Thứ sáu 27/12/2024 12:44

Để tư tưởng Hồ Chí Minh là 'kim chỉ nam' dẫn dắt nền báo chí Việt Nam trong thời đại mới

Theo GS TS. Lê Văn Lợi, việc vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ là 'kim chỉ nam' dẫn dắt nền báo chí Việt Nam trong thời đại mới.

Sáng nay, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã diễn ra Hội thảo Khoa học: “Quan điểm, định hướng, giải pháp tiếp tục nghiên cứu, vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Toàn cảnh Hội thảo Khoa học: “Quan điểm, định hướng, giải pháp tiếp tục nghiên cứu, vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ thực hiện đề tài khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông Việt Nam thời kỳ đổi mới” do Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ quan chủ trì. Hội thảo cũng là nơi kết tinh những giá trị quan trọng của những hội thảo trước đó, qua đó gợi mở những định hướng, giải pháp đối với vấn đề nghiên cứu trong thời gian tới.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS TS. Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng có sự kết tinh sâu sắc giữa lý luận và thực tiễn, thể hiện tầm nhìn xa, trông rộng của một vị lãnh tụ, một nhà báo lỗi lạc của nước nhà, của dân tộc.

GS TS. Lê Văn Lợi nhấn mạnh rằng những tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang tầm vóc lý luận quan trọng, là cẩm nang chỉ đường cho Đảng và nhân dân Việt Nam trong các giai đoạn cách mạng. Đặc biệt, những lời căn dặn, giáo huấn của Người về mục đích hoạt động của báo chí nước nhà, về sứ mệnh và những yêu cầu đối người làm báo vẫn còn nguyên giá trị cho đến tận hôm nay và mai sau.

“Do đó, nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí, truyền thông ở Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là “kim chỉ nam” dẫn dắt nền báo chí, truyền thông nước nhà phát triển đúng hướng, ngày càng “chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại” theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng” - GS TS. Lê Văn Lợi nhấn mạnh.

GS TS. Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định: Việc nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là “kim chỉ nam” dẫn dắt nền báo chí, truyền thông nước nhà phát triển đúng hướng, ngày càng “chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại.

Về phần mình, PGS TS. Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng Hội thảo là cơ hội để các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các đồng chí lãnh đạo, quản lý các ban, bộ, ngành, các cơ quan báo chí truyền thông ở Trung ương và địa phương trao đổi, thảo luận, nhằm tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí, truyền thông Việt Nam trong thời kỳ mới. Để đạt được mục đích, yêu cầu đề ra, PGS TS. Mai Đức Ngọc đã đưa ra 3 đề xuất như sau:

Thứ nhất, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với việc nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời cần nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với các mục tiêu, tầm nhìn và định hướng chiến lược về phát triển đất nước đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Thứ hai, cần tăng cường giải pháp về nâng cao nhận thức của các chủ thể lãnh đạo, quản lý báo chí - truyền thông; về nâng cao năng lực lãnh đạo hoàn thiện chủ trương, đường lối của Đảng trong phát triển báo chí - truyền thông Việt Nam; về hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển báo chí - truyền thông Việt Nam; và về tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong phát triển báo chí - truyền thông Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh thời kỳ mới.

Thứ ba, trong thời gian tới, cần có có những kiến nghị rất cụ thể, sâu sắc đối với Đảng, Nhà nước, với các cơ quan lãnh đạo, quản lý, cơ quan báo chí - truyền thông, với cơ sở đào tạo, nghiên cứu báo chí - truyền thông ở Trung ương và địa phương.

PGS TS. Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cho rằng Hội thảo là cơ hội để tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí, truyền thông Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tiếp theo, TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, đã trình bày tham luận với chủ đề "Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn phát triển báo chí - truyền thông hiện nay". Tham luận tập trung vào 4 vấn đề chính, bao gồm: Sự cân đối giữa số lượng và chất lượng của các cơ quan báo chí; mối quan hệ giữa báo chí truyền thống và truyền thông xã hội; kinh tế báo chí; và đặc biệt là chất lượng đội ngũ làm báo.

Về vấn đề chất lượng đội ngũ làm báo, TS. Nhị Lê đã đề cập đến tình trạng "nhà báo bàn phím", "nhà báo cắt dán", hay "nhà báo ăn theo mạng xã hội" trong thời đại hiện nay. TS. Nhị Lê cũng cảnh báo về sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), cho rằng đây là một thách thức lớn có thể vượt qua khả năng của con người trong lĩnh vực báo chí.

TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho rằng AI đang là một thách thức lớn, có thể vượt qua khả năng của con người trong lĩnh vực báo chí.

“Học Bác Hồ làm báo cách mạng, chuyên nghiệp” là đề tài tham luận của PGS TS. Hà Huy Phượng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Theo PGS TS. Hà Huy Phượng, để học Bác làm báo cách mạng, người làm báo cần phải hiểu rõ mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng, cũng như cần có đủ phẩm chất của người làm cách mạng: Không quản ngại khó khăn, vì nhân dân phục vụ.

“Đồng thời, học Bác Hồ cũng là học làm báo chuyên nghiệp, vì vậy, người làm báo cần học tập bác sử dụng ngôn ngữ trong sáng, giản dị, dễ hiểu; đồng thời cần nâng cao chất lượng nội dung sản phẩm báo chí”, PGS TS. Hà Huy Phượng khẳng định.

Theo PGS TS. Hà Huy Phượng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, người làm báo cần phải hiểu rõ mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng, cũng như cần có đủ phẩm chất của người làm cách mạng.

Tiếp tục, TS. Nguyễn Công Dũng, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã trình bày tham luận với đề tài: “Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, báo chí cách mạng Việt Nam không ngừng lớn mạnh, trưởng thành”. TS Nguyễn Công Dũng cho rằng, các cơ quan báo chí cần tiếp tục quán triệt tư tưởng về sự lãnh đạo của Đảng, sao cho các cơ quan báo chí vừa có thể phát triển, vừa có trách nhiệm với Tổ quốc, nhân dân, đảm bảo tuyên truyền đúng định hướng, mang tính thông tin, chính xác.

TS. Nguyễn Công Dũng, Tổng Biên tập báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng, các cơ quan báo chí cần tiếp tục quán triệt tư tưởng về sự lãnh đạo của Đảng, sao cho các cơ quan báo chí vừa có thể phát triển, vừa có trách nhiệm với Tổ quốc.

Ngoài ra, hội thảo còn xuất hiện những tham luận của PGS TS. Dương Quang Hiển (Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng); PGS, TS. Nguyễn Thắng Lợi (Tổng Biên tập Tạp chí Lý luận chính trị); PGS TS. Ngô Đình Xây (Nguyên Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương); ThS. Ngô Thị Phương Thảo (Phó Trưởng ban Báo Nhân dân cuối tuần); Nhà báo Nguyễn Thái Bình (Trưởng Cơ quan đại diện miền núi phía Bắc - Tạp chí Việt Nam Hội Nhập) và TS. Đỗ Anh Đức (Viện Đào tạo Báo chí - Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội).

Hội thảo khoa học “Quan điểm, định hướng giải pháp tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024) và trên hành trình hướng tới ngày kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng vào năm 2025.

Hội thảo nhằm góp phần cung cấp những luận cứ khoa học rất quan trọng cho việc xác định quan điểm chỉ đạo, đề xuất các giải pháp, kiến nghị thiết thực nhằm tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông Việt Nam từ nay đến giữa thế kỷ XXI, để báo chí truyền thông nước nhà phát huy tối đa những thành tựu lịch sử đã đạt được trong gần 100 năm qua, và tiếp tục có những đóng góp thiết thực khi đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới.

Phú Quý
Bài viết cùng chủ đề: Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Tin cùng chuyên mục

Nhân sự 26/12: Thủ tướng giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; tỉnh Kiên Giang có tân Chủ tịch HĐND

Dự báo thời tiết biển hôm nay 27/12/2024: Vùng biển quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 27/12/2024: Bắc Bộ rét về đêm và sáng sớm, Nam Bộ có mưa

LogiChain 2024: Góp sức nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành logistics

Tối 26/12, lại tìm thấy khách hàng trúng tiền tỷ Vietlott Power 6/55

Truyền thông quốc tế đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng

Công đoàn VEAM: Điểm tựa cho người lao động

Bộ Nội vụ thông tin về việc bổ sung biên chế giáo viên

Doanh nghiệp da giày, dệt may thưởng Tết Nguyên đán 2025 ra sao?

TP. Hồ Chí Minh: Vì sao 2 đơn vị vận tải Đông Á và Hồng Hà bị thu hồi giấy phép?

Lịch chi trả lương hưu tháng 1 và 2 năm 2025 tại một số địa phương trên cả nước

Đoàn viên công đoàn thực hiện nghiêm túc việc đổi mới, sắp xếp tinh giản bộ máy

Khách hàng tại Đà Nẵng trúng Vietlott Power 6/55 hơn 135 tỷ đồng cuối năm

Nhân sự 25/12: Công an Thái Bình bổ nhiệm lãnh đạo; Bắc Giang điều động hai Phó Giám đốc sở

Dự báo thời tiết biển hôm nay 26/12/2024: Vùng biển từ Ninh Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 26/12/2024: Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Công ty Thủy điện Sông Bung tri ân khách hàng: Lan tỏa yêu thương đến vùng cao

Giảm phát thải khí nhà kính: Doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng?

Tuyên dương 125 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số: Truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ vượt qua khó khăn

Cần truyền thông để doanh nghiệp hiểu đúng về thị trường carbon