Thứ sáu 22/11/2024 04:50

Đề nghị Mỹ xem xét lại kết quả tính thuế chống phá giá cho tôm Việt

Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ngày 8/3, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã thông báo kết quả sơ bộ vụ kiện chống bán phá giá cho tôm Việt Nam trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 12 (POR12) từ ngày 1/2/2016 đến ngày 31//1/2017. Tuy nhiên, kết quả sơ bộ POR12 có sai sót trong cách tính thuế cho tôm Việt Nam. 
Chế biến tôm xuất khẩu tại Hậu Giang

Cụ thể, theo kết quả sơ bộ POR12, mức thuế cho Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex) là 25,39% và các công ty khác cũng là 25,39%. Trong POR12 này, Fimex được chọn là bị đơn bắt buộc duy nhất trong đợt xem xét hành chính lần này. Do đó, biên độ phá giá tính cho Fimex cũng được áp dụng cho các công ty còn lại. VASEP và cộng đồng doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm Viêt Nam cho rằng, đã có sự nhầm lẫn đáng kể trong cách tính toán biên độ lần này. Trong các kỳ xem xét hành chính của vụ kiện chống bán phá giá tôm tại Hoa kỳ trước đây, chưa có doanh nghiệp nào nhận được biên độ bán phá giá theo tỷ lệ % cao hơn một chữ số. Đơn cử như Fimex đã được xem xét và thẩm tra trong giai đoạn POR9 và đã có mức thuế 0%. Mặt khác, phía Công ty Fimex sau khi xem xét lại các chi tiết cũng phát hiện có sự nhầm lẫn khi phía Hoa Kỳ áp các hệ số chuyển đổi từ tôm nguyên con sang tôm bóc vỏ bỏ đầu trong chương trình tính toán biên độ khiến cho kết quả sơ bộ bị sai lệch đáng kể. Nếu hệ số chuyển đổi được áp dụng chính xác, biên độ phá giá của Fimex sẽ chỉ là 1,19% thay vì mức 25,39% như đã công bố. Theo VASEP, mặc dù kết quả sơ bộ chưa có hiệu lực và chưa được áp dụng cũng như có thể thay đổi trong kết quả cuối cùng, song kết quả sơ bộ này có thể tác động không ít đến tâm lý của các nhà nhập khẩu tại Hoa kỳ. Đồng thời ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu tôm vào Hoa Kỳ của các doanh nghiệp Việt Nam, tác động đến các giao dịch mua bán giữa hai bên, đặc biệt trong thời gian chờ đợi DOC công bố kết quả cuối cùng. Trước những căn cứ trên, VASEP đề nghị Bộ Thương mại Hoa Kỳ nhanh chóng xem xét lại kết quả sơ bộ này và có sự điều chỉnh hợp lý, kịp thời và công bằng cho Công ty Fimex cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam. Theo VASEP, trong năm 2017, xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường đều tăng mạnh với giá xuất khẩu tăng cao hơn so với những năm trước, nhưng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ giảm 7%, chỉ còn 659 triệu USD. Nguyên nhân của sự sụt giảm này chủ yếu là do ảnh hưởng của thuế chống bán phá giá. Hiện Hoa Kỳ đứng ở vị trí thứ 4 trong các thị trường nhập khẩu tôm từ Việt Nam, thay vì vị trí dẫn đầu như những năm trước.

Theo Thông tấn xã VN

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?