đề xuất người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước khi Luật có hiệu lực (dự kiến 1/7/2025), sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm và có đề nghị thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần như quy định hiện hành (Nghị quyết số 93/2015/QH13).

Đối với nhóm 2, người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật có hiệu lực trở đi thì không được áp dụng quy định điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần như quy định tại Nghị quyết số 93/2015/QH13.

Phương án 2: Báo cáo của Chính phủ đề xuất người lao động được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Trước đề xuất trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, bối cảnh và yêu cầu đặt ra khi xây dựng các phương án về bảo hiểm xã hội một lần phải bảo đảm mục tiêu kép, vừa thể chế hóa mục tiêu của Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, vừa hài hòa quyền lợi của người lao động, phù hợp với thực tiễn và nguyên lý của bảo hiểm xã hội.

'Mặc dù 2 phương án Chính phủ trình đều chưa phải là những phương án tối ưu, có thể chưa giải quyết triệt để tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần, chưa dự kiến phòng ngừa được phản ứng tập thể người lao động, song đây đang là các phương án chiếm ưu thế, nhất là phương án 1'- Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho hay.

Liên quan đến phương án 2, theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật cho biết: Có ý kiến đồng tình với phương án 2 để không tạo “lát cắt” giữa đối tượng tham gia trước và sau khi Luật có hiệu lực. Ý kiến khác đề nghị tích hợp phương án 2 vào nhóm 2 của phương án 1, theo đó, đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng từ sau ngày 1/7/2025 đến 30/6/2030 thì vẫn được hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo lộ trình giảm dần.

Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh, đa số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành phương án 1 của Chính phủ đề xuất và cũng là ý kiến của đa số người lao động tại một số địa phương được cơ quan chủ trì thẩm tra lấy ý kiến.

Toàn cảnh phiên họp sáng 27/5 tại hội trường (Ảnh:quochoi.vn)

Tuy nhiên, để bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động, hạn chế tối đa việc người lao động phải lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần, thì dù lựa chọn phương án nào, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần sớm có đề án hỗ trợ và ban hành quy định phù hợp để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội được vay vốn tín dụng theo các cơ chế, chính sách đặc thù khi gặp khó khăn; tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật về lao động, việc làm để duy trì việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động; Đẩy mạnh công tác truyền thông để người lao động hiểu được lợi ích của việc hưởng lương hưu hằng tháng thay vì lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

Bên cạnh đó, Công đoàn Việt Nam cần tăng cường trách nhiệm, đổi mới công tác tuyên truyền để giúp người lao động nhận thức rõ hơn các hạn chế của việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm xã hội

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông