Thứ hai 25/11/2024 08:01
Dự án Luật Cảnh vệ:

Đề nghị không bổ sung thêm đối tượng cảnh vệ

Chiều nay (6/6), Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Cảnh vệ. Trong buổi thảo luận này, vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là có hay không việc bổ sung thêm đối tượng cảnh vệ.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Cảnh vệ

Theo Điều 10 của Dự thảo Luật, đối tượng cảnh vệ gồm những người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm: Tổng Bí thư; Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ; Nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội, Nguyên Thủ tướng Chính phủ; Uỷ viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tuy vậy, theo nhiều ý kiến của nhiều ĐBQH, Chánh án tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) cũng nên được quy định vào đối tượng cảnh vệ.

ĐBQH Trịnh Ngọc Thúy – đoàn TP. Hồ Chí Minh cho rằng “Đa số cử tri nơi tôi công tác đã đồng tình và đề nghị đưa Chánh án TANDTC vào đối tượng cảnh vệ”. ĐB này cho rằng, trong xu hướng cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập kinh tế quốc tế, quy định để Chánh án TANDTC là đối tượng cảnh vệ là điều hợp lý bởi các lý do sau: Hiến pháp năm 2013 đã xác định rõ TAND là cơ quan xét xử của nước Việt Nam thực hiện quyền tư pháp. Hiến pháp 2013 cũng quy định nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát của các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Chính phủ) và tư pháp (Tòa án) trong việc thực hiện thống nhất quyền lực của nhà nước. Tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIV, Chánh án TANDTC lần đầu tiên tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, với nhân dân trước Quốc hội. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, vai trò của tòa án ngày càng cao, vì thế nâng cao vị trí vai trò của Tòa án nhân dân, đặc biệt là TANDTC là bước tạo lòng tin cho các chủ thể kinh tế yên tâm đầu tư phát triển kinh tế tại Việt Nam.

ĐBQH Nguyễn Hữu Chính – đoàn Hà Nội cho rằng, hiện nay chúng ta có các cơ quan, lập pháp, tư pháp, hành pháp, trong đó lập pháp, hành pháp là các nguyên thủ thì là đối tượng cảnh vệ còn tư pháp là Chánh án Tòa án Tối cao. Đây là người đứng đầu cơ quan tư pháp, là người được Quốc hội bầu, phải tuyên thệ trước Quốc hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt

Có ý kiến ĐBQH cũng cho rằng nên bổ sung Bí thư và Chủ tịch tỉnh vào đối tượng cảnh vệ.

Giải trình về ý kiến này, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội - Võ Trọng Việt cho rằng, danh sách đối tượng cảnh vệ đã được xem xét phù hợp với tình hình của đất nước. Cho nên đề xuất giữ nguyên các đối tượng như dự thảo Luật.

Với một số ý kiến của ĐB đề nghị bổ sung tổ chức cảnh vệ ở Công an cấp tỉnh, cấp quân khu để phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ. Có ý kiến đề nghị giao Chính phủ quy định về tổ chức, biên chế, chức danh, trang bị của lực lượng cảnh vệ; có ý kiến đề nghị rà soát để tránh chồng chéo về thẩm quyền. Ông Võ Trọng Việt cho hay, việc tổ chức lực lượng Cảnh vệ hiện nay là đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Nếu mở rộng sẽ làm tăng biên chế, ngân sách. Khi đối tượng cảnh vệ hoạt động ở đâu đã có các lực lượng phối hợp, tham gia bảo vệ.

Cũng trong chiều nay, Quốc hội nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra dự án Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi). Trong bối cảnh vụ cháy tại Sóc Sơn (Hà Nội) vừa xảy ra khiến hàng chục ha rừng bị thiêu rụi vào chiều ngày 5/6, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, vụ cháy này là minh chứng cho việc cần phải quan tâm hơn nữa đến việc bảo vệ và phát triển rừng. Dự án Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi) được trình bày trong chiều nay có mục tiêu hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo vệ rừng. Dự án sẽ được Quốc hội thảo luận tại hội trường trong thời gian tới.

Phương Lan - Đình Dũng

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia